Thúc đẩy nghiên cứu khoa học để phát triển kinh tế nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân Thủ đô
Đoàn đã tới khảo sát, nắm tình hình tại Viện nghiên cứu rau quả (thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm) và Công ty cổ phần Giống gia súc Hà Nội (Cơ sở sản xuất tinh bò chất lượng cao Hà Nội trên địa bàn xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm).
Đoàn khảo sát thực tế tại khu trồng hoa lan của Viện nghiên cứu rau quả. |
Báo cáo với đoàn giám sát, ông Đặng Văn Đông - Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu rau quả cho biết: Thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (Khóa XI) và Luật Khoa học và Công nghệ, Viện đã tập trung xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án, kế hoạch nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực rau, quả, hoa, cây cảnh phục vụ cho mục tiêu phát triển của ngành; thực hiện nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ thuộc các lĩnh vực: Chọn tạo, khảo nghiệm và phát triển giống rau, quả, hoa, cây cảnh có giá trị hàng hóa cao; kỹ thuật thâm canh tăng năng suất và chất lượng sản phẩm của rau, quả, hoa, cây cảnh; công nghệ bảo quản, chế biến rau, hoa, quả; kiểm nghiệm chất lượng rau quả; nghiên cứu kinh tế và định hướng phát triển thị trường cho các sản phẩm về rau, hoa, quả; nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn tạo giống rau, quả, hoa…
Giai đoạn 2016-2020, Viện thực hiện 3 nhiệm vụ KHCN cấp Quốc gia với tổng kinh phí 9.800 triệu đồng; 9 nhiệm vụ KHCN cấp Bộ với tổng kinh phí 52.770 triệu đồng. Năm 2020, Viện thực hiện 2 nhiệm vụ tiềm năng cấp bộ.
Bên cạnh những thuận lợi, ông Đặng Văn Đông cũng cho biết, Viện còn gặp một số khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách; cơ sở hạ tầng như nhà làm việc, phòng thí nghiệm và hệ thống thủy lợi đã xuống cấp, hư hỏng; đất đai phục vụ cho nghiên cứu còn thiếu, công tác thu hồi đất giao cho nghiên cứu, sản xuất ở một số đơn vị còn chưa được thực hiện triệt để…
Từ thực tế triển khai, lãnh đạo Viện nghiên cứu rau quả kiến nghị: Nhà nước cần có cơ chế đầu tư phù hợp cho các tổ chức KHCN đã chuyển đổi hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm để đầu tư cơ sở, tăng cường năng lực cho nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Đồng thời cần có chính sách hỗ trợ cho các tổ chức KHCN công lập, đặc biệt là các tổ chức KHCN đã thực hiện cơ chế tự chủ trong việc thu hút, trọng dụng và đào tạo cán bộ nghiên cứu khoa học có trình độ chuyên môn cao, góp phần nâng cao tiềm lực KHCN và giảm hiện tượng chảy máu chất xám của các đơn vị nghiên cứu khoa học.
Đoàn giám sát nắm tình hình thực tế tại Công ty Cổ phần Giống gia súc Hà Nội. |
Tại Công ty Cổ phần Giống gia súc Hà Nội, theo báo cáo của lãnh đạo Công ty, việc ứng dụng thành tựu KHCN thông tin vào các hoạt động sản xuất kinh doanh được Đảng bộ Công ty xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ 2015-2020 và những năm tiếp theo. Định hướng phát triển và ứng dụng KHCN của Công ty phải từng bước tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4; phát triển KHCN gắn liền với bảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển Công ty nhanh và bền vững.
Với tinh thần khẩn trương đưa Nghị quyết vào cuộc sống, trong nhiệm kỳ qua, Công ty tập trung nguồn lực phát triển Trung tâm sản xuất tinh bò chất lượng cao trở thành bộ não công nghệ của Công ty với các hệ thống trang thiết bị, công nghệ sản xuất hiện đại, tiên tiến nhất trên thế giới; thực hiện nhiều đề tài, dự án sản xuất thử nghiệm cấp Nhà nước, bổ sung nguồn lực khoa học công nghệ cho ngành; làm chủ công nghệ mới, sản xuất ra những sản phẩm mang hàm lượng chất xám cao - sản phẩm tinh bò đông lạnh dạng cọng rạ, phôi giống, con giống thuần chủng và chuyển đổi thành công nhanh thành dòng sản phẩm chủ lực và chiến lược…
Với những nỗ lực không ngừng, ngày 27/4/2021, Công ty đã chính thức được công nhận là doanh nghiệp KHCN đầu tiên của Thành phố Hà Nội trong lĩnh vực nông nghiệp.
Từ thực tiễn hoạt động, ông Bùi Đại Phong - Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty đề xuất, Nhà nước cần tạo cơ chế, môi trường và có chính sách khuyến khích sự hợp tác giữa doanh nghiệp với các trường đào tạo, viện nghiên cứu (hai nhà: Nhà doanh nghiệp - nhà khoa học) để có những kết quả tốt hơn nữa khi những kết quả nghiên cứu của nhà khoa học được ứng dụng nhanh, sớm nhất tại doanh nghiệp và ngược lại doanh nghiệp là nơi thực hành, thực nghiệm, thực tập và tổ chức sản xuất ứng dụng kết quả nghiên cứu của nhà khoa học.
Phát biểu kết luận buổi giám sát, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Nguyễn Anh Tuấn và các chuyên gia trong đoàn giám sát đều đánh giá cao hoạt động của Viện nghiên cứu rau quả và Công ty Cổ phần Giống gia súc Hà Nội trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ của mỗi đơn vị.
“Thành quả đạt được của các đơn vị thời gian qua đã bám sát các nội dung và định hướng của Nghị quyết Trung ương 6 Khóa XI và Luật Khoa học và Công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp, góp phần tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội cho người dân tại nhiều tỉnh, thành phố”, ông Nguyễn Anh Tuấn khẳng định.
Ông Nguyễn Anh Tuấn - Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố, Trường đoàn giám sát phát biểu. |
Với Công ty Cổ phần Giống gia súc Hà Nội, Trưởng đoàn giám sát khẳng định, đây là mô hình doanh nghiệp phát triển KHCN có hiệu quả, doanh nghiệp đầu tiên thành công trong nghiên cứu - ứng dụng và kinh doanh hiệu quả trong lĩnh vực nông nghiệp của Thành phố. Hoạt động của nghiên cứu khoa học đã được khai thác xã hội hóa hiệu quả, có sự liên kết giữa nhà khoa học - doanh nghiệp và người nông dân.
Ông Nguyễn Anh Tuấn cũng đề nghị Công ty cần phát huy vai trò đầu tàu là doanh nghiệp KHCN đầu tiên của Thành phố, cần đẩy mạnh nghiên cứu, tích cực góp phần phát triển trong kinh tế nông nghiệp của Thành phố, đặc biệt là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học. Bên cạnh đó, cần quan tâm nghiên cứu đa dạng sản phẩm, tiếp tục đưa ra sản phẩm mới; tăng cường phát huy thế mạnh trong hoạt động chuyển giao KHCN tới các cơ sở; đồng thời tăng cường quảng bá sản phẩm, chú ý đăng ký đảm bảo thương hiệu, nhãn hiệu…
Nhấn mạnh với 2 đơn vị, hiện, Thành ủy Hà Nội đã ban hành Chương trình 07-CTr/TU về “Đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021-2025”, theo đó, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố mong lãnh đạo 2 đơn vị cần tiếp tục bám sát tinh thần của Chương trình 07-CTr/TU, phát huy thế mạnh trong nghiên cứu giống cây, con giống, tạo sản phẩm khoa học có giá trị thực tiễn, sát với địa bàn, qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp, cũng như nâng cao thu nhập cho người dân Thủ đô.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City
Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49
Arsenal 3-0 Nottingham: Chấm dứt chuỗi 4 trận không biết mùi chiến thắng
Tin khác
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Nhịp sống Thủ đô 24/11/2024 08:24
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Nhịp sống Thủ đô 23/11/2024 21:39
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Tôi yêu Hà Nội 23/11/2024 21:30
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Nhịp sống Thủ đô 23/11/2024 16:17
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”
Thủ đô 23/11/2024 12:52
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18