Tiệm cắt tóc không lời ở Hà Nội
Huyện Mỹ Đức tổ chức khám sàng lọc khiếm thính cho trẻ Vừa qua Trung tâm Dân số kế hoạch hóa gia đình huyện Mỹ Đức phối hợp với Bệnh viện nhi Trung ương tổ chức chương trình khám sàng lọc khiếm thính cho trẻ em mầm non tại hai trường mầm non Lê Thanh A và Trường mầm non An Mỹ. |
Không giống với các tiệm tóc thông thường, cả chủ tiệm và nhân viên ở đây đều là những người bị khiếm thính. Vì thế mà cách giao tiếp, trao đổi thông tin với khách hàng rất khác biệt. Mọi người khi đến làm tóc sẽ nhận được những mẩu giấy nhỏ để viết yêu cầu của mình vào đó; hoặc nhắn tin qua điện thoại, tìm mẫu tóc và mô phỏng mẫu tóc bằng ngôn ngữ ký hiệu. Nơi đây đã trở thành địa chỉ làm đẹp cho rất nhiều khách hàng.
Là người khiếm thính bẩm sinh, từ nhỏ Nguyễn Thái Thành gặp rất nhiều khó khăn trong việc học tập cũng như sinh hoạt hằng ngày. Với mong muốn có thể tự lập, giúp đỡ gia đình, Thành chọn lập nghiệp bằng nghề làm tóc, anh rong ruổi khắp trong Nam, ngoài Bắc để nâng cao tay nghề.
Thành cho biết, anh càng học, càng say mê với nghề. Ngày thì đứng quan sát thầy, tối về lại tự thực hành trên mẫu ma-nơ-canh hoặc nhờ bố mẹ, người thân làm mẫu. Khi đã thạo nghề, Thành nhờ bố thông báo khắp làng, xóm sẽ cắt tóc miễn phí. Từ đó, anh đeo đồ nghề quanh người, đạp xe quanh làng, hễ ai có nhu cầu đều sẵn sàng phục vụ.
Vượt lên những trở ngại trong giao tiếp, Thành tham dự nhiều cuộc thi về tóc và giành được nhiều giải thưởng, trong đó có Giải Triển vọng Cây kéo vàng năm 2011, Giải Cây kéo vàng năm 2013. Trên đà thành công, anh quyết định mở tiệm tóc riêng cho mình. Đến nay, tiệm của Thành đã được nhiều người biết đến. Anh còn nhận đào tạo nghề miễn phí cho nhiều người khiếm thính ở các vùng miền khác nhau.
Khách hàng đến cắt tóc thường sẽ nhắn tin trước, sau đó chỉ việc ghi vào giấy để nhắc lại hoặc bổ sung yêu cầu cho kiểu tóc mình muốn. |
Đây là cách giao tiếp đơn giản và "yên tĩnh" nhất, cũng là để chủ cửa hàng và nhân viên hiểu được yêu cầu của khách. |
Chị Dương Minh Thủy là khách hàng của cửa hàng anh Thành đã 7 năm, từ khi nhà chị còn ở phố Khâm Thiên. Đến nay, dù đã chuyển nhà sang Đền Lừ, chị vẫn thường xuyên trở về đây cắt tóc. |
Chị Thủy cho biết, bản thân rất hài lòng mỗi lần được anh Thành cắt tóc, thêm nữa chị cảm thấy được yên tĩnh, thư giãn thực sự mỗi lần đến đây. Với chị, chủ cửa hàng tóc cũng như con trai mình, chị muốn tạo điều kiện để Thành có thể phát triển cửa hàng, giúp đỡ được nhiều người cùng cảnh ngộ. |
Giống như chị Thủy, nhiều khách hàng đã trở nên quen thuộc với cửa hàng tóc của chàng trai khiếm thính Nguyễn Thái Thành. |
Cũng bởi hiểu được khó khăn mà những người cùng cảnh ngộ như anh phải trải qua, Thành luôn mong muốn tạo điều kiện giúp đỡ họ, nhận đào tạo nghề miễn phí cho người khuyết tật. Đến nay, anh đã mở được 7 khóa đào tạo với 35 học viên theo học. |
Thời gian đào tạo học viên được Thành bố trí xen kẽ trong những lúc cửa hàng vãn khách hoặc tranh thủ lúc nghỉ trưa. |
Các học viên cũng được anh hướng dẫn tận tình trên mẫu ma-nơ-canh... |
...và trong cả quá trình thực tế làm tóc cho khách. |
Nguyễn Viết Trung (sinh năm 2000 ở Hà Tĩnh) được người quen giới thiệu đến học nghề tại tiệm của anh Thành đến nay đã được 1 năm. Trung cho biết, được anh Thành hướng dẫn tận tình, đến nay em đã có thể cắt được những kiểu tóc đơn giản, em sẽ cố gắng học hỏi đến khi tay nghề vững vàng để có thể tự làm việc, nuôi sống bản thân và phụ giúp gia đình. |
Hiện tại, cửa hàng tóc của anh Thành đang đào tạo cùng lúc 4 học viên, tất cả đều là người khiếm thính đến từ nhiều địa phương khác nhau. Bên cạnh việc học nghề, các học viên khiếm thính còn được Thành tạo điều kiện tham gia các hoạt động từ thiện như tổ chức tặng quà, giao lưu với trẻ khuyết tật ở Hà Nội; tham gia các chương trình làm tóc thiện nguyện cho hoạt động xã hội… |
“Tiệm tóc vui vẻ” của Nguyễn Thái Thành không chỉ là nơi giúp những số phận kém may mắn trong cuộc sống có được công ăn việc làm ổn định, thu nhập tốt mà đã trở thành mái nhà gắn kết các thành viên, giúp họ có niềm tin, động lực vươn lên trong cuộc sống. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Tin khác
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Tôi yêu Hà Nội 23/11/2024 21:30
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng
Tôi yêu Hà Nội 20/11/2024 16:19
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư
Tôi yêu Hà Nội 17/11/2024 21:01
Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ
Tôi yêu Hà Nội 15/11/2024 14:47
Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một
Tôi yêu Hà Nội 14/11/2024 09:08
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi
Tôi yêu Hà Nội 05/11/2024 17:10
Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương
Tôi yêu Hà Nội 23/10/2024 11:30
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm
Tôi yêu Hà Nội 22/10/2024 14:02
Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh
Thủ đô 11/10/2024 15:43