Tiến sĩ người Dao ở Hà Nội
Hoa chuối rừng xuống phố, Tết ấm lên bản Dao Gìn giữ văn hóa người Dao dưới chân núi Tản |
Từ chương trình “Hoa chuối rừng xuống phố”
Vào một ngày cuối tháng 11, tôi tìm đến quán cà phê nhỏ ở phố chùa Hà (Cầu Giấy, Hà Nội), điểm gặp mặt quen thuộc của Tiến sĩ Bàn Tuấn Năng cùng một số sinh viên người Dao tại Hà Nội. Sau thành công của Chương trình “Hoa chuối rừng xuống phố - Tết ấm lên bản Dao” lần một, năm nay, Tiến sĩ Năng và các bạn sinh viên tiếp tục lên phương án để mở rộng chương trình lần 2 trong dịp Tết Nhâm Dần tới.
Tiến sĩ Bàn Tuấn Năng |
Chia sẻ về Chương trình “Hoa chuối rừng xuống phố - Tết ấm lên bản Dao”, Tiến sĩ Bàn Tuấn Năng cho biết, đây là đứa con tinh thần trong hành trình gắn liền phát triển kinh tế và lan tỏa văn hóa dân tộc Dao tại Thủ đô của ông và các thành viên trong nhóm. Năm 2020, khi lần đầu tiên đứng ra tổ chức chương trình, mục tiêu của Tiến sĩ Năng là hỗ trợ một phần nhỏ cho các sinh viên người Dao có hoàn cảnh khó khăn đang học tập tại Hà Nội mang Tết ấm về nhà. Đồng thời, qua đó, hình thành cho các em một tư duy về kinh tế, thương mại và kỹ năng ứng xử trong bán hàng – một việc còn khá mới mẻ với sinh viên người Dao…
Qua tìm hiểu, trên địa bàn Hà Nội hiện có khoảng 100 sinh viên người Dao (trong đó có 2/3 là sinh viên nữ) đang học tập, chủ yếu tại các trường như: Học viện Phụ nữ Việt Nam, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Học viện Hành chính Quốc gia, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, Đại học Văn hóa Hà Nội... Đa số các em đều xuất thân từ các hộ gia đình thuộc diện nghèo, cận nghèo, có hoàn cảnh khó khăn. Chẳng hạn như em Đặng Thị Thương (20 tuổi, ở Hàm Yên, Tuyên Quang) đang là sinh viên khoa Ngôn ngữ Anh, Đại học Văn hóa Hà Nội, hay em Lý Dào Quyên (19 tuổi, ở Nguyên Bình, Cao Bằng), gia đình thuộc diện nghèo, một tay bị khuyết tật, vừa chập chững bước vào cánh cửa khoa Luật, Đại học Mở Hà Nội, còn chưa nói sõi tiếng Việt…
Theo Tiến sĩ Năng, việc hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho bà con không những tạo ra lợi nhuận, mà còn khẳng định với người chăn nuôi là cứ chăn nuôi tử tế, không tăng trọng, không kích thích tăng trưởng, thì sẽ bán được giá cao. Do đó, người dân yên tâm chăn nuôi, không còn tư tưởng chộp giật. Từ đó, dần tạo thương hiệu riêng cho nông sản dân tộc, tạo động lực phát triển cho đồng bào trong sinh kế. |
Cuộc sống chất phác, chân phương nơi bản làng dưới tán cây rừng và sương núi khiến các em không biết rằng, tại nơi mình sinh sống có những loại cây, hoa, động, thực vật có giá trị thương mại cao có thể giúp các em vừa thoát nghèo vừa giúp lan tỏa được những đặc trưng của dân tộc mình nơi phố thị. Vì vậy, Nhóm “Người Dao Việt Nam - Gắn kết từ bản sắc” mà đại diện là Tiến sĩ Bàn Tuấn Năng đã đứng ra kết nối, mở một gian hàng tại Hồ Văn (Văn Miếu) để các em thử sức với công việc kinh doanh. Tại đây, bên cạnh hoa chuối rừng được chuyển về từ Hà Giang, Cao Bằng còn có các đặc sản “chính hiệu” của bản Dao như: Lạp sườn, măng, miến, mộc nhĩ, nấm hương, đũa, bánh chưng, chè, xà phòng thủ công... Ngay sau khi chương trình được triển khai, dù gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng gian hàng của các em vẫn nhận được sự ủng hộ của những người yêu văn hóa dân tộc, những người có thú chơi hoa rừng, thích đặc sản bản Dao.
“Những em sinh viên tham gia chương trình đều có hoàn cảnh khó khăn, Tết đến ngại về nhà, sợ trở thành gánh nặng cho bố mẹ. Khi tham gia vào chương trình các em có thể thêm thu nhập từ 7-8 triệu đồng tùy vào khả năng và hiệu quả làm việc. Đây không phải là số tiền quá lớn với chúng ta nhưng là cả một gia tài đối với các em. Bên cạnh đó, lợi nhuận thu được từ chương trình sẽ được chúng tôi hỗ trợ cho một số em sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đang sinh sống học tập ở Hà Nội và các tỉnh thành khác”, Tiến sĩ Bàn Tuấn Năng cho hay.
Đến thương hiệu “Thịt lợn Tiến sĩ”
Tiếp nối thành công của Chương trình “Hoa chuối rừng xuống phố - Tết ấm lên bản Dao” Tiến sĩ Bàn Tuấn Năng tiếp tục giúp đỡ đồng bào dân tộc Dao cùng các em sinh viên phát triển kinh tế bằng cách dùng thương hiệu, uy tín của bản thân đứng ra kiểm soát và làm cầu nối bán các thực phẩm của người Dao ở Thủ đô và ở các khu vực đô thị lớn, nơi mà cái danh “hàng miền núi” rất hay bị trà trộn, mạo danh.
Tiến sĩ Năng chia sẻ, hiện ông đang công tác tại Viện Văn hóa và Phát triển, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, công việc ở cơ quan cũng rất nhiều, nhưng trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, người nông dân chăn nuôi lợn nói chung và đồng bào Dao nói riêng đang gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm; trong khi đó, nhu cầu sử dụng thịt lợn sạch trên địa bàn Hà Nội là rất lớn, nên ông quyết định hỗ trợ bà con tiêu thụ sản phẩm bằng cách tổ chức mô hình bán hàng thịt lợn online. Ngoài mặt hàng thịt lợn, cửa hàng “Thịt lợn Tiến sĩ” của ông còn có các loại nông sản như tôm sông, cá suối, gà vịt bản, thuốc quý của người Dao ở các địa phương như: Huyện Ba Bể (Bắc Kạn); xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn (Lạng Sơn); huyện Nguyên Bình (Cao Bằng), Bắc Hà (Lào Cai)….
Các em sinh viên người Dao tham gia bán hàng tại chương trình “Hoa chuối rừng xuống phố - Tết ấm lên bản Dao năm 2020”. |
Theo Tiến sĩ Năng, dịch Covid-19 đã khiến nhiều sinh viên Dao đang mắc kẹt tại Hà Nội, trong đó những em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Do đó, ông muốn tạo việc làm cho các em sinh viên, thông qua việc bán hàng, ship hàng. Từ đó, các em sẽ có thêm thu nhập chi trả những khoản sinh hoạt tối thiểu, cải thiện bữa ăn, giúp các em yên tâm sinh sống và học tập tại Hà Nội. “Từ các chương trình đã thực hiện như bán hoa chuối, bán cam, bán mận, nay là bán nông sản, thịt lợn, để gây quỹ, cải thiện đời sống cho sinh viên, tôi cũng muốn huấn luyện cho sinh viên cách bán hàng, dạy các em có thêm kỹ năng sống, giao tiếp bên ngoài, biết ứng xử linh hoạt hơn trong đời sống đô thị. Những điều này, nhà trường không dạy được”, Tiến sĩ Năng cho biết...
Em Phượng Tà Sơn, quê Hoàng Su Phì (Hà Giang), sinh viên năm thứ 2, Học viện Kỹ thuật Mật mã, là một trong 4 sinh viên Dao được giao ship nông sản cho Tiến sĩ Bàn Tuấn Năng. Trước kia, Sơn thường đi làm thêm tại quán ăn, quán cà phê, thu nhập cả ngày cũng chỉ 200.000 đồng; nhưng kể từ khi bùng dịch Covid-19, em không có việc làm dẫn đến khó khăn trong trang trải sinh hoạt. Sơn chia sẻ: “Nhờ được đi ship nông sản cho chú Năng nên chỉ trong buổi sáng em có thể thu từ 150.000 – 200.000 đồng. Mỗi tháng em còn được chú Năng hỗ trợ thêm 1 triệu đồng và thức ăn hằng ngày, do đó em yên tâm hơn để bám trụ tại Hà Nội học tập. Bên cạnh việc kiếm được thu nhập từ việc giao hàng em còn dùng những kỹ năng mình đã học được để tự phát triển cho mình một kênh bán hàng nho nhỏ, đây là điều mà em cảm thấy hạnh phúc nhất vì trước đó em không hề có một khái niệm gì về kinh doanh”.
Theo Tiến sĩ Bàn Tuấn Năng, bán hàng online chỉ là giải pháp tạm thời, anh đã có dự định xây dựng được hệ thống cửa hàng đặc sản của người Dao, qua đó có thể giới thiệu, tiêu thụ được nhiều sản phẩm cho đồng bào, và khi đó, anh sẽ trích một phần lãi vào việc tạo quỹ học bổng cho sinh viên nghèo dân tộc Dao. Đó là cách để kinh doanh chia sẻ mang tính lâu dài và bền vững trên nền tảng tri thức bản địa của dân tộc, tạo nền tảng để lan tỏa rộng hơn nữa bản sắc văn hóa dân tộc Dao trong tương lai./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City
Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49
Arsenal 3-0 Nottingham: Chấm dứt chuỗi 4 trận không biết mùi chiến thắng
Tin khác
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Cộng đồng 23/11/2024 15:27
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Cộng đồng 23/11/2024 08:12
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Cộng đồng 22/11/2024 23:24
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Xã hội 22/11/2024 15:51
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Cộng đồng 22/11/2024 15:38
Đượm nồng bếp củi mùa đông
Cộng đồng 21/11/2024 11:00
Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh
Cộng đồng 21/11/2024 07:43
30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Cộng đồng 18/11/2024 19:34
Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024
Cộng đồng 16/11/2024 13:19
Care For Việt Nam cùng dấu ấn doanh nghiệp vì cộng đồng 2024
Cộng đồng 15/11/2024 17:21