Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu: Chỉ 10% doanh nghiệp P2P Lending có thể được Sandbox “bật đèn xanh”
Vinamilk thuộc Top doanh nghiệp bền vững của Việt Nam lần thứ 5 liên tiếp Novaland khẳng định vị thế top đầu trong 10 doanh nghiệp phát triển bền vững năm 2020 |
Tiến sĩ Nguyễn Chí Hiếu |
Mở cửa “pháp lý”
- Theo ông, Sandbox sẽ tác động đến thị trường Fintech ra sao, đặc biệt trong lĩnh vực P2P Lending - một trong những kênh cung ứng vốn mới đang được đánh giá rất cao nhưng cũng khá phức tạp về quản lý trên thị trường hiện nay?
- Cho vay ngang hàng - P2P Lending (P2P) đã xuất hiện ở Việt Nam một cách rầm rộ từ khoảng 5 năm trở lại đây, nhưng đến nay vẫn chưa có những qui định pháp lý cụ thể và điều này đã phát sinh “không gian” cho các hành vi lừa đảo và tín dụng đen.
Sandbox mà NHNN đang đề xuất là bước khởi đầu để các cơ quan chức năng quan sát sự vận hành của P2P và từ đó dự thảo những qui định pháp luật để điều chỉnh hoạt động đặc thù này. Một doanh nghiệp được phép tham gia Sandbox được xem là sự chấp thuận của cơ quan chức năng cho phép hoạt động một cách hợp lệ, ít nhất trong thời gian thử nghiệm. Còn doanh nghiệp không nằm trong danh sách có thể bị thị trường đánh giá thấp hoặc được xem là “ngoài vòng kiểm soát”.
Điều này có nghĩa Sandbox sẽ gián tiếp phân loại những công ty P2P Lending đang hoạt động trên thị trường thuộc diện “hợp lệ” hay “không hợp lệ”, và đó là một tín hiệu quan trọng cho nhà đầu tư và bên đi vay khi quyết định tham gia vào hoạt động này.
- Cơ chế thử nghiệm Sandbox cho Fintech đã được áp dụng tại nhiều quốc gia ra sao và theo ông, Việt Nam có thể học hỏi hay rút kinh nghiệm được gì từ các quốc gia này?
- P2P xuất phát từ nước Anh và đã được phổ biến tại nhiều quốc gia trong vòng 10 năm qua. Hoạt động này phát triển một cách mạnh mẽ tại các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là tại khu vực Châu Á, trong đó Trung Quốc là nơi có mức độ phát triển nhanh và mạnh nhất.
Đối với các quốc gia có hệ thống ngân hàng truyền thống “bảo thủ” như Mỹ thì P2P không phát triển mạnh, vì các giới hạn của luật lệ và sự quản lý chặt chẽ của các cơ quan quản lý ngành tài chính ngân hàng.
Thực tế, Việt Nam có thể rút kinh nghiệm và học hỏi trong lĩnh vực P2P từ các quốc gia trong khu vực như Singapore, Malaysia và Trung Quốc…Nếu như hoạt động P2P được kiểm soát chặt chẽ tại Singapore và Malaysia, thì tại Trung Quốc lại bị buông lỏng dẫn đến nhiều công ty P2P phá sản, ngưng hoạt động.
- Vẫn còn nhiều tranh luận xung quanh các tiêu chí để xét duyệt doanh nghiệptham gia Sandbox trong dự thảo của Ngân hàng Nhà nước. Ý kiến của ông về các tiêu chí này?
- Các công ty P2P muốn tham gia chương trình Sandbox phải đáp ứng 6 tiêu chí đã được Dự thảo đề ra. Tuy nhiên, những tiêu chí này chưa cụ thể: Ví dụ tiêu chí doanh nghiệp phải đưa ra những giải pháp lần đầu tiên được áp dụng tai Việt Nam, phải có tính sáng tạo cao mang lại lợi ích cho người sử dụng, phải được quản lý rủi ro tốt…là những khái niệm mang tính định tính, có thể đưa ra những cách hiểu và giải thích khác nhau.
Mặt khác, dự thảo này lại không đề ra những cấp độ hoạt động trong lĩnh vực P2P. Theo tôi, doanh nghiệp P2P đang hoạt động tại Việt Nam có thể tạm phân loại theo 4 cấp độ sau đây: chỉ kết nối nhà đầu tư và bên vay (1); có thẩm định khả năng trả nợ hay hoàn vốn của bên vay (2); có qui định lãi suất, phí, thời gian vay, phương pháp trả nợ và các qui định khác liên quan đến nhà đầu tư và bên vay (3); công ty P2P không những kết nối mà được ủy thác vốn và cho vay có giới hạn (4).
Các công ty tham gia Sandbox phải tự phân loại hoạt động của mình theo các cấp độ, và trên cơ sở đó phải xây dựng các sản phẩm và quy trình vận hành cụ thể. Từ những thông tin này, Ngân hàng Nhà nước sẽ duyệt hồ sơ xin tham gia Sandbox của các đơn vị.
Một thiếu sót khác trong Dự thảo là không đề cập đến việc doanh nghiệp P2P có được truy cập thông tin tín dụng với CIC (Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam) hay không. Theo tôi, nên cho phép điều này, với điều kiện có trả phí, bởi đây nguồn thông tin có giá trị cao trong việc đánh giá khách hàng, giúp giảm thiểu rủi ro.
Chỉ 10% doanh nghiệp được “bật đèn xanh”
- Để đáp ứng được đầy đủ những tiêu chí xét duyệt mà dự thảo đưa ra, theo ông, doanh nghiệp P2P phải chuẩn bị những gì?
- Để được xét duyệt tham gia Sandbox, trước hết, các doanh nghiệp P2P cần phải hoàn thiện đầy đủ hồ sơ đăng ký theo dự thảo của Ngân hàng Nhà nước bao gồm: Đơn đăng kí tham gia; Giấy phép thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp và không đang trong quá trình chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi, giải thể, phá sản; Văn bản mô tả về cơ cấu tổ chức và quản lý điều hành đối với giải pháp Fintech đăng kí thử nghiệm; Đề án mô tả giải pháp Fintech.
Ngoài ra, các doanh nghiệp P2P Lending cũng nên chuẩn bị các nội dung sau: vốn điều lệ; danh mục các sản phẩm; qui trình kết nối nhà đầu tư và bên vay vốn, vai trò của công ty kết nối tài chính; qui trình quản trị rủi ro; việc kết nối với các ngân hàng để vận hành hoạt động kết nối tài chính; việc kết nối với các công ty công nghệ tài chính quốc tế; vấn đề thu hồi nợ cho nhà đầu tư; vấn đề vay tiền trên cơ sở thế chấp hay tín chấp; vấn đề lãi suất và phí…
- Khoảng bao nhiêu % doanh nghiệp P2P có thể đáp ứng được các tiêu chí nói trên, thưa ông?
- Hiện nay thị trường có khoảng 100 công ty P2P, trong đó có khoảng 40 công ty hoạt động trong khuôn khổ pháp luật hiện hành. Theo ước tính của tôi thì trong số 40 công ty này có khoảng 10 công ty đáp ứng được các tiêu chí mà Dự thảo đã đề ra.
Mặc dù hiện chưa rõ cơ quan nào sẽ phụ trách việc nhận và duyệt xét hồ sơ (Ngân hàng Nhà nước hay Bộ Tài chính hay Bộ Tư pháp hay một cơ quan nào khác), nhưng với những điều kiện đã được nêu lên trong dự thảo thì có thể nói “cửa vào” Sandbox rất hẹp.
Tôi biết vài doanh nghiệp trong số các công ty P2P đang hoạt động trên thị trường đã có sự chuẩn bị sẵn sàng để có thể tham gia Sandbox. Ví dụ, mới đây đại diện VFL, doanh nghiệp quản lý, vận hành VNVON.com (một sàn P2P chỉ kết nối giữa nhà đầu tư và doanh nghiệp) cho tôi biết rằng đến thời điểm hiện tại, họ gần như đã hoàn tất hầu hết các hồ sơ pháp lý để đăng ký tham gia Sandbox ngay khi Dự thảo được Chính phủ thông qua.
- Sau khi đã được xét duyệt tham gia cơ chế Sandbox, doanh nghiệp P2P cần lưu ý thêm những điều gì để có thể hoàn thành thử nghiệm một cách thành công nhất?
Sau khi được xét duyệt tham gia Sandbox, các công ty P2P nên thường xuyên làm báo cáo lên cơ quan quản lý để tiếp tục nhận được ý kiến chỉ đạo và các hướng dẫn của cơ quan quản lý, để cuối cùng nhận được “chứng chỉ tốt nghiệp”.
Ngược lại, cơ quan quản lý cũng nên thông báo rộng rãi danh sách những doanh nghiệp được phép tham gia chương trình Sandbox, hay bị loại trừ khỏi Sandbox ở thời điểm nào đó, để thị trường nhận biết những công ty không đạt chuẩn.
Và thời gian thử nghiệm thì không nên kéo dài 2 năm mà chỉ 1 năm là đủ. Nghị định này nếu được ban hành sẽ là tiền để để tạo nên một thị trường P2P Lending minh bạch và đóng góp vào sự phát triển của thi trường tài chính với những ứng dụng công nghệ thông tin 4.0.
- Xin trân trọng cảm ơn ông!
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City
Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49
Tin khác
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Thông tin doanh nghiệp 22/11/2024 23:27
Bật mí công nghệ sản xuất tạo nên nước uống Sữa trái cây Mãng Cầu vạn người mê
Thông tin doanh nghiệp 22/11/2024 17:49
Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ phục vụ dịp Tết Ất Tỵ 2025
Thông tin doanh nghiệp 22/11/2024 11:05
Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?
Thông tin doanh nghiệp 21/11/2024 19:24
Sun Group 5 năm liên tiếp đạt giải “Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam”
Thông tin doanh nghiệp 20/11/2024 22:42
Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục”: Cơ hội khám phá phương pháp giáo dục toàn diện
Thông tin doanh nghiệp 20/11/2024 16:15
Central Retail Việt Nam đẩy mạnh kết nối giao thương tại tỉnh Cà Mau và Hòa Bình
Thông tin doanh nghiệp 16/11/2024 10:18
Vietjet SkyJoy được vinh danh tại ASOCIO DX Award 2024
Thông tin doanh nghiệp 14/11/2024 11:33
Cháo tươi TH true FOOD: Hợp khẩu vị trẻ em, ngon lành như mẹ tự nấu tại nhà
Thông tin doanh nghiệp 13/11/2024 16:26
Special Night - Cả thế giới uống mừng khoảnh khắc đầu tiên đặc biệt của bạn
Thông tin doanh nghiệp 12/11/2024 10:35