Tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết hướng tới tổ chức thành công Đại hội XVII Đảng bộ Thành phố (*)

(LĐTĐ) Sáng 23/11, tại Hội nghị lần thứ hai mươi mốt, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVI, đồng chí Hoàng Trung Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã có bài phát biểu quan trọng. Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu này.  
tiep tuc phat huy tinh than doan ket huong toi to chuc thanh cong dai hoi xvii dang bo thanh pho Cần bố trí tổ phó tổ dân phố đối với nơi có địa bàn rộng
tiep tuc phat huy tinh than doan ket huong toi to chuc thanh cong dai hoi xvii dang bo thanh pho Nhà nước cần đồng hành cùng doanh nghiệp
tiep tuc phat huy tinh than doan ket huong toi to chuc thanh cong dai hoi xvii dang bo thanh pho Hà Nội: 7/22 chỉ tiêu kinh tế - xã hội vượt kế hoạch
tiep tuc phat huy tinh than doan ket huong toi to chuc thanh cong dai hoi xvii dang bo thanh pho Xây dựng mô hình chính quyền tinh gọn, hiệu quả

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, hôm nay, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố họp Hội nghị lần thứ hai mươi mốt và bàn 6 nội dung quan trọng để định hướng lãnh đạo, chỉ đạo kỳ họp cuối năm 2019 của Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố. Qua nghe báo cáo và các ý kiến thảo luận sôi nổi của các đồng chí Thành ủy viên, đã thể hiện sự đồng tình và nhất trí cao với các dự thảo báo cáo.

Từ thực tiễn chỉ đạo cơ sở, các đồng chí đã đóng góp nhiều ý kiến sâu sắc, toàn diện, tập trung phân tích những kết quả đạt được, thẳng thắn chỉ rõ những hạn chế, khuyết điểm, nguyên nhân, đề xuất các giải pháp thực hiện trong năm 2020.

Đối với từng nội dung, đồng chí Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố điều hành thảo luận đã phát biểu tiếp thu và làm rõ những vấn đề quan trọng cần lưu ý.

tiep tuc phat huy tinh than doan ket huong toi to chuc thanh cong dai hoi xvii dang bo thanh pho
Bí thư Thành uỷ Hà Nội Hoàng Trung Hải phát biểu kết luận hội nghị. (Ảnh: NC)

Thay mặt chủ trì hội nghị, tôi xin kết luận và nhấn mạnh vào một số nội dung chủ yếu sau:

Thứ nhất, về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh năm 2019

Năm 2019 là năm đẩy mạnh thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVI và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 của Thành phố; là năm thứ 2 liên tiếp thành phố chọn chủ đề năm là “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị”. Với tinh thần quyết liệt, đổi mới trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, kinh tế - xã hội Thành phố đạt được kết quả tương đối toàn diện và tích cực, cụ thể như sau:

- 21/22 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội dự kiến đạt và vượt kế hoạch, trong đó có 7 chỉ tiêu vượt kế hoạch. 1/22 chỉ tiêu không đạt kế hoạch là: Tỷ lệ cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động có trạm xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn (năm 2019 chỉ đạt 60,5%/kế hoạch 100%). Đối với 13 chỉ tiêu kinh tế - xã hội tại Nghị quyết Đại hội XVI, 3 chỉ tiêu đã đạt kế hoạch đề ra sớm 2 năm (tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới, tỷ lệ trường công lập đạt chuẩn quốc gia, tỷ lệ hộ nghèo), 9 chỉ tiêu tiếp tục thực hiện và có khả năng hoàn thành trong năm 2020. Còn 1 chỉ tiêu khó hoàn thành, cần chỉ đạo quyết liệt là tỷ lệ cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động có trạm xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn.

- Kinh tế tiếp tục tăng trưởng khá, ước tăng 7,46%, đạt kế hoạch đề ra và cao hơn năm trước, cao nhất trong nhiệm kỳ. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực. GRDP/người ước đạt 127,6 triệu đồng; kim ngạch xuất khẩu ước đạt 17,5 tỷ USD, tăng 25,8% (cùng kỳ tăng 18,83%); du lịch duy trì tốc độ tăng trưởng khá, nhất là khách du lịch quốc tế (tăng 17%); sản xuất công nghiệp tiếp tục phát triển. Thu ngân sách trên địa bàn ước đạt 100,6% dự toán (khoảng 264,7 nghìn tỷ đồng).

- Môi trường kinh doanh tiếp tục được cải thiện. Tổng vốn đầu tư xã hội ước tăng 12,9%. Thu hút đầu tư nước ngoài đạt 8,05 tỷ USD, trong đó đầu tư trực tiếp đạt 2,6 tỷ USD, đầu tư qua góp vốn mua cổ phần đạt 5,45 tỷ USD. Dự kiến thành lập mới gần 28.000 doanh nghiệp với số vốn đăng ký khoảng 511 nghìn tỷ đồng (tăng 11% về số lượng doanh nghiệp, 30% về số vốn đăng ký so với năm 2018).

- Công tác quản lý và phát triển đô thị có chuyển biến tích cực. Trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị cơ bản được đảm bảo, trật tự xây dựng được quan tâm chỉ đạo. Các chỉ tiêu nhiệm kỳ về nước sạch, môi trường, xử lý nước thải, phát triển cây xanh được đặc biệt quan tâm đầu tư.

- Xây dựng nông thôn mới được đẩy mạnh; hết năm 2019 đã có 6 huyện và 355/386 xã đạt chuẩn nông thôn mới (đạt 91,9%), trong đó có 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 259 triệu đồng/ha/năm; đời sống nông dân được cải thiện và nâng cao, thu nhập bình quân đạt khoảng 48 triệu đồng, tăng so với mức 46,5 triệu đồng.

- Các lĩnh vực văn hóa, xã hội tiếp tục phát triển, nếp sống văn hóa được củng cố, nhân rộng. Giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao tiếp tục khẳng định vị trí dẫn đầu toàn quốc. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được cải thiện. An sinh xã hội được đảm bảo, tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp; các chính sách xã hội được thực hiện kịp thời, đầy đủ, đặc biệt đối với người có công, hộ gia đình chính sách, hộ nghèo (năm 2019, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,42%).

- Tiếp tục triển khai sâu rộng năm “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị”. Cải cách hành chính có nhiều chuyển biến, kỷ cương hành chính được củng cố, chất lượng thực thi pháp luật được nâng cao. Tiếp tục tinh giản biên chế gắn với vị trí việc làm. Thực hiện tốt công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng. Đã nghiên cứu, hoàn thiện Đề án thí điểm quản lý theo mô hình chính quyền đô thị được Bộ Chính trị thông qua; xây dựng và phê duyệt đề án xây dựng một số huyện lên quận.

- Quốc phòng, an ninh được củng cố vững chắc, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; bảo vệ an toàn tuyệt đối các mục tiêu trọng điểm, các sự kiện chính trị, văn hóa, xã hội, hoạt động của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đặc biệt là trong chuẩn bị Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ - Triều Tiên... Tổ chức thành công diễn tập khu vực phòng thủ thành phố Hà Nội “HN-19”. Đẩy mạnh công tác đối ngoại, lãnh đạo thành phố đã làm việc với 43 tỉnh, thành phố trong cả nước nhằm thúc đẩy hợp tác phát triển với các địa phương.

Thay mặt Thành ủy, tôi xin ghi nhận và đánh giá cao công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội Thành phố, các tầng lớp nhân dân Thủ đô đã nỗ lực phấn đấu, đạt được kết quả toàn diện trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh thành phố trong năm 2019.

Bên cạnh kết quả đạt được, tình hình kinh tế - xã hội của Thành phố vẫn còn nhiều hạn chế, khó khăn, thách thức như 9 nhóm hạn chế, tồn tại cần quan tâm khắc phục đã được chỉ rõ trong báo cáo. Tuy nhiên, cũng cần thẳng thắn nhìn nhận và chỉ ra thêm những hạn chế, tồn tại cần phải có những giải pháp quyết liệt, hiệu quả hơn trong năm cuối cùng của nhiệm kỳ như ý kiến của các đại biểu tại Hội nghị Ban Thường vụ Thành ủy vừa qua và ý kiến phát biểu bổ sung của các đồng chí Thành ủy viên tại hội nghị hôm nay, đó là:

- Việc huy động nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội còn chưa tương xứng với tiềm năng, dư địa; tiến độ phát triển các khu, cụm công nghiệp chưa đạt kế hoạch đề ra; bệnh Dịch tả lợn châu Phi gây thiệt hại nghiêm trọng và còn diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.

- Tiến độ phê duyệt các quy hoạch xây dựng trên địa bàn chưa đáp ứng yêu cầu; quản lý quy hoạch đô thị còn hạn chế, vi phạm trật tự xây dựng còn diễn biến phức tạp; hiện tượng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè có dấu hiệu tái diễn, buông lỏng.

- Tiến độ xây dựng các dự án kết cấu hạ tầng khung của Thành phố (cấp nước sạch, xử lý rác thải…) và các công trình trọng điểm còn chậm; giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản đạt thấp và chưa có giải pháp khắc phục hiệu quả.

- Việc thu gom, xử lý chất thải rắn, nước thải còn một số hạn chế, tiềm ẩn nhiều nguy cơ ô nhiễm; tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn có dấu hiệu gia tăng (ô nhiễm nước sông Đà, ô nhiễm không khí trong thời gian chuyển mùa…); công tác thông tin, tuyên truyền, cảnh báo người dân khi xảy ra các sự cố còn chưa kịp thời.

- Một số mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh trong cộng đồng chưa được phát hiện và giải quyết, hoà giải kịp thời dẫn đến một số vụ việc đáng tiếc; công tác phòng cháy, chữa cháy hiệu quả chưa cao.

Thứ hai, về nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp chủ yếu thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh năm 2020, hướng tới phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ chủ yếu đã được đề ra tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XVI.

Năm 2020 - năm cuối cùng thực hiện và phấn đấu hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội nhiệm kỳ 5 năm 2015-2020 hướng tới tổ chức Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ Thành phố, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực chuyển biến nhanh, diễn biến phức tạp, khó lường, cơ hội và thách thức đan xen sẽ tác động trực tiếp đến sự phát triển của Thủ đô.

Quan điểm chỉ đạo của Thành ủy năm 2020 là: Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thành phố phát huy truyền thống đoàn kết, thống nhất; thực hiện chủ đề công tác năm 2020 là năm “Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị phấn đấu hoàn thành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2015-2020, tổ chức thành công đại hội đảng các cấp”; đề cao vai trò, trách nhiệm và sự gương mẫu của người đứng đầu ở tất cả các cấp, các ngành trong hệ thống chính trị, hướng về cơ sở; chỉ đạo sâu sát, quyết liệt, trọng tâm, trọng điểm, gắn với kiểm tra, giám sát thường xuyên. Xây dựng kế hoạch, giải pháp cụ thể, khả thi, tập trung thực hiện từng nhiệm vụ, chỉ tiêu của Kế hoạch 5 năm 2016-2020. Vì vậy, đề nghị cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, các đồng chí Thành ủy viên, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị tập trung chỉ đạo thực hiện tốt một số nhiệm vụ chủ yếu sau:

1. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh. Đẩy mạnh thu hút đầu tư, khơi thông các nguồn vốn, thúc đẩy tăng trưởng, khởi nghiệp đổi mới, sáng tạo. Tiếp tục thực hiện các giải pháp tái cơ cấu kinh tế, phát triển công nghiệp dựa trên đổi mới công nghệ, tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu. Đẩy mạnh phát triển kinh tế tri thức trên cơ sở tận dụng thành quả của Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Triển khai đồng bộ các giải pháp thúc đẩy phát triển thương mại - dịch vụ, đẩy mạnh xuất khẩu, quảng bá và phát triển du lịch. Tiếp tục tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo chiều sâu; khuyến khích ứng dụng công nghệ cao, nâng cao chất lượng, kiểm soát an toàn thực phẩm và tăng cường liên kết theo chuỗi giá trị. Phấn đấu thực hiện tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 7,5% trở lên và hoàn thành tất cả các chỉ tiêu về kinh tế trong Kế hoạch 5 năm 2016-2020.

2. Tập trung hoàn thành phê duyệt các quy hoạch chung và quy hoạch phân khu còn lại, đi đôi với tăng cường quản lý quy hoạch, trật tự xây dựng, bảo vệ môi trường. Triển khai lập Quy hoạch phát triển thành phố giai đoạn 2021-2030 theo quy định của Luật Quy hoạch. Tăng cường chỉnh trang đô thị, quản lý trật tự lòng đường, vỉa hè, trật tự xây dựng, xử lý nghiêm, dứt điểm các vi phạm đã phát hiện.

Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật, nhất là các công trình trọng điểm. Tập trung xử lý, nâng công suất các bãi chôn lấp, xây dựng nhà máy xử lý nước thải theo lộ trình và hệ thống thu gom xử lý nước thải tại các cụm công nghiệp trên địa bàn. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và hoàn thành đưa vào sử dụng các nhà máy ứng dụng công nghệ đốt rác phát điện, các dự án cấp nước sạch nông thôn. Khẩn trương hoàn thành xây dựng hệ thống bản đồ số quản lý đất đai trên địa bàn thành phố nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.

Thực hiện tốt đề án “Quản lý và giảm thiểu rủi ro có thể trở thành thảm họa đối với thành phố Hà Nội”. Tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch, đảm bảo an ninh nguồn nước. Rà soát các cơ sở sản xuất có sử dụng hóa chất, nguy cơ cháy nổ cao, ô nhiễm môi trường… để sẵn sàng phương án khắc phục khi có sự cố. Thực hiện quyết liệt các giải pháp nhằm thu gom, kiểm soát nguồn xả thải, khắc phục tình trạng ô nhiễm không khí, khói bụi, hạn chế các nguồn ô nhiễm như than tổ ong, nguồn khói thải của các phương tiện giao thông. Tăng cường trách nhiệm giải trình, kịp thời công bố thông tin và các giải pháp chính thức của thành phố khi xảy ra các vụ việc đột xuất phát sinh được dư luận xã hội quan tâm.

3. Phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa - xã hội tương xứng với phát triển kinh tế, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của Thủ đô; tiếp tục thực hiện có hiệu quả hai bộ quy tắc ứng xử tại cơ quan và nơi công cộng, rà soát, giải quyết tốt những mâu thuẫn trong cộng đồng. Chuẩn bị tổ chức tốt Giải đua xe F1 lần đầu tiên diễn ra tại Hà Nội và cơ sở vật chất phục vụ SEA Games 31. Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân; chủ động phòng chống dịch bệnh, kiểm soát chặt chẽ vệ sinh an toàn thực phẩm. Nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin, nâng cao tỷ lệ và hiệu quả sử dụng các dịch vụ công trực tuyến của người dân, phục vụ mục tiêu xây dựng thành phố thông minh. Đảm bảo tốt các chính sách an sinh xã hội, đào tạo lao động, tạo việc làm.

4. Phát huy trách nhiệm của người đứng đầu các cấp, các ngành trong giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng, lãng phí. Chuẩn bị tốt các điều kiện để thực hiện hiệu quả đề án thí điểm quản lý mô hình chính quyền đô thị sau khi được Quốc hội thông qua Nghị quyết về thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND tại các phường thuộc quận, thị xã của thành phố Hà Nội; đồng thời tiếp tục làm việc cụ thể với các cơ quan, bộ, ngành trung ương để đẩy nhanh tiến độ xây dựng và báo cáo Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội xem xét, thông qua nghị quyết về các cơ chế, chính sách đặc thù cho thành phố Hà Nội tại kỳ họp Quốc hội giữa năm 2020.

5. Chú trọng tăng cường quốc phòng, an ninh và các hoạt động đối ngoại. Đảm bảo an ninh, an toàn tuyệt đối các sự kiện chính trị, văn hóa, hoạt động đối ngoại trên địa bàn Thủ đô, nhất là đại hội đảng các cấp, sự kiện kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ thành phố; 1.010 năm Thăng Long - Hà Nội, các sự kiện diễn ra trong khuôn khổ Năm Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam... Tăng cường tuyên truyền, kiểm tra, thực hiện nghiêm công tác phòng cháy, chữa cháy. Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế.

tiep tuc phat huy tinh than doan ket huong toi to chuc thanh cong dai hoi xvii dang bo thanh pho
Quang cảnh hội nghị. (Ảnh: NC)

Thứ ba, về tài chính - ngân sách

Tại hội nghị, chúng ta đã nghe và thảo luận 3 dự thảo báo cáo mang tính chuyên đề về tài chính, ngân sách do Ban Cán sự đảng UBND thành phố chuẩn bị, trước khi trình HĐND thành phố ban hành nghị quyết để thực hiện trong năm 2020. Thay mặt chủ trì hội nghị, tôi xin nhấn mạnh một số nội dung như sau:

1. Về phê chuẩn tổng quyết toán ngân sách nhà nước năm 2018

Trong năm 2018, công tác quản lý tài chính - ngân sách được điều hành đúng quy định, chặt chẽ, cân đối ngân sách đã đáp ứng kịp thời vốn cho các công trình trọng điểm cũng như các nhiệm vụ thường xuyên và quan trọng của thành phố. Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân dự toán ngân sách năm 2018 đạt thấp, nhất là vốn đầu tư công (chỉ đạt 66,8%), lượng vốn phải chuyển nguồn cho năm sau lớn (khoảng 57.800 tỷ đồng, chiếm 43,5% tổng chi ngân sách; trong đó cấp thành phố là 34.768 tỷ đồng). Về việc này, UBND thành phố cần thực hiện tốt các kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước, xác định rõ cơ cấu các khoản chi phải chuyển nguồn để tập trung chỉ đạo khắc phục trong năm 2020 và các năm tiếp theo; đồng thời có giải pháp nâng cao năng lực giải ngân và thực hiện quyết toán theo quy định.

2. Về tình hình thực hiện ngân sách năm 2019; dự toán ngân sách địa phương và phân bổ ngân sách cấp thành phố năm 2020; Kế hoạch tài chính - ngân sách 3 năm 2020 - 2022 của Thành phố

Trong chỉ đạo, điều hành ngân sách năm 2020 cũng như thực hiện Kế hoạch tài chính - ngân sách 3 năm 2020 - 2022 của thành phố, cần phát huy kết quả và ưu điểm của năm 2019; có quan điểm nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu bền vững; tăng cường kiểm tra, thanh tra tài chính, chống thất thu ngân sách; cần có biện pháp quyết liệt trong việc thu hồi nợ đọng ngân sách cũng như các giải pháp đảm bảo nguồn thu từ đất theo dự toán để tạo nguồn lực thực hiện nhiệm vụ chung theo đúng quy định của pháp luật. Về chi ngân sách năm 2020, trong điều hành ngân sách, cần quán triệt quan điểm tiết kiệm triệt để chi thường xuyên, dành nguồn lực cho đầu tư, phát triển.

Thứ tư, về cập nhật, hoàn thiện kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020; tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2019 và xây dựng kế hoạch năm 2020 của Thành phố

1. Tình hình thực hiện Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020 cấp Thành phố từ đầu nhiệm kỳ đến nay là rất khó khăn, hạn chế và chậm tiến độ. Tiến độ thực hiện dự án, giải ngân vốn đầu tư phát triển năm 2019 tiếp tục chậm hơn so với cùng kỳ năm 2018; số dự án hoàn thành trong năm thấp hơn dự kiến, chỉ đạt 80/128 dự án được bố trí vốn hoàn thành (trong đó có 4 công trình trọng điểm). Ước giải ngân cả năm 2019 của toàn thành phố đạt khoảng 76,14% kế hoạch đã giao đến nay (bằng 80,4% kế hoạch đầu năm) và dự kiến đạt 90,6% kế hoạch sau khi điều chỉnh do hụt nguồn. Trong đó, cấp thành phố đạt 73,9% kế hoạch đã giao (bằng 69,7% kế hoạch giao đầu năm và 85,9% kế hoạch điều chỉnh do hụt nguồn); cấp huyện đạt 92,3% kế hoạch đã giao (bằng 103,3% kế hoạch giao đầu năm và 92,3% kế hoạch điều chỉnh do hụt nguồn).

Ban Cán sự đảng UBND Thành phố cần chỉ đạo rà soát, báo cáo các lĩnh vực, chủ đầu tư có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công thấp; kiểm điểm, chỉ rõ nguyên nhân, nhất là các nguyên nhân chủ quan có tính căn cơ; trên cơ sở đó xác định rõ trách nhiệm của cá nhân, tập thể. Đồng thời, nghiên cứu đề xuất các giải pháp, nhất là các giải pháp có tính đột phá cho các “điểm nghẽn” có tính chủ quan trong chỉ đạo điều hành giải ngân vốn đầu tư công của các cấp, các ngành. Đảng đoàn HĐND cần tăng cường công tác giám sát đối với việc thực hiện kế hoạch đầu tư công của thành phố.

2. Năm 2020 là năm cuối cùng thực hiện Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020 nên cần rà soát, hoàn thiện kế hoạch để phù hợp với khả năng cân đối vốn thực tế và tình hình thực tiễn, tiến độ triển khai các dự án của thành phố. Đây là một vấn đề lớn, vĩ mô và rất quan trọng đối với thành phố, do vậy, việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn cần phải nghiên cứu chặt chẽ, nghiêm túc, kỹ lưỡng, thận trọng và tuân thủ các nguyên tắc, tiêu chí theo quy định.

- Các kiến nghị, đề xuất của UBND Thành phố với HĐND Thành phố phải phù hợp với các quy định hiện hành của Nhà nước và thành phố; các giải pháp tổ chức thực hiện kế hoạch phải có tính đột phá, khả thi, hiệu quả và tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc, khắc phục triệt để các tồn tại, hạn chế đã chỉ ra.

- Đối với kế hoạch đầu tư phát triển năm 2020, cần đảm bảo phù hợp với kế hoạch đầu tư công trung hạn (sau điều chỉnh) và tiến độ triển khai cũng như khả năng hấp thụ vốn của các dự án; đồng thời các dự án đưa vào kế hoạch năm 2020 phải đáp ứng các điều kiện về bố trí vốn theo quy định của Luật Đầu tư công.

3. Ban Cán sự đảng UBND Thành phố chủ động rà soát, đề xuất các giải pháp cần thiết để xây dựng Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025 đảm bảo chất lượng và tiến độ theo yêu cầu trong bối cảnh hệ thống quy định hiện hành của pháp luật về ngân sách, đầu tư công còn nhiều khó khăn, vướng mắc.

Thứ năm, về đề án tổng thể sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc thành phố Hà Nội

Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố thống nhất về nguyên tắc để Ban Cán sự đảng UBND Thành phố chỉ đạo UBND thành phố trình HĐND Thành phố xem xét, thông qua đề án. Giao Ban Cán sự đảng UBND Thành phố chỉ đạo rà soát, hoàn thiện đề án đảm bảo tuân thủ đúng các quy định hiện hành của pháp luật; quá trình triển khai thực hiện đề án trên cần công khai, dân chủ, gắn chặt chẽ với đề án sắp xếp, kiện toàn thôn, tổ dân phố, bố trí kiêm nhiệm các chức danh người hoạt động không chuyên trách; đồng thời, thực hiện tốt chính sách cán bộ và tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục tạo sự thống nhất về nhận thức và thực hiện trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức các cấp và nhân dân ở địa phương.

Năm 2019 sắp kết thúc, năm 2020 là năm toàn Thành phố về đích, phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu nhiệm kỳ mà đại hội đã đề ra, đồng thời cũng là năm rất quan trọng, năm diễn ra Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ Thành phố. Với tinh thần “Quyết liệt, khẩn trương, chắc chắn và hiệu quả”, tôi đề nghị Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, tập hợp trí tuệ tập thể để lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện hoàn thành các nhiệm vụ chính trị quan trọng của Thành phố trong năm 2020, hướng tới tổ chức thành công Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ Thành phố.

(*) Tiêu đề là của báo Lao động Thủ đô

Lao động Thủ đô

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

(LĐTĐ) Chương trình tổng duyệt cho Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 vừa diễn ra, hé lộ sân khấu hoành tráng gây choáng ngợp, gợi mở những điều bất ngờ hấp dẫn trong sự kiện đáng chờ đợi nhất tại vùng đất Cố đô Hoa Lư.
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

(LĐTĐ) Trong suốt chiều dài lịch sử ngàn năm văn hiến của đất Thăng Long, người Hà Nội đã kết tinh bản lĩnh, trí tuệ, sức sáng tạo, phẩm chất thanh lịch tinh tế. Đó chính là những giá trị văn hóa góp phần xây dựng nên một Hà Nội trở thành niềm tự hào của cả nước. Thành ủy Hà Nội cũng luôn nhận thức sâu sắc phát triển văn hóa là nội dung trọng tâm, xuyên suốt, vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài. Văn hóa trở thành trọng tâm trong chính sách phát triển của Hà Nội. Đây cũng chính là nguồn sức mạnh nội sinh, động lực tinh thần to lớn để phát triển Thủ đô trong thời gian tới.
Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City

Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City

(LĐTĐ) Trận đại chiến Man City vs Tottenham tại vòng 12 Premier League 2024/25 đã có kết thúc đầy bất ngờ khi đội chủ nhà để thua với tỷ số 0-4.
Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49

Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49

(LĐTĐ) Tỷ giá USD hôm nay 24/11, giá bán USD ở một số ngân hàng thương mại lớn, giao dịch chủ yếu ở mức 25.509 đồng/USD.
Arsenal 3-0 Nottingham: Chấm dứt chuỗi 4 trận không biết mùi chiến thắng

Arsenal 3-0 Nottingham: Chấm dứt chuỗi 4 trận không biết mùi chiến thắng

(LĐTĐ) Arsenal đã giành chiến thắng thuyết phục 3-0 trước Nottingham Forest trên sân nhà Emirates, cầu thủ 17 tuổi Nwaneri có bàn đầu tiên tại Premier League, Arsenal đã chấm dứt chuỗi 4 trận không biết mùi chiến thắng.

Tin khác

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

(LĐTĐ) Chiều 23/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), với 413/422 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 86,22% tổng số đại biểu Quốc hội).
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Chiều 23/11, thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội”, với 421/423 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 87,89 % tổng số đại biểu Quốc hội.
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật, tài sản số là tài sản vô hình, được thể hiện dưới dạng dữ liệu số, được tạo ra, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác thực bởi công nghệ số trên môi trường điện tử và được pháp luật bảo hộ quyền tài sản.
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Vấn đề tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận.
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình

Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình

(LĐTĐ) Hóa chất độc hại (nếu có) ngấm vào thực phẩm; thuốc lá điện tử, nung nóng (thuốc lá thế hệ mới), bia, rượu, đồ uống có đường là những chất không những gây hại cho sức khỏe, kéo giảm năng suất lao động mà còn ảnh hưởng sức khỏe giống nòi trong tương lai. Cấm và dùng công cụ thuế để hạn chế việc lưu hành, sử dụng các sản phẩm trên cũng là góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân từ sớm, từ xa…
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã nghe trinh bày Tờ trình, Báo cáo thẩm tra và thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), trong đó có quy định về tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia…
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Bộ Tư pháp đã tổ chức lễ phát động Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng ban Tổ chức chủ trì buổi lễ.
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

(LĐTĐ) Sáng 22/11 tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.
Xem thêm
Phiên bản di động