Thuế đối với thương mại điện tử và dịch vụ số xuyên biên giới

(LĐTĐ) Viện Chiến lược và Chính sách tài chính phối hợp với Tổng cục Thuế tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Thuế đối với thương mại điện tử và dịch vụ số xuyên biên giới: Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam” với sự hỗ trợ của Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ).
Gia tăng xu hướng “Ngân hàng số”, tăng nhu cầu tuyển dụng các vị trí liên quan Chủ lực tạo nền tảng hoàn chỉnh các dịch vụ số cho xã hội, Viettel tăng trưởng doanh thu năm 2020 Ra mắt Công đoàn Công ty cổ phần Thương Mại và Dịch vụ số FLC

Theo ông Nguyễn Việt Anh - Chuyên gia quản trị công cao cấp của Ngân hàng Thế giới, tiềm năng thương mại điện tử rất lớn trên thế giới và Việt Nam. Để tăng cường hiệu quả quản lý thuế trong lĩnh vực này, trong chính sách thuế giá trị gia tăng, cần quy định vai trò của các nền tảng số, chợ điện tử trong khai, nộp thuế của các thương nhân hoạt động trên các nền tảng này. Đồng thời, cần áp dụng thống nhất thuế suất thuế giá trị gia tăng với nhà cung cấp nước ngoài; bãi bỏ việc miễn thuế với hàng hóa có giá trị thấp.

Với thuế trực thu, ông Nguyễn Việt Anh cho rằng, cần theo dõi chặt chẽ các diễn biến quốc tế xung quanh những thảo luận và thỏa thuận về thuế trực thu với doanh nghiệp kỹ thuật số. Bên cạnh đó, cần dự phòng phương án nếu không có sự đồng thuận về việc đánh thuế các doanh nghiệp kỹ thuật số; rà soát lại các ưu đãi thuế để tránh thất thu thuế từ tác động của thuế suất tối thiểu toàn cầu.

Thuế đối với thương mại điện tử và dịch vụ số xuyên biên giới
Toàn cảnh hội thảo

Ông Nguyễn Như Quỳnh - Viện trưởng Viện Chiến lược và chính sách tài chính (Bộ Tài chính) cho biết, kinh doanh thương mại điện tử là loại hình kinh doanh phát triển mạnh ở các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Để tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử, đảm bảo chống thất thu thuế đối với lĩnh vực này, Bộ Tài chính đã khẩn trương nghiên cứu hoàn thiện hệ thống chính sách và quản lý thuế.

Theo đó, Bộ Tài chính đã trình các cấp có thẩm quyền ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật như: Nghị định số 126/2020/NĐ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Thông tư số 80/2021/TT-BTC hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 126/2020/NĐ-CP; Thông tư số 40/2021/TT-BTC hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh...

Số thu từ hoạt động thương mại điện tử thông qua các tổ chức tại Việt Nam khai thay, nộp thay thuế nhà thầu từ năm 2018 đến ngày 14/7/2022 đạt 5.458 tỷ đồng, tốc độ thu bình quân đạt 130%, số thu trung bình đạt khoảng 1.200 tỷ đồng/năm. Trong đó, một số nhà cung cấp nước ngoài được khai thuế, nộp thuế thay với số thu lớn như: Facebook là 2.076 tỷ đồng; Google là 2.040 tỷ đồng; Microsoft là 699 tỷ đồng.

Sự phát triển của công nghệ và internet cùng với sự thay đổi thói quen tiêu dùng và mô hình kinh doanh thương mại do đại dịch Covid-19 đã làm cho thương mại điện tử và dịch vụ số xuyên biên giới ngày càng phát triển mạnh mẽ. Tại Việt Nam, thương mại điện tử đã và đang phát triển nhanh, việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, quảng cáo... thông qua các website thương mại điện tử, sàn giao dịch thương mại điện tử, các mạng xã hội của nước ngoài trở nên phổ biến.

Theo đó, thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam đạt khoảng 13,7 tỷ USD năm 2021, tăng khoảng 15% so với năm 2020 và được dự báo có thể đạt 39 tỷ USD vào năm 2025, đưa Việt Nam trở thành nền kinh tế có thị trường thương mại điện tử đứng thứ ba trong khu vực ASEAN. Tuy nhiên, phát triển hoạt động thương mại điện tử và dịch vụ số xuyên biên giới cũng đặt ra nhiều vấn đề, đặc biệt là liên quan đến quản lý thuế do những khó khăn trong quản lý đầy đủ các nguồn thu, đối tượng nộp thuế, xác định căn cứ tính thuế…

Thuế đối với thương mại điện tử và dịch vụ số xuyên biên giới
Google được khai thuế, nộp thuế thay với số thu lớn 2.040 tỷ đồng

Ông Đặng Ngọc Minh - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết, trên cơ sở thông tin quản lý, thời điểm hiện nay tại Việt Nam có 139 đơn vị chủ sở hữu sàn giao dịch thương mại điện tử (trong đó có 41 sàn thương mại điện tử bán hàng, 98 sàn thương mại điện tử cung cấp dịch vụ) và 3 Công ty đối tác của các nhà cung cấp nước ngoài được thay nhà cung cấp nước ngoài trả tiền cho các tổ chức, cá nhân có quan hệ giao dịch với các nhà cung cấp nước ngoài; tương ứng với số lượng khách hàng trung bình truy cập các sàn khoảng 3,5 triệu lượt khách/ngày.

Xuất phát từ tình hình thực tiễn và yêu cầu công tác quản lý thuế với hoạt động thương mại điện tử của doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ xuyên biên giới vào Việt Nam, ngày 21/3/2022, Bộ Tài chính đã chính thức khai trương Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài nhằm hiện đại hóa công tác quản lý thuế. Theo đó, nhà cung cấp nước ngoài có thu nhập từ Việt Nam có thể thực hiện việc đăng ký, kê khai, nộp thuế tại bất kỳ đâu trên thế giới thông qua Cổng từ đó tạo thuận lợi, bình đẳng, minh bạch trong đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế của nhà cung cấp nước ngoài theo xu hướng quản lý thuế quốc tế.

Sau hơn 3 tháng triển khai Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài (từ ngày 21/3/2022 đến nay), đã có 26 nhà cung cấp nước ngoài lớn như Microsoft, Facebook, Netfix Samsung; TikTok; eBay... đã đăng thuế, kê khai thuế và nộp thuế với tổng số thuế khoảng 20 triệu USD. Như vậy, Việt Nam đã trở thành 1 trong 4 nước đầu tiên Khu vực Đông Nam Á thành công trong việc khẳng định quyền quản lý thuế của quốc gia đối với doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh nhà cung cấp nước ngoài, kinh doanh dựa trên nền tảng số và các dịch vụ khác không có cơ sở kinh doanh cố định tại Việt Nam.

Với những đặc trưng của nền kinh tế số và tình hình phát triển nhanh chóng của nhà cung cấp nước ngoài tại Việt Nam thực tiễn đã đặt ra nhiều thách thức không nhỏ đối với công tác quản lý hoạt động nhà cung cấp nước ngoài cũng như công tác quản lý thuế như: khó khăn trong quản lý đầy đủ các nguồn thu, đối tượng nộp; xác định căn cứ tính thuế; phân biệt rõ loại thu nhập làm cơ sở đánh thuế; kiểm soát giao dịch kinh doanh để quản lý đối tượng thu thuế; kiểm soát dòng tiền.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công đoàn chung tay hỗ trợ các gia đình bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Công đoàn chung tay hỗ trợ các gia đình bị ảnh hưởng bởi bão số 3

(LĐTĐ) Được sự chỉ đạo trực tiếp của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hà Đông, trong 2 ngày (18 - 19/9), Công đoàn một số trường Trung học cơ sở (THCS), Tiểu học trên địa bàn quận Hà Đông đã đến thăm, tặng quà các gia đình học sinh, đoàn viên công đoàn, người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và hoàn lưu cơn bão gây ra với số tiền hỗ trợ là 63 triệu đồng.
Hà Nội: Đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ người tiêu dùng

Hà Nội: Đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ người tiêu dùng

(LĐTĐ) Nhằm góp phần kết nối đa dạng nguồn cung hàng hóa từ các tỉnh, thành phố phục vụ người dân sau cơn bão số 3, từ ngày 19 - 23/9, Sở Công Thương Hà Nội liên tiếp tổ chức Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố và Tuần hàng quảng bá, giới thiệu và bán nông sản thực phẩm tại các kênh phân phối tại Hà Nội. Điều này khẳng định, nguồn cung hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô và các tỉnh, thành luôn dồi dào, sẵn sàng cung ứng trong mọi trường hợp.
Festival Thu Hà Nội 2024: Tinh gọn quy mô nhưng vẫn nhiều trải nghiệm hấp dẫn

Festival Thu Hà Nội 2024: Tinh gọn quy mô nhưng vẫn nhiều trải nghiệm hấp dẫn

(LĐTĐ) Tối nay (20/9), Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024 sẽ được khai mạc. Đây là một trong những hoạt động quan trọng nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024); nhằm quảng bá hình ảnh, giá trị văn hóa và du lịch của Hà Nội - mảnh đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến với những nét đẹp độc đáo riêng.
Quận Tây Hồ: Trao quà mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024

Quận Tây Hồ: Trao quà mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 20/9, Ban Dân vận Quận ủy, Ban Chỉ huy Quân sự quận Tây Hồ tổ chức chương trình tặng quà thực hiện mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024.
Nghiêm cấm bao che, giấu khuyết điểm cho cán bộ, công chức vi phạm nồng độ cồn

Nghiêm cấm bao che, giấu khuyết điểm cho cán bộ, công chức vi phạm nồng độ cồn

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội sẽ xem xét trách nhiệm của thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng cán bộ, công chức, viên chức có nhiều người vi phạm nồng độ cồn, không chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của lực lượng thực thi công vụ…
Hải Phòng: Phân bổ kinh phí hỗ trợ 15 quận, huyện khắc phục hậu quả bão số 3

Hải Phòng: Phân bổ kinh phí hỗ trợ 15 quận, huyện khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Thành phố - Thường trực Ban Vận động, cứu trợ thành phố Hải Phòng đã ban hành quyết định phân bổ kinh phí trên 47 tỷ đồng hỗ trợ các quận, huyện khắc phục thiệt hại do bão số 3 (bão Yagi).
Bộ Nội vụ tán thành phương án nghỉ Tết Ất Tỵ 2025

Bộ Nội vụ tán thành phương án nghỉ Tết Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Bộ Nội vụ vừa có văn bản gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội góp ý về phương án nghỉ Tết Ất Tỵ, nghỉ lễ Quốc khánh và một số ngày nghỉ lễ, Tết khác trong năm 2025.

Tin khác

Việt Nam đang tiến gần mục tiêu đạt định mức tín nhiệm “Đầu tư” vào năm 2030

Việt Nam đang tiến gần mục tiêu đạt định mức tín nhiệm “Đầu tư” vào năm 2030

(LĐTĐ) Nhận thức được tầm quan trọng của việc xếp hạng tín nhiệm quốc gia, Bộ Tài chính đã phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Cải thiện xếp hạng tín nhiệm quốc gia tới năm 2030. Một trong các mục tiêu quan trọng của Đề án là phấn đấu tới năm 2030 nâng xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam lên hạng “Đầu tư”.
Sẽ xử lý nghiêm hành vi trục lợi về giá sau bão, lũ

Sẽ xử lý nghiêm hành vi trục lợi về giá sau bão, lũ

Bão số 3 (bão Yagi) đã gây hậu quả nặng nề, gây ảnh hưởng và thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp và làm giao thông đứt gãy, dẫn đến một số thời điểm đã xuất hiện khan hiếm lương thực, rau củ quả. Trên thực tế, một số thương nhân đã lợi dụng tình hình này tăng giá một số mặt hàng nhu yếu phẩm.
“Khoan sức dân” vùng bị bão, lũ

“Khoan sức dân” vùng bị bão, lũ

(LĐTĐ) Để giúp người dân “gượng dậy” sau tàn phá cơn bão số 3 để lại, thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng, mới đây, Tổng cục Thuế đã có công văn hướng dẫn giảm thuế cho người dân, doanh nghiệp sau bão lũ.
Fed cắt giảm lãi suất 0,5%

Fed cắt giảm lãi suất 0,5%

(LĐTĐ) Lần đầu tiên kể từ năm 2020, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã giảm lãi suất 50 điểm cơ bản, tương đương 0,5%.
Ngành Ngân hàng triển khai nhiều giải pháp giúp khách hàng vượt qua khó khăn do bão, lũ

Ngành Ngân hàng triển khai nhiều giải pháp giúp khách hàng vượt qua khó khăn do bão, lũ

(LĐTĐ) Ngày 18/9, tại Hà Nội, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú chủ trì buổi làm việc với các tổ chức tín dụng để trao đổi, triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 gây ra.
Hỗ trợ các tỉnh thành phố phía Bắc phục hồi sản xuất sau bão lũ

Hỗ trợ các tỉnh thành phố phía Bắc phục hồi sản xuất sau bão lũ

(LĐTĐ) Ngày 18/9, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị “Hỗ trợ phục hồi sản xuất trồng trọt sau bão, lũ tại các tỉnh, thành phố phía Bắc”.
"Mở van" để thị trường chứng khoán hút nhà đầu tư

"Mở van" để thị trường chứng khoán hút nhà đầu tư

(LĐTĐ) Từ ngày 2/11 tới, nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức được đặt lệnh mà không cần đủ 100% tiền. Đây là bước tiến quan trọng để gỡ “nút thắt” cho thị trường chứng khoán Việt Nam trong tiến trình nâng hạng.
ABBANK và Maybank tăng cường quan hệ hợp tác chiến lược

ABBANK và Maybank tăng cường quan hệ hợp tác chiến lược

(LĐTĐ) Vừa qua tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) và cổ đông chiến lược nước ngoài - Malayan Banking Berhad (Maybank) đã tổ chức Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ thỏa thuận tăng cường hợp tác chiến lược mang lại lợi ích chung cho cả hai bên, trong đó tập trung vào công tác hỗ trợ cho các sáng kiến chuyển đổi và xây dựng năng lực của ABBANK.
Nâng cao chỉ số PCI, thu hút đầu tư vào khu vực Bắc Trung Bộ

Nâng cao chỉ số PCI, thu hút đầu tư vào khu vực Bắc Trung Bộ

(LĐTĐ) Thời gian qua, các tỉnh Thanh Hoá - Nghệ An - Hà Tĩnh đã quyết tâm, tập trung cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), tạo sự chuyển biến rõ nét và vượt trội.
Tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá sau bão số 3

Tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá sau bão số 3

(LĐTĐ) Do ảnh hưởng bởi bão số 3 (Yagi) nên ngành nông nghiệp ở một số địa phương bị thiệt hại nặng nề và làm đứt gẫy giao thông vận chuyển hàng hóa một số nơi, một số thời điểm đã xuất hiện việc khan hiếm một số mặt hàng như rau, củ quả, thực phẩm, nước uống... cũng như tăng giá cục bộ tại một số địa bàn dẫn đến khó khăn cho sinh hoạt, tiêu dùng của nhân dân. Vì vậy, Bộ Tài chính đề nghị các cơ quan, đơn vị tiếp tục đẩy mạnh, tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá.
Xem thêm
Phiên bản di động