Thực hiện Nghị quyết 43: Chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động chỉ đạt 56% kế hoạch
Hỗ trợ 3.679,3 tỉ đồng tiền thuê nhà cho gần 5,2 triệu lượt người lao động An cư - Giấc mơ xa vời của người lao động |
Chỉ tiêu đặt ra trong Nghị quyết số 43 cơ bản hoàn thành
Sáng 25/5, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Báo cáo của Đoàn giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023”.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách, Phó trưởng Đoàn Thường trực Đoàn giám sát của Quốc hội Lê Quang Mạnh trình bày Báo cáo cho biết, Nghị quyết số 43 được ban hành và tổ chức thực hiện trong bối cảnh đặc biệt, khi dịch Covid-19 đang diễn ra và gây tác động rất tiêu cực đến đời sống người dân, kinh tế đối mặt với nhiều khó khăn, tăng trưởng giảm thấp, sản xuất kinh doanh thu hẹp, an sinh xã hội, việc làm, sinh kế của người lao động bị ảnh hưởng nặng nề.
![]() |
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Lê Quang Mạnh trình bày Báo cáo. (Ảnh: Quốc hội) |
Việc tổ chức thực hiện Nghị quyết số 43 đã được tiến hành hết sức khẩn trương trong phạm vi cả nước, đạt được nhiều kết quả tích cực, từng bước kiểm soát và kết thúc dịch Covid-19, đưa đời sống xã hội trở lại trạng thái bình thường, thúc đẩy nền kinh tế vượt qua khó khăn, phục hồi và tăng trưởng.
Đoàn giám sát đánh giá, hầu hết chính sách, biện pháp được ban hành tại Nghị quyết số 43 là kịp thời, hợp lòng dân, đáp ứng yêu cầu trước tình hình cấp bách, được Nhân dân đồng thuận và tích cực hưởng ứng.
Qua 2 năm thực hiện, nhiều mục tiêu, chỉ tiêu đặt ra trong Nghị quyết số 43 cơ bản hoàn thành. Tăng trưởng GDP năm 2022 đạt 8,12%, là mức tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn 2011-2022; năm 2023 đạt 5,05% là mức khá cao trong điều kiện thế giới và trong nước đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức mới.
Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm; điều hành linh hoạt, phối hợp chặt chẽ, hài hòa giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ; việc huy động, phân bổ và điều hòa sử dụng vốn đầu tư công giúp đưa nguồn lực vào nền kinh tế hợp lý; lạm phát được kiềm chế, lãi suất, tỷ giá được điều hành phù hợp, ổn định; bội chi ngân sách, nợ công trong phạm vi Quốc hội cho phép và thấp hơn so với mức dự kiến.
Nhiều chính sách đi vào cuộc sống, phát huy hiệu quả kịp thời như: Chính sách tín dụng qua hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội, hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động, giảm thuế suất giá trị gia tăng đã góp phần hỗ trợ người dân, người lao động, doanh nghiệp vượt qua khó khăn, duy trì và phục hồi sản xuất kinh doanh.
![]() |
Toàn cảnh Kỳ họp. (Ảnh: Quốc hội) |
Nhiều dự án không bảo đảm thời hạn quy định
Bên cạnh những kết quả tích cực là cơ bản, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách cho biết, công tác chuẩn bị đầu tư một số dự án chậm, chưa đảm bảo tính sẵn sàng để thực hiện, giải ngân vốn theo yêu cầu về thời hạn của Nghị quyết số 43.
Danh mục dự án trình Quốc hội không sát thực tế, phải điều chỉnh nhiều so với dự kiến khi trình Quốc hội ban hành Nghị quyết; việc hoàn thiện thủ tục đầu tư, phân bổ vốn còn chậm trễ, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai thực hiện và giảm hiệu quả sử dụng nguồn vốn của Chương trình.
Tiến độ thực hiện và giải ngân vốn nhiều dự án không bảo đảm thời hạn quy định trong 2 năm 2022-2023, đặc biệt, các dự án đầu tư trong lĩnh vực y tế, công nghệ thông tin có tiến độ rất chậm.
Một số chính sách thực hiện không đạt kế hoạch, mục tiêu đề ra như: Chính sách hỗ trợ lãi suất 2%/năm thông qua hệ thống các ngân hàng thương mại đạt tỷ lệ giải ngân thấp, chỉ đạt khoảng 3,05% kế hoạch; chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động, chỉ đạt 56% kế hoạch, phải chuyển nguồn để thực hiện chính sách khác...
Bên cạnh đó, chính sách hỗ trợ người dân, người lao động tại một số địa phương còn chậm, lúng túng; việc thẩm định và giải quyết chi trả kinh phí hỗ trợ cho đối tượng thụ hưởng gặp nhiều khó khăn, chậm so với yêu cầu đề ra.
Việc mua sắm, cung ứng thuốc, vắc xin, trang thiết bị y tế cho nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở y tế gặp nhiều khó khăn, đôi lúc bị gián đoạn hoặc chậm cung ứng, ảnh hưởng đến chất lượng khám, chữa bệnh. Đầu tư cho y tế chủ yếu tập trung xây dựng hạ tầng, trạm y tế, chưa bảo đảm về trang thiết bị và nâng cao năng lực của cán bộ, nhân viên y tế để phát huy hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân.
![]() |
Các đại biểu xem videoclip về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15. (Ảnh: Quốc hội) |
Sức hấp thụ vốn của nền kinh tế, năng lực cạnh tranh của khu vực doanh nghiệp trong nước còn thấp khi chi phí đầu vào, nguyên vật liệu nhập khẩu tăng cao, thị trường đầu ra, đơn hàng, doanh thu của doanh nghiệp suy giảm, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vốn vay ngân hàng, tiềm ẩn nguy cơ phát sinh nợ xấu...
Tham mưu đề xuất các chính sách chưa sát với thực tiễn
Về nguyên nhân, Đoàn giám sát chỉ ra, một số bộ, cơ quan có trách nhiệm trong tham mưu đề xuất các chính sách chưa sát với thực tiễn như: Chính sách hỗ trợ lãi suất 2% qua hệ thống ngân hàng thương mại, chính sách sử dụng Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích, chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu vực kinh tế trọng điểm, việc tăng vốn điều lệ cho Quỹ Hỗ trợ phát triển du lịch nhưng không được sử dụng hiệu quả.
Các Bộ Y tế, Lao động, Thương binh và Xã hội, các địa phương chịu trách nhiệm trong công tác tham mưu, đề xuất danh mục và mức vốn dự kiến bố trí cho một số dự án trình Quốc hội tại Báo cáo số 01/BC-CP và Tờ trình số 02/TTr-CP ngày 02/01/2022 còn chưa sát với thực tiễn, thiếu tính khả thi.
Trong đó có việc xác định các dự án thuộc lĩnh vực y tế đầu tư cho các địa phương, các tuyến y tế cơ sở và y tế dự phòng, trung tâm kiểm soát bệnh tật, bệnh viện cấp Trung ương, trong quá trình thực hiện đã phải rà soát, đề xuất lại danh mục, dẫn đến mất nhiều thời gian hoàn thiện thủ tục đầu tư và chậm phân bổ vốn của Chương trình.
Một số dự án thuộc lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội, như đầu tư xây dựng mới, cải tạo và hiện đại hóa các cơ sở trợ giúp xã hội, đào tạo, dạy nghề không đúng đối tượng, phải rút khỏi Chương trình.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

“Dòng vốn thông minh” cho nền kinh tế bứt phá

Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô năm 2025 thành công tốt đẹp

Phát triển Khu thương mại văn hoá nhìn từ Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng

Lan tỏa tinh thần học tập suốt đời, nuôi dưỡng khát vọng dân tộc

Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương khai không có ai tác động xây dựng Quyết định số 13

Quận Tây Hồ vận dụng nhiều chính sách hợp lý trong GPMB Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên

Hà Nội ban hành khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư
Tin khác

Thủ tướng yêu cầu lập danh sách Bộ trưởng, Chủ tịch tỉnh không hoàn thành giải ngân vốn đầu tư công
Tin mới 22/04/2025 21:49

Thủ tướng chỉ thị ổn định thị trường vàng, tiền tệ, ngoại hối
Tin mới 22/04/2025 18:29

Chuẩn bị tốt các nội dung để sẵn sàng đàm phán thuế quan với phía Hoa Kỳ
Tin mới 22/04/2025 17:01

Hơn 3,3 triệu người sẽ nhận lương hưu, trợ cấp BHXH tháng 5 sớm hơn thường lệ
Tin mới 22/04/2025 13:32

Lãnh đạo thành phố Hà Nội dâng hoa kỷ niệm 155 năm Ngày sinh V.I.Lênin
Tin mới 22/04/2025 12:45

TP.HCM: Chi tiết các tuyến đường cấm phương tiện lưu thông phục vụ đại lễ 30/4
Tin mới 21/04/2025 19:48

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt lão thành cách mạng, người có công
Tin mới 21/04/2025 16:32

Hà Nội: Đẩy mạnh tuyên truyền về xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp
Tin mới 21/04/2025 15:46

Thủ tướng chỉ đạo chi trả lương hưu sớm dịp kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước
Tin mới 20/04/2025 21:55

Khi sáp nhập tỉnh, lập xã mới sẽ không bầu chủ tịch, phó chủ tịch mà chỉ định, bổ nhiệm
Tin mới 20/04/2025 19:10