Tiến tới kiểm soát dịch HIV tại Việt Nam

(LĐTĐ) Việt Nam là một số ít quốc gia trên thế giới triển khai thí điểm điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc kháng vi -rút ngay từ năm 2017 và sau thí điểm đã mở rộng ra 26 tỉnh, thành phố. Với kết quả ban đầu, thời gian tới Bộ Y tế có kế hoạch mở rộng dịch vụ PrEP (thuốc dự phòng trước phơi nhiễm HIV) ra tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước. Để hiểu rõ hơn về biện pháp dự phòng này, phóng viên đã có cuộc phỏng vấn với Tiến sĩ, bác sĩ Hoàng Đình Cảnh, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS.
Thông tin ban đầu kết quả thanh tra vụ cắt đôi que xét nghiệm nhanh HIV
Công tác phòng chống HIV/AIDS đang phát huy hiệu quả
3927 11
Tiến sĩ, bác sĩ Hoàng Đình Cảnh, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS.

PV: Xin ông cho biết rõ hơn về biện pháp điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc PrEP?

Tiến sĩ Hoàng Đình Cảnh: PrEP viết tắt của cụm từ tiếng Anh Pre-Exposure prophylaxis, có nghĩa là điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV. Nó cũng có nghĩa là một người có hành vi nguy cơ cao nhiễm HIV, nếu sử dụng thuốc kháng vi rút (ARV) mỗi ngày, sẽ dự phòng không bị nhiễm HIV.

Thuốc PrEP là các thuốc có chứa Tenofovir, ở Việt Nam thuốc PrEP đang được các chương trình, dự án cấp miễn phí, là sự kết hợp 2 loại thuốc ARV là Tenofovir và Emtricitabine (TDF/FTC). Khi dùng thuốc hàng ngày, nồng độ thuốc ARV trong máu có thể ngăn chặn không cho virút HIV xâm nhập và nếu chẳng may xâm nhập cũng không nhân lên trong cơ thể. Từ đó dự phòng được lây nhiễm HIV.

PV: Vậy những đối tượng nào nên và không nên sử dụng PrEP thưa ông?

Tiến sĩ Hoàng Đình Cảnh: Hiện nay, Bộ Y tế đã có hướng dẫn các đối tượng nên dùng PrEP để dự phòng lây nhiễm HIV, cụ thể là: Nam có quan hệ tình dục đồng giới; người chuyển giới nữ; người bán dâm; người tiêm chích ma túy; bạn tình của người nhiễm HIV mà người nhiễm HIV đó chưa điều trị ARV hoặc điều trị ARV nhưng tải lượng HIV chưa đạt dưới ngưỡng phát hiện vi rút (vẫn còn trên 200 bản sao/ml máu);

Tuy nhiên, không phải ai có nguy cơ lây nhiễm HIV cũng dùng được PrEP. Trong đó, những đối tượng không sử dụng được PrEP gồm: Người có HIV dương tính hoặc chưa xác định được; người có dấu hiệu hoặc triệu chứng của nhiễm HIV cấp tính; những người rối loạn chức năng thận; người dị ứng với thuốc (Tenofovir và Emtricitabine); người phơi nhiễm với HIV trong 72 giờ. Do không phải tất cả mọi người đều dùng được PrEP, nên những trường hợp muốn dùng loại thuốc này cần phải được bác sĩ tư vấn, khám và làm xét nghiệm trước khi chỉ định dùng.

PV: Trong thời gian tới, Việt Nam mong muốn triển khai điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV ra toàn quốc. Vậy việc mở rộng điều trị dự phòng này hứa hẹn sẽ mang lại hiệu quả như nào thưa ông?

Tiến sĩ Hoàng Đình Cảnh: Như chúng ta đã biết, dịch HIV ở Việt Nam đã có những thay đổi trong những năm gần đây. Tỷ lệ nhiễm HIV trong người nghiện chích ma tuý và phụ nữ mại dâm giảm, thì tỉ lệ lây nhiễm HIV trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới và chuyển giới nữ vẫn ở mức cao, đang gia tăng, nhất ở các khu vực đô thị lớn. Nguyên nhân chủ yếu là do hành vi tình dục không an toàn trong nhóm này. Trong bối cảnh hiện chưa có vắc xin để phòng ngừa, phương pháp PrEP là điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV cho những người có nguy cơ nhiễm HIV cao là một giải pháp hữu hiệu.

PrEP là một phương án dự phòng và Tổ chức Y tế thế giới đã khuyến cáo và nhiều quốc gia đã thực hiện từ nhiều năm nay. Phương pháp này tuy không thay thế được vắc xin HIV nhưng là một cách đơn giản nhất, có thể giảm tới hơn 90% nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới qua các thử nghiệm lâm sàng và qua các can thiệp thực tế trên thế giới. Vì vậy, Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo PrEP nên được cung cấp bổ sung cho những người có nguy cơ nhiễm HIV cao trong gói dự phòng HIV kết hợp.

3930 20200319 xet nghiem nhanh hiv 5Từ hiệu quả dự phòng HIV của PrEP và lợi ích dài hạn của sử dụng ARV để dự phòng cho người chưa nhiễm HIV, Cục Phòng chống HIV/AIDS - Bộ Y tế đã triển khai thí điểm cung cấp PrEP cho nam quan hệ tình dục đồng giới và chuyển giới nữ trong gói dự phòng HIV kết hợp tại thành phố Hồ Chí Minh. Thí điểm này sẽ đưa ra các bằng chứng và cung cấp thông tin về tính khả thi của việc triển khai PrEP tại Việt Nam. Bộ Y tế đã có kế hoạch mở rộng ra 26 tỉnh, thành phố và tiến tới tất cả các tỉnh, thành phố sẽ triển khai can thiệp dự phòng trước phơi nhiễm cho các nhóm nguy cơ cao nhằm tiến tới kiểm soát và kết thúc dịch HIV tại Việt Nam.

PV: Thưa ông, những đối tượng khi muốn sử dụng PrEP cần có những lưu ý gì? Và liệu có phản ứng phụ nào xảy ra với người dùng PrEP hay không?

Tiến sĩ Hoàng Đình Cảnh: Khi một người thường có hành vi nguy cơ cao bị nhiễm HIV như quan hệ tình dục không an toàn (không sử dụng bao cao su) và tiêm chích không an toàn (sử dụng chung bơm kim tiêm), hãy đến cơ sở cung cấp dịch vụ PrEP. Tại cơ sở cung cấp dịch vụ, bác sĩ sẽ tư vấn, trao đổi để biết đối tượng/khách hàng đó có nguy cơ cao bị nhiễm HIV hay không. Các khách hàng yên tâm là tất cả thông tin cá nhân của mình được bảo mật.

Nếu khách hàng có nguy cơ cao, bác sĩ sẽ xét nghiệm HIV. Nếu khách hàng đã nhiễm HIV thì không dùng PrEP mà cần điều trị HIV/AIDS. Hoặc thực hiện xét nghiệm viêm gan B, viêm gan C. Nếu khách hàng bị viêm gan B hoặc viêm gan C thì khách hàng cần phải đến gặp bác sĩ chuyên khoa về viêm gan để tư vấn, điều trị và theo dõi. Kiểm tra chức năng của thận (xét nghiệm), vì thận có thể bị ảnh hưởng bởi thuốc PrEP. Xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Nếu khách hàng có thể dùng được PrEP, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc, giải thích và hướng dẫn việc sử dụng PrEP cụ thể.

Lợi ích của PrEP chính là để dự phòng trước phơi nhiễm HIV cho người chưa bị nhiễm HIV. Các nghiên cứu đã chỉ ra PrEP có hiệu quả cao trong dự phòng lây nhiễm HIV nếu dùng mỗi ngày. Khi sử dụng PrEP mỗi ngày, PrEP có thể làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV đến hơn 90%. Tuy nhiên, nếu không tuân thủ dùng thuốc đều đặn hằng ngày, sẽ không thể dự phòng lây nhiễm HIV một cách hiệu quả.

Thuốc PrEP uống hàng ngày, mỗi ngày một viên. Có thể uống trước hoặc sau khi ăn. Nên uống vào một thời điểm nhất định để tạo ra thói quen uống thuốc đều đặn. Nếu quên liều, cần uống ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên không được uống quá 2 liều trong một ngày (trong 24 giờ).PrEP không tương tác với đa số các thuốc khác nên an toàn khi uống cùng với nhau.

Hầu hết những người dùng PrEP không gặp tác dụng phụ nào nghiêm trọng. Tuy nhiên, một số ít người có thể gặp phải một số tác dụng phụ như: Buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng, chóng mặt, đau đầu, chán ăn...Thông thường, các phản ứng phụ này chấm dứt sau một đến hai tuần. Cần gọi điện và đến gặp bác sĩ ngay nếu những biểu hiện này kéo dài và ảnh hưởng đến sinh hoạt của khách hàng.Với những người dùng PrEP trong một thời gian dài có thể gây loãng xương (rất ít gặp) hoặc ảnh hưởng đến thận, vì vậy điều quan trọng là người sử dụng PrEP cần được kiểm tra và xét nghiệm định kỳ theo chỉ định của bác sĩ.

Xin cảm ơn Tiến sĩ Hoàng Đình Cảnh!

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khi "thánh đường tri thức" được đánh thức bởi nghệ thuật sáng tạo

Khi "thánh đường tri thức" được đánh thức bởi nghệ thuật sáng tạo

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024, chúng tôi có cơ hội theo chân hoạ sĩ Nguyễn Thế Sơn - giám tuyển của triển lãm "Cảm thức Đông Dương", khám phá tòa nhà Đại học Tổng hợp cũ. Dưới góc nhìn của một người đã dành thời gian dài nghiên cứu về mỹ thuật Đông Dương, mỗi góc nhỏ trong công trình trăm tuổi này đều mang những câu chuyện thú vị.
Chuyên gia nhận định: Giá vàng biến động mạnh, tiềm ẩn nhiều rủi ro

Chuyên gia nhận định: Giá vàng biến động mạnh, tiềm ẩn nhiều rủi ro

(LĐTĐ) Thị trường vàng trong nước sắp kết thúc một tuần giảm mạnh chưa từng có. Chuyên gia khuyến cáo, trong bối cảnh giá vàng lên xuống bất thường như hiện nay, người đầu tư sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Sử dụng chất liệu dân gian trong sáng tạo: Góc nhìn mới về giá trị truyền thống

Sử dụng chất liệu dân gian trong sáng tạo: Góc nhìn mới về giá trị truyền thống

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024, talkshow "Sử dụng chất liệu dân gian trong sáng tạo" diễn ra vào sáng nay (10/11) tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, đã mang đến những góc nhìn đa chiều về việc kế thừa và phát huy giá trị văn hóa dân gian trong hoạt động sáng tạo đương đại.
Hà Nội: Nâng cao hiệu suất quản trị về chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Hà Nội: Nâng cao hiệu suất quản trị về chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

(LĐTĐ) Thời gian qua, hầu hết các doanh nghiệp ở Hà Nội đã thể hiện sự quan tâm đến việc chuyển đổi số, đặc biệt là sau đại dịch Covid-19. Điều này được cụ thể hóa khi có đến 45% doanh nghiệp Hà Nội đã có dự toán ngân sách đầu tư cho chuyển đổi số. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, việc chuyển đổi số của các doanh nghiệp ở Hà Nội hiệu suất thấp và chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế.
Dấu ấn từ phong trào thi đua “Dân vận khéo”

Dấu ấn từ phong trào thi đua “Dân vận khéo”

Khắc ghi lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”, thời gian qua, phong trào thi đua “Dân vận khéo” đã được triển khai sâu rộng trên địa bàn thành phố Hà Nội với trung bình hơn 10.000 mô hình được đăng ký thực hiện mỗi năm, góp phần quan trọng vào việc hoàn thành các nhiệm vụ chính trị của Thủ đô.
Va chạm trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, hai ô tô biến dạng

Va chạm trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, hai ô tô biến dạng

(LĐTĐ) Vụ tai nạn giao thông xảy ra trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đoạn qua huyện Thanh Hà (tỉnh Hải Dương) làm 2 ô tô con biến dạng, hư hỏng nặng.
Tin bão mới nhất: Bão số 7 chưa qua, Biển Đông tiếp tục đón bão số 8

Tin bão mới nhất: Bão số 7 chưa qua, Biển Đông tiếp tục đón bão số 8

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay, bão số 7 cách quần đảo Hoàng Sa 330km về phía Bắc Đông Bắc, cường độ cấp 13 (134-149km/h), giật cấp 16. Trong khi đó, cơn bão có tên quốc tế là TORAJI, đang hoạt động trên vùng biển phía Đông đảo Lu Dông (Phi-líp-pin). Khoảng đêm mai (11/11) bão TORAJI sẽ vào Biển Đông.

Tin khác

Phải hoàn thiện cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức trong 6 tháng

Phải hoàn thiện cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức trong 6 tháng

(LĐTĐ) Trong cuộc họp thường trực Chính phủ sáng nay 9/11, Thủ tướng đã yêu cầu trong 6 tháng nữa, Bộ Y tế phải hoàn thiện cơ sở 2 của hai Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức, đưa vào sử dụng với quyết tâm rất cao.
Hà Nội tổ chức tiêm vắc xin phòng uốn ván - bạch hầu cho trẻ 7 tuổi

Hà Nội tổ chức tiêm vắc xin phòng uốn ván - bạch hầu cho trẻ 7 tuổi

(LĐTĐ) Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành Công văn số 5509/SYT-NVY gửi Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân (UBND) các quận, huyện, thị xã và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Thành phố về việc triển khai tiêm chủng vắc xin phòng uốn ván - bạch hầu trong chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR).
Hà Nội: Phấn đấu 100% người dân sử dụng Sổ sức khỏe điện tử

Hà Nội: Phấn đấu 100% người dân sử dụng Sổ sức khỏe điện tử

(LĐTĐ) Các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân (UBND) quận, huyện, thị xã của Hà Nội bảo đảm phấn đấu hoàn thành các mục tiêu đến năm 2025, 100% cơ sở y tế và người dân trên địa bàn sử dụng Sổ sức khỏe điện tử. Sau năm 2025, mỗi người dân (kể cả những người chưa có thẻ bảo hiểm y tế) đều sở hữu một Sổ sức khỏe điện tử trên ứng dụng VNeID và 30% người dân khi đi khám, chữa bệnh có bệnh án điện tử.
Người đàn ông bất ngờ mắc uốn ván dù không có vết thương ngoài da

Người đàn ông bất ngờ mắc uốn ván dù không có vết thương ngoài da

(LĐTĐ) Được chẩn đoán mắc uốn ván, nhưng các bác sĩ không tìm được vết thương nào ngoài da, hay dấu hiệu chấn thương khiến nha bào uốn ván xâm nhập.
30 năm phớt lờ bướu giáp, cụ bà bị khó thở kéo dài

30 năm phớt lờ bướu giáp, cụ bà bị khó thở kéo dài

(LĐTĐ) Vừa qua, các bác sĩ Khoa Ngoại thần kinh lồng ngực - Bệnh viện Đa khoa Hà Đông đã phẫu thuật thành công cho bệnh nhân nữ, 81 tuổi, có khối u bướu giáp khổng lồ tồn tại 30 năm.
Suy hô hấp cấp do mắc sởi

Suy hô hấp cấp do mắc sởi

(LĐTĐ) Bệnh nhân nam N. V. T (56 tuổi, ở Kỳ Anh - Hà Tĩnh) nhập Khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng khó thở, sốt cao, phát ban ở vùng đầu, mặt và cổ sau chuyển biến suy hô hấp cấp.
Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện

Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện

(LĐTĐ) Sở Y tế Hà Nội vừa có Công văn số 5405/SYT-NVY gửi các bệnh viện trong và ngoài công lập trên địa bàn Thành phố về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởi trong bệnh viện.
Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết

Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Theo các chuyên gia y tế, đặc điểm của sốt xuất huyết là sốt, xuất huyết và thoát huyết tương, có thể dẫn đến sốc giảm thể tích tuần hoàn, rối loạn đông máu, suy tạng, nếu không được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời dễ dẫn đến tử vong. Do đó, công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết cần phải được nâng cao, người dân không nên chủ quan khi bước vào cao điểm dịch.
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn

Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đang xem xét sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế (BHYT), với nhiều đề xuất sửa đổi, bổ sung quan trọng, nhằm tháo gỡ khó khăn từ thực tiễn, giúp cho chính sách bảo hiểm này thật sự phát huy được hiệu quả trong chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp

Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp

(LĐTĐ) Hội nghị Khoa học thường niên - Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024 với chủ đề "Tiếp cận đa chiều trong xu hướng điều trị mới các bệnh cơ xương khớp" vừa diễn ra tại Thái Nguyên.
Xem thêm
Phiên bản di động