Tiếp tục đẩy mạnh chống tham nhũng gắn với thực hành tiết kiệm

(LĐTĐ) Như tin đã đưa, một trong những nội dung quan trọng tại Phiên họp lần thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội là cho ý kiến về báo cáo của Chính phủ kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2018.
tiep tuc day manh chong tham nhung gan voi thuc hanh tiet kiem Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng
tiep tuc day manh chong tham nhung gan voi thuc hanh tiet kiem Cần quyết liệt trong việc thu hồi tài sản bị chiếm đoạt trong các vụ án hình sự
tiep tuc day manh chong tham nhung gan voi thuc hanh tiet kiem Báo chí cần tiếp tục tiên phong đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí

Năm 2018 kết quả thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng thế nào?

Thừa ủy quyền của Thủ tướng, trình bày báo cáo kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2018 tại Phiên họp lần thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, năm 2018, công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã có những chuyển biến tích cực hơn trước, đạt được nhiều kết quả, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

tiep tuc day manh chong tham nhung gan voi thuc hanh tiet kiem
Toàn cảnh phiên họp.

Về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý ngân sách Nhà nước (NSNN). Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính - NSNN. Thu NSNN vượt kế hoạch đề ra.

Nhiều chính sách về tài chính, thuế, NSNN được sửa đổi, bổ sung, ban hành mới; cải cách hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan được đẩy mạnh, góp phần tiết kiệm thời gian, chi phí cho người dân, doanh nghiệp. Chi NSNN được kiểm soát chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả hơn. Cơ cấu chi NSNN chuyển dịch tích cực, tỷ trọng chi đầu tư phát triển đạt trên 28,8% (mục tiêu là 25-26%), chi thường xuyên còn dưới 62% tổng chi NSNN (mục tiêu là dưới 64%).

Trình bày Báo cáo thẩm tra, thay mặt Ủy ban Tài chính và Ngân sách của Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Đức Hải nêu rõ, bên cạnh những chuyển biến tích cực, công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTKCLP) năm 2018 còn một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục.

Các tồn tại, hạn chế trong THTKCLP năm 2018 xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có việc xử lý chưa nghiêm các hành vi vi phạm, ý thức chấp hành và tính tự giác của một số tổ chức, cá nhân chưa cao, kỷ cương, kỷ luật trong THTKCLP còn có những hạn chế nhất định,...

Chính phủ cần tổng kết và đánh giá rõ hơn các nguyên nhân dẫn đến bất cập, hạn chế trong năm 2018 để có cơ sở đề xuất các giải pháp khắc phục, góp phần nâng cao kết quả trong THTKCLP.

Liên quan đến các vụ án tham nhũng, báo cáo về công tác thực thi pháp luật về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, Chính phủ khẳng định công tác này tiếp tục được Chính phủ, Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt, thực hiện nghiêm các chủ trương, giải pháp của Trung ương Đảng, kết luận của Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.

Công tác thanh tra, kiểm tra, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án kinh tế, tham nhũng lớn được tăng cường; đã ban hành kết luận thanh tra đối với nhiều vụ việc nghiêm trọng, dư luận xã hội quan tâm (như AVG, cảng Quy Nhơn, Hãng phim truyện Việt Nam, đất đai tại Đà Nẵng, Thủ Thiêm), thu hồi số lượng tiền, tài sản lớn về cho Nhà nước.

Kết quả của công tác này còn là tập trung rà soát, xử lý kịp thời, dứt điểm khiếu nại, tố cáo, nhất là các vụ việc phức tạp kéo dài, liên quan đến tham nhũng, lãng phí; đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, lãng phí lớn; xử lý sai phạm trên tinh thần kiên quyết, khách quan, công khai, dân chủ, minh bạch, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, không có đặc quyền, nghiêm minh, thấu tình đạt lý; thu hồi tối đa tài sản bị thất thoát.

Báo cáo do Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nêu rõ, các đối tượng sai phạm dù là cán bộ lãnh đạo cấp cao, tướng lĩnh lực lượng vũ trang hay cán bộ quản lý các cấp, đương chức hay đã nghỉ hưu đều bị xử lý, kỷ luật nghiêm minh, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân.

Về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng vốn tài sản nhà nước tại doanh nghiệp, Chính phủ cho biết tổng thu từ cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, thoái vốn nhà nước thực nộp về Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp năm 2018 là 21,69 nghìn tỷ đồng.

Số tiền thu về Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp được quản lý, sử dụng theo đúng quy định của pháp luật. Các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đã đề ra nhiều giải pháp tiết kiệm chi phí sản xuất để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Nhiệm vụ năm 2019 là cắt giảm 100% kinh phí động thổ, khởi công

Báo cáo các nhiệm vụ, giải pháp năm 2019, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết Chính phủ xác định tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, nhất là các lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực, xử lý nghiêm các vi phạm. Đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đối với các vụ án kinh tế, tham nhũng, thu hồi triệt để tài sản bị thất thoát, kiên quyết xử lý, khắc phục tình trạng "tham nhũng vặt", nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp.

Một số chỉ tiêu cụ thể được xác định là thực hiện tiết kiệm kinh phí chi thường xuyên của ngân sách nhà nước 10%; Giảm tần suất và thắt chặt các khoản kinh phí tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm, công tác phí, chi tiếp khách, khánh tiết tổ chức lễ hội, lễ kỷ niệm, phấn đấu tiết kiệm 12% so với dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Hạn chế bố trí kinh phí đi nghiên nghiên cứu, khảo sát nước ngoài, phấn đấu tiết kiệm 15% chi đoàn ra, đoàn vào so với dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt; không bố trí đoàn ra trong chi thường xuyên các chương trình mục tiêu quốc gia.

Chính phủ sẽ cắt giảm 100% việc tổ chức lễ động thổ, lễ khởi công, khánh thành các công trình xây dựng cơ bản, trừ các công trình quan trọng quốc gia, công trình dự án nhóm A, công trình có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội của địa phương.

Chỉ tiêu khác cũng được đề cập là thu hồi 100% nhà công vụ sử dụng không đúng mục đích, không đúng đối tượng, đối tượng hết thời gian sử dụng nhà công vụ theo quy định. Phấn đấu đến năm 2020 giảm từ 30% đến 50% số lượng xe ôtô công trang bị cho các bộ, ngành, địa phương.

Đặc biệt, Chính phủ xác định năm 2019 cắt giảm 100% việc tổ chức lễ động thổ, lễ khởi công, khánh thành các công trình xây dựng cơ bản, thu hồi 100% nhà công vụ sử dụng không đúng mục đích...đến năm 2020 giảm từ 30% đến 50% số lượng xe ôtô công...

H.P- N.D

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quốc hội xem xét công tác nhân sự và thông qua nhiều nội dung quan trọng

Quốc hội xem xét công tác nhân sự và thông qua nhiều nội dung quan trọng

(LĐTĐ) Tuần làm việc cuối cùng của Kỳ họp thứ 8 (từ ngày 25-30/11), Quốc hội sẽ xem xét công tác nhân sự theo thẩm quyền và thông qua nhiều luật, nghị quyết quan trọng, trong đó có chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
Giá xăng dầu hôm nay (25/11): Dự báo giá xăng dầu thế giới và trong nước sẽ tăng mạnh trong tuần mới?

Giá xăng dầu hôm nay (25/11): Dự báo giá xăng dầu thế giới và trong nước sẽ tăng mạnh trong tuần mới?

(LĐTĐ) Hôm nay (25/11/2024), giá dầu thế giới tuần qua tăng mạnh, dầu WTI tăng 5,5%, dầu Brent tăng 5,8%. Giá xăng dầu trong nước dự báo tăng mạnh kỳ tới. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 71,18 USD/thùng, tăng 1,63%, giá dầu Brent ở mốc 75,28 USD/thùng, tăng 1,27%
Tỷ giá USD hôm nay 25/11: Tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD hiện ở mức 24.295 đồng

Tỷ giá USD hôm nay 25/11: Tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD hiện ở mức 24.295 đồng

(LĐTĐ) Hôm nay 25/11, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD hiện ở mức 24.295 đồng.
Nền tảng quan trọng để Thủ đô Hà Nội phát triển xứng tầm

Nền tảng quan trọng để Thủ đô Hà Nội phát triển xứng tầm

(LĐTĐ) Những chính sách trong Luật Thủ đô năm 2024 sẽ tạo đột phá cho sự phát triển và nâng tầm đô thị của Thủ đô. Đây cũng là nền tảng quan trọng mở đường đưa Thủ đô Hà Nội tiến lên một vị thế mới, xứng tầm là hạt nhân, trung tâm hội tụ, lan tỏa của vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước; hội nhập quốc tế sâu rộng, có sức cạnh tranh cao trong khu vực và trên thế giới.
Dự báo giá vàng tuần từ 25-30/11: Giá vàng sẽ tăng hay giảm?

Dự báo giá vàng tuần từ 25-30/11: Giá vàng sẽ tăng hay giảm?

(LĐTĐ) Sau tuần tăng mạnh, giá vàng thế giới tuần này nhận dự báo lạc quan từ giới chuyên gia và nhà đầu tư.
Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về an toàn giao thông trong thanh, thiếu niên

Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về an toàn giao thông trong thanh, thiếu niên

(LĐTĐ) Ngày hội Thanh niên với văn hóa giao thông và chuỗi hoạt động “Tuổi trẻ Thủ đô tham gia tuyên truyền, giữ gìn trật tự an toàn giao thông” năm 2024 diễn ra ngày 24/11, với nhiều nội dung thiết thực, ý nghĩa.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 25/11: Sáng sớm có sương mù, trưa chiều giảm mây trời nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 25/11: Sáng sớm có sương mù, trưa chiều giảm mây trời nắng

(LĐTĐ) Dự báo khu vực Hà Nội ngày 25/11, sáng sớm có nơi có sương mù, trưa chiều giảm mây trời hửng nắng.

Tin khác

Quốc hội xem xét công tác nhân sự và thông qua nhiều nội dung quan trọng

Quốc hội xem xét công tác nhân sự và thông qua nhiều nội dung quan trọng

(LĐTĐ) Tuần làm việc cuối cùng của Kỳ họp thứ 8 (từ ngày 25-30/11), Quốc hội sẽ xem xét công tác nhân sự theo thẩm quyền và thông qua nhiều luật, nghị quyết quan trọng, trong đó có chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

(LĐTĐ) Chiều 23/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), với 413/422 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 86,22% tổng số đại biểu Quốc hội).
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Chiều 23/11, thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội”, với 421/423 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 87,89 % tổng số đại biểu Quốc hội.
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật, tài sản số là tài sản vô hình, được thể hiện dưới dạng dữ liệu số, được tạo ra, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác thực bởi công nghệ số trên môi trường điện tử và được pháp luật bảo hộ quyền tài sản.
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Vấn đề tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận.
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã nghe trinh bày Tờ trình, Báo cáo thẩm tra và thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), trong đó có quy định về tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia…
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Bộ Tư pháp đã tổ chức lễ phát động Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng ban Tổ chức chủ trì buổi lễ.
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

(LĐTĐ) Sáng 22/11 tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

(LĐTĐ) Chiều 21/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, với 426/430 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 88,94% tổng số đại biểu Quốc hội.
Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà

Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà

(LĐTĐ) “Người ta tính rằng một công chức nếu không ăn gì cả, vài trăm năm mới mua được nhà. Một câu hỏi cử tri đặt ra cho chúng tôi là tại sao không có một cơ chế thí điểm để tháo gỡ cho vướng mắc nhất hiện này đó là nhà ở xã hội?”, đại biểu Nguyễn Công Long đặt vấn đề.
Xem thêm
Phiên bản di động