Thực hiện quy định tạm thời ''thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19''
Hà Nội: Rà soát, bổ sung phí liên quan đến ô nhiễm môi trường, giao thông 95% trẻ từ 12 đến 17 tuổi tại Hà Nội sẽ được tiêm vắc xin phòng Covid-19 |
Mục đích của Kế hoạch nhằm bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của người dân; hạn chế đến mức thấp nhất các ca mắc, ca chuyển bệnh nặng, tử vong do Covid-19; khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội; thực hiện mục tiêu kép, Thành phố chuyển sang trạng thái bình thường mới sớm nhất có thể.
Theo Kế hoạch, Thành phố phân loại cấp độ dịch thành 4 cấp, gồm: Cấp 1 - nguy cơ thấp (bình thường mới) tương ứng với màu xanh; cấp 2 - nguy cơ trung bình, tương ứng với màu vàng; cấp 3 - nguy cơ cao, tương ứng với màu cam; cấp 4 - nguy cơ rất cao, tương ứng với màu đỏ.
Phạm vi đánh giá cấp độ dịch từ quy mô cấp xã, phường, thị trấn. Thành phố khuyến khích đánh giá từ phạm vi, quy mô nhỏ nhất có thể (dưới cấp xã) nhằm bảo đảm linh hoạt, hiệu quả.
Hà Nội đã ban hành Kế hoạch về thực hiện quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”. (Ảnh minh họa) |
Tiêu chí đánh giá cấp độ dịch gồm: Tiêu chí 1 là tỷ lệ ca mắc mới tại cộng đồng/số dân/thời gian (số ca mắc mới tại cộng đồng/100.000 người/tuần); tiêu chí 2 là độ bao phủ vắc xin (tỷ lệ người từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 1 liều vắc xin phòng Covid-19); tiêu chí 3 là bảo đảm khả năng thu dung, điều trị của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh các tuyến.
Đánh giá cấp độ dịch của Thành phố tính đến thời điểm ngày 29/10/2021 (theo tiêu chí của Quyết định số 4800/QĐ-BYT ngày 13/10/2021 của Bộ Y tế) thì cấp độ dịch của thành phố Hà Nội là cấp 2.
Các biện pháp hành chính áp dụng chung cho toàn Thành phố tương ứng cấp độ dịch cấp 2 (một số địa bàn xã, phường áp dụng cấp độ 3, 4).
UBND Thành phố cũng giao nhiệm vụ cho các đơn vị, địa phương tổ chức thực hiện kế hoạch. Trong đó, UBND các quận, huyện, thị xã xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh với lộ trình cụ thể, khả thi, bảo đảm kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19; tổ chức thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 phù hợp với diễn biến dịch bệnh tại từng địa bàn.
Các địa phương cũng thực hiện các hướng dẫn của Bộ Y tế, Sở Y tế đối với việc xét nghiệm, cách ly, theo dõi y tế người đến từ vùng dịch; người nhập cảnh (bao gồm trẻ em chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều vắc xin); người hoàn thành cách ly tập trung được di chuyển thuận lợi về nơi cư trú - lưu trú, làm việc để phục vụ khôi phục và phát triển sản xuất.
Căn cứ tình hình dịch trên địa bàn và hướng dẫn các tiêu chí của Bộ Y tế, các địa phương tự đánh giá cấp độ dịch của các xã, phường, thị trấn gửi kết quả về Sở Y tế (qua Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố) để tổng hợp báo cáo UBND thành phố công bố cấp độ dịch theo quy định; dựa vào kết quả đánh giá cấp độ dịch của các xã, phường, thị trấn để áp dụng các biện pháp phù hợp bảo đảm mục tiêu thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19.
UBND các quận, huyện, thị xã cũng được giao chỉ đạo việc tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 và phục hồi phát triển kinh tế với tinh thần chủ động, sáng tạo, bám sát thực tiễn, không chủ quan khi dịch đi qua; bảo đảm phương châm “4 tại chỗ”; thực hiện việc mua sắm để phục vụ công tác phòng, chống dịch đúng quy định, bảo đảm công khai, minh bạch, chặt chẽ, phòng, chống tiêu cực, lãng phí, tham nhũng.
Các địa phương cũng nêu cao vai trò của tổ phòng, chống Covid-19 cộng đồng (do lực lượng công an làm nòng cốt); các lực lượng dân quân tự vệ, dân phòng, đội tự quản, các đoàn viên, hội viên, nhất là đoàn viên thanh niên tình nguyện, cựu chiến binh... trong công tác theo dõi, giám sát di biến động dân cư, nhất là người từ các địa phương khác về thành phố.
Thành phố cũng yêu cầu tăng cường công tác đôn đốc, kiểm tra, giám sát và phát huy tính tự chủ, linh hoạt, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, cơ sở, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sẵn sàng đáp ứng nhanh khi tình hình dịch bệnh thay đổi…
Cũng tại Kế hoạch, UBND thành phố Hà Nội ban hành kèm phụ lục về các biện pháp hành chính phòng, chống dịch Covid-19 trên cơ sở Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ về ban hành quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Tin khác
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:41
Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:23
Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 16:44
Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 13:51
Xử lý dứt điểm vướng mắc để hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết Nguyên đán
Chỉ đạo - Điều hành 20/11/2024 15:56
Hà Nội công bố quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí
Chỉ đạo - Điều hành 20/11/2024 10:57
Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại với nông dân trong tháng 12/2024
Chỉ đạo - Điều hành 20/11/2024 09:57
Cơ sở pháp lý quan trọng để kịp thời triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024
Chỉ đạo - Điều hành 19/11/2024 17:09
HĐND Thành phố thông qua quy định về ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính
Chỉ đạo - Điều hành 19/11/2024 13:49
Phát huy công suất và hiệu quả sử dụng tài sản công
Chỉ đạo - Điều hành 19/11/2024 13:13