Thực hiện quét mã QR: Nơi nghiêm túc, chỗ lơ là

Theo Chỉ thị số 22/CT-UBND của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, từ 6h ngày 21/9, các cửa hàng kinh doanh, siêu thị khi mở cửa đều phải dán mã QR để khách đến mua hàng quét khai báo y tế. Tuy nhiên, theo ghi nhận thì ở nhiều nơi, nhiều cửa hàng cũng như người dân còn tâm lý chủ quan, lơ là, chưa thực hiện nghiêm quy định.
Đẩy mạnh kiểm tra, nhắc nhở, nâng cao ý thức trách nhiệm trong phòng, chống dịch Hà Nội ứng dụng toàn diện các giải pháp công nghệ phục vụ công tác phòng, chống dịch

Ghi nhận của phóng viên tại một số tuyến phố trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, đa số các cửa hàng được hoạt động trở lại theo quy định đã dán mã QR ngay tại cửa ra vào, ở vị trí dễ nhìn và thuận tiện cho người dân quét mã. Tuy nhiên, theo khảo sát, vẫn còn nhiều cơ sở kinh doanh, cửa hàng ăn uống nhỏ lẻ và một số người dân chưa tuân thủ nghiêm quy định quét mã QR.

Chiều 27/9, phóng viên đã có dịp theo Đoàn kiểm tra của UBND phường Hàng Gai (quận Hoàn Kiếm) đi kiểm tra thực tế công tác thực hiện quét mã QR trên địa bàn phường. Trong vai người mua hàng, phóng viên đã vào trong cửa hàng bán sinh tố, nước ép số 35 Hàng Nón để hỏi giá cũng như tìm hiểu công dụng các loại nước ép xong đi ra. Tại thời điểm đó, trong cửa hàng có 2 nhân viên đang làm việc, tuy nhiên 2 người này không có động thái cũng như đề nghị người dân phải quét mã QR khi vào trong cửa hàng.

Thực hiện quét mã QR nơi nghiêm túc, chỗ lơ là
Bà Phùng Thị Phi Nga, Phó Chủ tịch UBND phường Hàng Gai yêu cầu nhân viên cửa hàng bán sinh tố, nước ép số 35 Hàng Nón nghiêm túc rút kinh nghiệm

Tương tự, tại cửa hàng bánh ngọt số 23 Hàng Nón, nhân viên cửa hàng dường như cũng không để tâm đến việc khách đến mua có quét mã QR hay không mà chỉ hỏi khách hàng mua gì, cần loại bánh nào. Hay, cách đó không xa, cửa hàng bán đồ gia dụng số 33 Hàng Nón, dù mở cửa bán hàng nhưng không dán mã QR.

Có muôn vàn lý do được các nhân viên trong cửa hàng giải thích cho việc làm chủ quan, lơ là trong công tác phòng, chống dịch. Chị Vũ Thị Mỹ Hà, nhân viên cửa hàng bán sinh tố, nước ép số 35 phố Hàng Nón cho biết, do mới đi làm nên chưa nắm được đầy đủ thông tin, cũng như chưa có thói quen yêu cầu khách quét mã QR nên đã xảy ra hiện tượng trên.

Chứng kiến sự việc trên, bà Phùng Thị Phi Nga, Phó Chủ tịch UBND phường Hàng Gai đã yêu cầu nhân viên, người bán hàng những cơ sở kinh doanh này nghiêm túc rút kinh nghiệm, nhất định phải yêu cầu khách hàng phải quét mã QR khi vào trong cửa hàng.

Thực hiện quét mã QR nơi nghiêm túc, chỗ lơ là
Đoàn kiểm tra phát hiện nhân viên nhà thuốc số 24 Hàng Nón bán thuốc cho khách hàng nhưng không yêu cầu quét mã QR hay ghi lại thông tin người mua.

Đáng chú ý, tại cửa hàng thuốc số 24 Hàng Nón, nhân viên bán thuốc cho khách hàng nhưng không yêu cầu quét mã QR hay ghi lại thông tin người mua. Theo bà Nguyễn Thị Hải (phố Hàng Gai), bà đi mua một số loại thuốc bổ cho người già, nhà cũng gần cửa hàng thuốc, tiện đường ra mua. Bà không biết sử dụng điện thoại thông minh, do đó, muốn quét mã QR cũng không biết làm thế nào. Theo lý giải của nữ nhân viên bán thuốc, chị đã "sơ ý, quên" không yêu cầu khách hàng thực hiện quét mã QR theo quy định

Phó Chủ tịch UBND phường Hàng Gai Phùng Thị Phi Nga đã yêu cầu nhân viên nhà thuốc chấn chỉnh việc này. Theo bà Nga, việc quét mã QR tại cửa hàng thuốc phải được thực hiện nghiêm túc bởi nhà thuốc là nơi thường xuyên có nhiều người đến mua hàng. Nhân viên y tế phải hiểu được mối nguy hiểm của dịch bệnh, không chỉ bán thuốc, còn phải tuyên truyền cho người dân thực hiện nghiêm túc quy định, không được lơ là chủ quan. Trường hợp người dân không có điện thoại thông minh để quét mã, yêu cầu cửa hàng phải có sổ sách ghi lại thông tin khách hàng.

Theo thống kê của UBND phường Hàng Gai, hiện trên địa bàn có 42 cửa hàng dịch vụ ăn uống, 2 cửa hàng cắt tóc gội đầu, 15 cửa hàng vật liệu xây dựng, 55 cơ sở bán đồ gia dụng, 26 cửa hàng bán đồ thiết yếu...

"UBND phường cũng đã gửi thông báo và yêu cầu các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, cửa hàng cắt tóc, gội đầu cùng các loại hình kinh doanh được phép hoạt động trở lại ký cam kết chấp hành nghiêm quy định phòng, chống dịch. Tại những địa điểm hàng quán mà người dân không thể tự tạo mã QR, các đoàn viên thanh niên sẽ đứng tại điểm quét để tạo mã, sau đó in và dán tại các điểm đó để Thành phố quản lý và theo dõi", Phó Chủ tịch UBND phường Hàng Gai Phùng Thị Phi Nga thông tin.

Thực hiện quét mã QR nơi nghiêm túc, chỗ lơ là
Người dân đến trụ sở UBND phường Hàng Gai phải khai báo y tế.

Bên cạnh những nơi còn lơ là, chủ quan, chưa chú trọng đến việc quét mã QR, một số địa phương khác nghiêm túc hơn trong công tác phòng, chống dịch. Đơn cử như quán phở số 1 Đặng Thái Thân (phường Phan Chu Trinh), cửa hàng đã bố trí vách ngăn tại khu vực kinh doanh, niêm yết khuyến cáo thực hiện 5K, thường xuyên nhắc nhở khách đến mua hàng thực hiện quét mã QR.

Anh Hoàng Linh, chủ quán phở cho biết, cửa hàng đã ký cam kết thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 với UBND phường, do đó phải thực hiện nghiêm chỉnh. Cửa hàng chỉ bán mang về, yêu cầu 100% khách đến mua hàng phải quét mã hoặc khai báo y tế, thậm chí 3 nhân viên cửa hàng cũng phải khai báo y tế hàng ngày qua ứng dụng trên điện thoại.

Thực hiện quét mã QR nơi nghiêm túc, chỗ lơ là
Lực lượng chức năng phường Phan Chu Trinh tuyên truyền, yêu cầu người dân ký cam kết phòng, chống dịch Covid-19.

Ông Nguyễn Xuân Quyết, Chủ tịch UBND phường Phan Chu Trinh thông tin, phường đã thành lập 2 Tổ kiểm tra công tác đảm bảo phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn. Mỗi Tổ gồm các thành viên như: Công chức UBND phường, Công an, Y tế có nhiệm vụ thường xuyên tuyên truyền, phổ biến cho các cơ sở kinh doanh trên địa bàn thực hiện nghiêm túc việc quét mã QR và khai báo y tế; kiểm tra, xử lý nghiêm các cơ sở kinh doanh, dịch vụ vi phạm quy định phòng, chống dịch Covid-19 theo Chỉ thị số 22 của UBND Thành phố và Hướng dẫn số 1346/UBND-KT của UBND quận Hoàn Kiếm.

"Trong những ngày tới, chúng tôi sẽ tiếp tục tổ chức kiểm tra, tuyên truyền để các chủ cơ sở kinh doanh, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn chấp hành nghiêm việc phòng, chống dịch; tuyên truyền nhắc nhở người dân khi đến giao dịch, mua bán phải quét mã QR khai báo y tế và các biện pháp khác để duy trì, bảo vệ thành quả chống dịch trong suốt thời gian qua", Chủ tịch UBND phường Phan Chu Trinh cho biết.

Thực hiện quét mã QR nơi nghiêm túc, chỗ lơ là
Đoàn kiểm tra của UBND phường Cửa Nam thực tế trên phố Nam Ngư.

Tương tự trên phố Nam Ngư (phường Cửa Nam), nhiều cửa hàng đã hoạt động trở lại. Đa số đều thực hiện tốt các quy định phòng, chống dịch như thực hiện giãn cách giữa người bán và mua; chỉ bán mang về; treo bảng quét mã QR. Bên cạnh đó, hầu hết khách đến giao dịch, mua bán hàng đều được đo thân nhiệt, sát khuẩn tay, thực hiện quét mã QR khai báo y tế. Trường hợp nào không có điện thoại thì khai báo thủ công viết vào sổ lưu của cửa hàng để tiện việc theo dõi, truy vết.

"Để giám sát việc chấp hành quy định phòng, chống dịch của các cơ sở kinh doanh, phường tiếp tục duy trì công tác kiểm tra, kiểm soát chặt di biến động của người dân tại khu dân cư. Phường cũng yêu cầu các cơ sở kinh doanh trên địa bàn khi mở cửa phải thực hiện nghiêm các quy định phòng, chống dịch Covid-19, trong đó có việc quét mã QR, khai báo y tế. Một số doanh nghiệp, đơn vị đóng trên địa bàn phường không chấp hành theo quy định cũng đã bị chúng tôi lập biên bản, chuyển hồ sơ đề nghị UBND quận Hoàn Kiếm ra quyết định xử phạt hàng chục triệu đồng", ông Phạm Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND phường Cửa Nam thông tin.

Được biết, mới đây, UBND quận Hoàn Kiếm đã ban hành Kế hoạch số 204/KH-UBND yêu cầu UBND 18 phường duy trì hoạt động Ban Chỉ đạo, Sở Chỉ huy phòng, chống dịch tại từng phường, củng cố ngay những thiếu sót trong thời gian qua; nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ bản thân, trách nhiệm với gia đình và cộng đồng trong phòng, chống dịch, cùng với sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt của toàn bộ hệ thống chính trị.

Bên cạnh đó, thành lập các đoàn kiểm tra, xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp vi phạm các quy định về phòng, chống dịch và trong việc bố trí cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc không đảm bảo theo nguyên tắc 50/50 (50% tại trụ sở và 50% sử dụng công nghệ thông tin làm việc tại nhà).

Minh Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII và tổng kết Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”, ngày 19/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo “Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong kỷ nguyên kinh tế số”.
Phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà cấm xe 16 chỗ

Phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà cấm xe 16 chỗ

Từ ngày mai (20/4), Hà Nội cấm xe ô tô khách từ 16 chỗ trở lên hoạt động trên một đoạn phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà.
Khởi nghiệp sáng tạo - Động lực đột phá cho giáo dục đại học

Khởi nghiệp sáng tạo - Động lực đột phá cho giáo dục đại học

Chiều 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo với chủ đề “Giải pháp đột phá thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong các cơ sở giáo dục đại học”. Hội thảo nằm trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII, năm 2025.
Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Sau khi sắp xếp, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) từ 273 xã, phường sẽ còn 102 xã, phường, đảm bảo chỉ tiêu giảm từ 60 - 70% của Trung ương và phù hợp tiêu chí về diện tích xã, phường.
LĐLĐ huyện Nam Đàn tổ chức giải Pickleball trong đoàn viên, người lao động

LĐLĐ huyện Nam Đàn tổ chức giải Pickleball trong đoàn viên, người lao động

Ngày 19/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Nam Đàn tổ chức Giải Pickleball trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động năm 2025.
Nghệ An triệt phá cơ sở sản xuất 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất

Nghệ An triệt phá cơ sở sản xuất 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất

Ngày 19/4, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và buôn lậu Công an tỉnh Nghệ An đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam đối với 4 đối tượng về tội "Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm".
Những người góp sức cho trái bóng lăn

Những người góp sức cho trái bóng lăn

Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025 đã đi được hơn nửa chặng đường. Để những cầu thủ có thể thi đấu nhiệt huyết trên sân và cống hiến những pha ghi bàn mãn nhãn cho khán giả, phải nhớ đến công lao của những bộ phận vô cùng quan trọng như y tế, trọng tài, giám sát.

Tin khác

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Theo phương án Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, quận Hà Đông sẽ sáp nhập 15 phường hiện có, tổ chức lại thành 5 phường mới, tên dự kiến là: Hà Đông, Dương Nội, Yên Nghĩa, Kiến Hưng, Phú Lương.
Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn về phương án sắp xếp, sáp nhập các xã, thị trấn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Thạch Thất còn 5 đơn vị hành chính cơ sở.
Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội, quận Nam Từ Liêm dự kiến thành lập 4 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Xuân Phương, Từ Liêm, Tây Mỗ và Đại Mỗ.
Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Huyện Thanh Trì tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và thông qua Hội đồng nhân dân các cấp về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện. Theo đó, dự kiến thành lập 5 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi, Nam Phù.
Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Sáng 19/4, huyện Phúc Thọ tổ chức Hội nghị triển khai việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện theo hình thức trực tuyến, kết nối từ điểm cầu huyện.
Xem thêm
Phiên bản di động