Tiếp tục giữ ổn định giá đối với các hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá
CPI bình quân 10 tháng đầu năm 2021 ở mức 1,81% là điều kiện thuận lợi và có dư địa để kiểm soát lạm phát cả năm 2021 dưới mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, hiện nay áp lực lên mặt bằng giá của một số mặt hàng tiêu dùng không nằm trong danh mục Nhà nước định giá, bình ổn giá là rất lớn do tác động từ cung cầu và khó khăn trong lưu thông hàng hóa. Diễn biến kinh tế thế giới vẫn còn những bất ổn, lạm phát chung có xu hướng tăng cao tại nhiều quốc gia, xu hướng tích trữ các mặt hàng nguyên, nhiên liệu, vật tư chiến lược sẽ có tác động ảnh hưởng đến Việt Nam, đòi hỏi các bộ, ngành, địa phương tiếp tục tập trung nắm bắt, theo sát diễn biến thị trường, không được chủ quan, lơ là và có các giải pháp điều hành phù hợp để tạo dư địa cho năm 2022, đồng thời bảo đảm quyền lợi của Nhà nước, người sản xuất và người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, có chính sách hỗ trợ đối với những vùng kinh tế khó khăn, những đối tượng chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Chính phủ quyết tâm kiểm soát lạm phát dự kiến khoảng 2,0% để góp phần hỗ trợ sản xuất, thúc đẩy phát triển kinh tế và ổn định đời sống xã hội, trong trường hợp bất thường dự kiến cũng không vượt quá 2,5%, bảo đảm thực hiện mục tiêu do Quốc hội và Chính phủ đề ra.
Đối với định hướng công tác quản lý, điều hành giá trong các tháng còn lại của năm 2021 và dự kiến cho năm 2022, đề nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh quyết liệt triển khai các biện pháp.
Giữ bình ổn mặt bằng giá
Cụ thể, về điều hành kinh tế vĩ mô và công tác quản lý, điều hành giá, các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục thực hiện một cách thận trọng, linh hoạt và chủ động, bám sát diễn biến thị trường, thường xuyên có đánh giá, dự báo cụ thể để điều chỉnh cho phù hợp, tập trung vào việc kiểm soát lạm phát theo mục tiêu và hỗ trợ thực hiện mục tiêu kép của Chính phủ: Vừa giữ bình ổn mặt bằng giá để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, lưu thông hàng hóa phục vụ đời sống của người dân, bảo đảm các điều kiện cho công tác phòng chống dịch bệnh vừa hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Chính phủ đề nghị các bộ quản lý ngành, lĩnh vực có trách nhiệm theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường các mặt hàng quan trọng, thiết yếu để có biện pháp điều hành phù hợp. |
Diễn biến giá năng lượng toàn cầu ở mức cao khó lường là áp lực rất lớn cho công tác điều hành giá xăng dầu trong nước những tháng cuối năm và sẽ tạo áp lực rõ ràng cho năm 2022; giá một số mặt hàng nguyên liệu cho sản xuất như sắt thép, phân bón, thức ăn chăn nuôi… tiếp tục ở mức cao và đang có xu hướng tăng do nhu cầu thế giới vẫn ở mức cao nhưng nguồn cung chưa thể đáp ứng. Một số mặt hàng tiêu dùng lớn như gạo, thịt lợn, rau củ quả… cần phải cân đối được cung cầu gắn với khâu sản xuất, lưu thông và tín hiệu thị trường về tiêu dùng để giữ bình ổn giá trong dịp lễ, Tết cuối năm 2021, đồng thời tạo đà thuận lợi những tháng đầu năm 2022.
Tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh
Phó Thủ tướng đề nghị các bộ quản lý ngành, lĩnh vực có trách nhiệm theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường các mặt hàng quan trọng, thiết yếu để có biện pháp điều hành phù hợp, mang tính khả thi; chủ động tháo gỡ khó khăn và có phương án điều tiết nguồn hàng để tăng lượng cung ứng cho các địa phương có dịch bệnh cần cách ly hoặc giãn cách xã hội, bảo đảm cung cấp đủ hàng hóa thiết yếu cho người dân; chủ động tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, trong lưu thông để chuẩn bị các nguồn hàng dự trữ, bình ổn giá cả thị trường nhất là dịp cuối năm 2021.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục điều hành chính sách tài khóa chủ động phối hợp với chính sách tiền tệ linh hoạt để tạo sự hài hòa, hiệu quả, hợp lý với các chính sách kinh tế vĩ mô chung. Qua đó hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh và đời sống của người dân chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, kiểm soát lạm phát cơ bản và tạo cơ sở cho việc kiểm soát lạm phát mục tiêu, mặt khác tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận tín dụng để phát triển kinh tế.
Tiếp tục giữ ổn định giá đối với các hàng hóa, dịch vụ
Về quản lý, điều hành giá một số mặt hàng quan trọng thiết yếu, Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai một số giải pháp trọng tâm 2 tháng còn lại năm 2021.
Cụ thể, đối với các hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá tiếp tục giữ ổn định giá để bảo đảm công tác kiểm soát lạm phát chung cũng như góp phần hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân. Tuy nhiên, cần chủ động các phương án để có thể điều chỉnh giá một số hàng hóa, dịch vụ khi điều kiện cho phép (xây dựng các quy định, định mức kinh tế - kỹ thuật, các phương án thực hiện...). Các bộ quản lý ngành, lĩnh vực phối hợp với Bộ Tài chính để thực hiện lộ trình điều chỉnh giá các dịch vụ công theo đúng Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021.
Mặt hàng xăng dầu, Bộ Công Thương tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính điều hành giá xăng dầu linh hoạt, giá xăng dầu trong nước phản ánh, bám sát diễn biến giá thành phẩm xăng dầu thế giới; đồng thời tính toán mức trích lập và chi sử dụng quỹ BOG phù hợp để tạo dư địa cho công tác điều hành giá trong dịp Tết Nguyên đán và tạo đà kiểm soát giá năm 2022; đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền và công khai minh bạch trong điều hành giá.
Mặt hàng điện, Bộ Công Thương tiến hành kiểm tra giá mặt hàng sản xuất điện để thực hiện công khai minh bạch về giá điện, bên cạnh đó tiếp tục đánh giá kỹ các chi phí đầu vào, kế hoạch cung cấp điện, chi phí dự kiến và các khoản chi phí chưa được tính vào giá điện để xây dựng phương án điều chỉnh giá điện theo Quyết định số 24/2017/QĐ-TTG ngày 30/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế điều chỉnh mức giá bản lẻ điện bình quân, nhất là dự kiến cho năm 2022; chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam tổ chức triển khai hiệu quả các Nghị quyết của Chính phủ về giảm giá điện, tiền sử dụng điện, nắm bắt và xử lý kịp thời những vướng mắc trong khâu thực hiện.
Tránh tình trạng giá có biến động đột biến
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Công Thương và các địa phương tiếp tục theo dõi sát, chặt chẽ diễn biến tình hình thị trường, cung, cầu và giá mặt hàng thịt lợn, đặc biệt là trong các thời điểm cuối năm, cận Tết Nguyên đán để tránh tình trạng giá có biến động đột biến khi nguồn cung gián đoạn từ việc tái đàn; nghiên cứu có giải pháp quản lý theo chuỗi từ khâu giết mổ, trong khâu lưu thông, tiêu thụ sản phẩm cho các hộ chăn nuôi, tính toán nguồn cung lâu dài, không để đứt gãy chuỗi cung ứng, xử lý nghiêm các trường hợp sai phạm pháp luật về giá.
Đối với các mặt hàng phân bón, thức ăn chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan trong hoạt động kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi nhập khẩu. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có các giải pháp để dần thay thế nhập khẩu bằng nguyên liệu sản xuất trong nước; chỉ đạo các doanh nghiệp chủ động đàm phán với các nước mà Việt Nam nhập khẩu số lượng lớn nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi, phân bón để có chính sách ưu đãi về giá, ưu tiên đáp ứng đủ số lượng và bảo đảm chất lượng; theo dõi, nắm bắt tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa để không ảnh hưởng đến nguồn cung trong nước và kim ngạch xuất nhập khẩu.
Giám sát việc thực hiện kê khai giá, niêm yết giá
Về dịch vụ vận tải, Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo các Sở Giao thông vận tải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc kê khai, niêm yết giá và việc bán vé đúng giá niêm yết đối với các đơn vị kinh doanh vận tải, đặc biệt là trong thời điểm Tết dương lịch, Tết Nguyên đán.
Đối với giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, Bộ Y tế tiếp tục triển khai việc rà soát, sắp xếp lại danh mục dịch vụ kỹ thuật để chuẩn bị cho phương án điều chỉnh giá theo quy định tại Nghị định 60/2021/NĐ-CP.
Đối với giá vật tư y tế, tiếp tục tăng cường cập nhật, công khai kết quả trúng thầu vật tư, trang thiết bị y tế trên Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế để bảo đảm công khai, minh bạch đến người dân và xã hội, nhất là thông tin về giá các vật tư, sinh phẩm và vật dụng y tế khác phục vụ chống dịch Covid-19. Sớm ban hành Thông tư quy định giá dịch vụ xét nghiệm theo thẩm quyền và một số nội dung các bộ, ngành đã góp ý và định hướng chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tại văn bản số 280/TB-VPCP ngày 26/10/2021.
Về vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương chủ động nghiên cứu một số giải pháp nhằm giám sát hoạt động khai thác, sản xuất, đẩy mạnh kiểm tra xử lý các trường hợp lợi dùng đầu cơ tăng giá bất hợp lý. Trường hợp cần thiết nghiên cứu báo cáo Chính phủ sửa đổi bổ sung hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành để tạo thuận lợi cho hoạt động này, kiểm soát giá để không ảnh hưởng đến các dự án đầu tư xây dựng tại địa phương.
Bộ Thông tin và truyền thông tiếp tục tổ chức triển khai chủ trương của Chính phủ về việc giảm giá cước dịch vụ viễn thông; theo dõi biến động của thị trường để có các điều chỉnh kịp thời trong công tác quản lý giá cước và khuyến mại, bảo đảm giá cước các dịch vụ bưu chính, viễn thông tiếp tục ổn định.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Quốc hội xem xét công tác nhân sự và thông qua nhiều nội dung quan trọng
Giá xăng dầu hôm nay (25/11): Dự báo giá xăng dầu thế giới và trong nước sẽ tăng mạnh trong tuần mới?
Tỷ giá USD hôm nay 25/11: Tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD hiện ở mức 24.295 đồng
Nền tảng quan trọng để Thủ đô Hà Nội phát triển xứng tầm
Dự báo giá vàng tuần từ 25-30/11: Giá vàng sẽ tăng hay giảm?
Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về an toàn giao thông trong thanh, thiếu niên
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 25/11: Sáng sớm có sương mù, trưa chiều giảm mây trời nắng
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31