Thủy điện nhỏ và vừa - góc nhìn từ Khánh Hòa
Các dự án thủy điện nhỏ liên quan đến rừng tự nhiên đều được kiểm soát chặt chẽ Mùa mưa lũ: Hồ chứa thiếu an toàn sẽ không được tích nước Thanh Hóa: Sạt trượt mái đào hạ lưu đập thủy điện Trung Sơn |
Ảnh minh họa: baochinhphu.vn |
Báo điện tử VOV ngày 21/10/2020 đưa một thông tin đáng chú ý đó là: “Tỉnh Khánh Hòa quyết định dừng phát triển các dự án thủy điện vừa và nhỏ”. Theo đó, Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa vừa thông báo sẽ không phát triển thêm các dự án thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn nhằm đảm bảo an toàn cho vùng hạ du.
Được biết, tại tỉnh Khánh Hòa có 8 dự án thủy điện vừa và nhỏ được Bộ Công Thương phê duyệt quy hoạch, tổng công suất hơn 110 MW. Trong số này, có 3 dự án đang phát điện với công suất khoảng 30MW/nhà máy, gồm: Nhà máy thủy điện Ea Krong Rou, Nhà máy thủy điện sông Giang, Nhà máy thủy điện Sông Chò 2 tại huyện Khánh Vĩnh và thị xã Ninh Hòa.
Ngoài ra, Nhà máy thủy điện Sông Giang 1, công suất 12MW cũng đang được đầu tư tại huyện Khánh Vĩnh. Vừa qua, tỉnh Khánh Hòa rà soát, thu hồi thỏa thuận đầu tư, đưa 4 dự án còn lại ra khỏi quy hoạch với lý do hiệu quả kinh tế thấp, diện tích rừng bị ảnh hưởng nhiều, chậm triển khai và chưa có nhà đầu tư đăng ký.
Dẫn nguồn tin từ Ủy ban nhân dân tỉnh, bài báo cho hay, thời gian gần đây, nhiều nhà đầu tư đề nghị tỉnh cho phép khảo sát đầu tư các dự án thủy điện nhỏ nhưng Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa đều từ chối vì tác động lớn đến môi trường. Các vị trí có tiềm năng để nghiên cứu đều chiếm dụng nhiều đất rừng, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, phải đền bù di dân tái định cư và đấu nối nhà máy vào điện lưới quốc gia rất khó khăn.
Bình quân 1 MW thủy điện chiếm khoảng 7,4ha đất, việc hình thành các tuyến đường thi công và vận hành tạo điều kiện để lâm tặc tiếp cận phá rừng, vận chuyển gỗ trái phép, san lấp mặt bằng làm xói mòn đất, tăng nguy cơ sạt lở. Ông Nguyễn Tấn Tuân, Chủ tịch tỉnh Khánh Hòa cho biết, tỉnh không phát triển thêm các dự án thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn: “Với những thủy điện vừa và nhỏ trước đây đã phê duyệt, đã triển khai xây dựng thì chúng tôi yêu cầu tuyệt đối không mở rộng, giữ ở mức trước đây đã phê duyệt đầu tư, đảm bảo cho vùng hạ du. Nên sử dụng năng lượng tái tạo như điện mặt trời, điện khí hóa lỏng... để đảm bảo môi trường thực sự trong lành, an toàn cho người”.
Từ câu chuyện của Khánh Hòa nghĩ đến các dự án thủy điện nhỏ và vừa hiện nay. Theo thống kê, nếu không tính đến khoảng 30 dự án thủy điện tầm cỡ quốc gia có quy mô từ 100 MW trở lên, thì cả nước có hàng trăm thủy điện nhỏ và vừa (công suất từ 5-90 MW) tập trung từ Bắc vào Nam, trong đó miền Trung và Tây Nguyên chiếm tỷ lệ nhiều nhất.
Không chỉ bây giờ, mà cách đây 10 năm, khi các trận lũ ống, lũ quét xảy ra tại các tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên các chuyên gia, nhà khoa học đã “mổ xẻ” rất nhiều về các công trình thủy điện nhỏ và vừa. Nếu tính theo quy chuẩn 1MW thủy điện, lấy đi khoảng 7,4 ha đất, thì với hàng trăm thủy điện nhỏ và vừa đã đưa vào vận hành và đang thi công đồng nghĩa với việc cả trăm nghìn ha đất, ha rừng bị chuyển đổi.
Với phương châm “phát triển gắn liền với bảo tồn”, phát triển nhưng không ảnh hưởng quá nhiều đến tài nguyên thiên nhiên, nên chăng từ sự kiện của tỉnh Khánh Hòa, Bộ Công Thương cũng nên ngồi lại với các Bộ Khoa học- Công nghệ, Tài nguyên- Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các nhà khoa học, các chuyên gia hàng đầu về năng lượng, môi trường để đánh giá lại “bức tranh toàn cảnh” về các dự án thủy điện nhỏ và vừa hiện nay.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Tin khác
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49
Đột phá chiến lược cho kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 21/11/2024 08:44
Đoàn kết vì mục tiêu chung
Bình luận 19/11/2024 08:54
“Thần tốc” tinh gọn bộ máy
Thời sự 14/11/2024 11:29
Kiên quyết xóa bỏ cơ chế “xin - cho”
Thời sự 14/11/2024 09:10
Xây trường và học phí
Bình luận 12/11/2024 11:51
Góc nhìn dự án quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai
Bình luận 07/11/2024 12:09
Để giá nhà chung cư không “nóng”
Bình luận 05/11/2024 18:28
Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến
Thời sự 24/10/2024 20:18
Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng
Thời sự 23/10/2024 00:00