Tiếp tục sử dụng công cụ thuế, phí... để thị trường xăng, dầu ổn định

(LĐTĐ) Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành chức năng tham mưu cho Quốc hội, Chính phủ, cùng các cơ quan chức năng theo thẩm quyền của mình tiếp tục sử dụng công cụ thuế, phí, Quỹ bình ổn xăng, dầu và chính sách an sinh khi cần thiết để điều hành giá bán lẻ xăng, dầu.
Bộ Công Thương chỉ đạo tăng cường hỗ trợ, cung ứng xăng, dầu cho các địa phương có hiện tượng thiếu cục bộ Bộ Công Thương lý giải nguyên nhân thị trường xăng, dầu gặp khó Một số doanh nghiệp kinh doanh xăng, dầu chưa thực hiện đúng, đủ các quy định của pháp luật

Ngày 28/10, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023. Tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã phát biểu giải trình về một số vấn đề liên quan đến nguồn cung xăng, dầu.

Bộ trưởng Bộ Công Thương cho biết, vấn đề quản lý cung ứng, kinh doanh xăng, dầu được giao cho 7 bộ, ngành, cơ quan chức năng và chính quyền 63 tỉnh, thành phố thực hiện. Vì vậy, để làm tốt việc này không chỉ cần mỗi ngành, mỗi cơ quan chức năng ở trung ương và chính quyền địa phương làm tốt, mà quan trọng hơn là phải hợp tác được với nhau một cách chặt chẽ.

Tiếp tục sử dụng công cụ thuế, phí... để thị trường xăng, dầu ổn định
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên. (ảnh: Quốc hội)

Thời gian qua, Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành chức năng và các địa phương đã nỗ lực, cố gắng trong quyết sách các chủ trương, trong chỉ đạo, điều hành thông qua các công cụ thuế, phí, Quỹ bình ổn và cả chính sách xã hội. Vì thế thị trường xăng, dầu nước ta cơ bản được ổn định, tổng nguồn luôn không thiếu, giá cả hợp lý và luôn ở nhóm nước có mức bán lẻ thấp nhất trong khu vực và thế giới.

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng, để xảy ra hiện tượng thiếu hàng cục bộ ở hệ thống thương nhân phân phối và cửa hàng bán lẻ ở Thành phố Chí Minh và một số tỉnh phía Nam là điều rất đáng tiếc và bất thường. Bởi dù hoàn cảnh khó khăn giống nhau nhưng phần lớn các tỉnh, thành phố, nhất là phía Bắc và miền Trung thì không xảy ra như vậy.

Đặc biệt, tại thời điểm đầu tháng 10, cả nước còn tới 3 triệu m3 xăng, dầu, kể cả dự trữ thương mại sản xuất của các nhà máy trong nước và nhập khẩu trong kỳ của 34 doanh nghiệp đầu mối đủ nguồn cung cho đến gần hết tháng 11, chưa kể các nhà máy sản xuất tiếp, các doanh nghiệp nhập khẩu tiếp theo kế hoạch.

“Ngoài nguyên nhân khách quan của thế giới là đứt gãy nguồn cung, khủng hoảng năng lượng, lạm phát tăng cao, giá dao động trong biên độ lớn, tỷ giá ngoại tệ thay đổi hàng giờ thì nguyên nhân chủ quan trong nước là các doanh nghiệp kinh doanh xăng, dầu rất khó tiếp cận với vốn và bảo lãnh tín dụng của ngân hàng, room đã hẹp, điều kiện vay thanh khoản lại khó khăn, tỷ giá ngoại tệ để nhập khẩu hàng thay đổi liên tục, biên độ giá dao động lớn, vì thế rủi ro rất cao cho các doanh nghiệp”, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nói.

Theo Bộ trưởng, trong bối cảnh khan hàng, nhiều chi phí phát sinh, nhiều định mức lỗi thời nhưng chưa được cập nhật kịp thời, đầy đủ, chưa được phản ánh trong công thức tính giá cơ sở xăng, dầu nên doanh nghiệp càng làm thì càng lỗ. Và trong cơ chế thị trường thì không ai ngoài quy luật cung cầu, quy luật giá trị và mục tiêu lợi nhuận quyết định được hành động của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, trong tháng 9 và đầu tháng 10, thiên tai, bão lũ xảy ra trên biển và nhiều vùng miền của cả nước cũng làm chậm các chuyến tàu, chuyến xe chở xăng, dầu về cung ứng cho các đơn vị bán lẻ.

Mặt khác, cũng trong thời điểm này, các lực lượng chức năng cả Trung ương và địa phương đã đấu tranh triệt phá thành công một số vụ buôn lậu, làm giả xăng, dầu với số lượng lớn đến hàng chục ngàn m3 nên ít nhiều cũng đã có ảnh hưởng tới phân phối kinh doanh xăng, dầu trên một số địa bàn.

Trong khi đó, Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam là nơi có rất nhiều thương nhân phân phối. Theo thống kê, có 146/332 thương nhân phân phối của cả nước, chiếm 44% nằm ở khu vực này. Qua khảo sát của ngành, thấy rất nhiều thương nhân phân phối đã ký hợp đồng mua hàng của nhiều doanh nghiệp đầu mối nhưng việc mua hàng thường xuyên lại không thực hiện.

Vì thế, doanh nghiệp đầu mối không thể chủ động nguồn hàng trong kỳ cho hệ thống của mình. Khi khan hàng, các thương nhân phân phối quay lại mua hàng để phân phối cho hệ thống bán lẻ của mình, đương nhiên sẽ không còn cơ hội và vì thế cũng làm cho sự đứt gãy ở một số nơi.

Tiếp tục sử dụng công cụ thuế, phí... để thị trường xăng, dầu ổn định
Toàn cảnh phiên thảo luận. (ảnh: Quốc hội)

Để kịp thời khắc phục tình trạng nêu trên, Bộ trưởng Bộ Công Thương cho biết sẽ tham mưu cho cấp có thẩm quyền tập trung chỉ đạo, hướng dẫn các doanh nghiệp đầu mối thương nhân phân phối, chia sẻ nguồn cung trong dự trữ thương mại của mình để kịp thời chi viện cho những địa bàn cần ứng cứu; tiếp tục động viên, phân giao chỉ tiêu bổ sung cho các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp đầu mối để tăng sản lượng sản xuất và nhập khẩu, để bảo đảm nguồn cung ra thị trường trong mọi tình huống.

Phối hợp với các lực lượng chức năng, cơ quan và chính quyền các địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát toàn hệ thống kinh doanh xăng, dầu. Kiên quyết xử lý nghiêm các vi phạm, kể cả phải rút giấy phép vĩnh viễn đối với các doanh nghiệp kinh doanh khi vi phạm nhiều lần, bảo đảm lưu thông thông suốt, duy trì hệ thống một cách hợp lý.

Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng, dầu về tiếp cận nguồn vốn bảo lãnh tín dụng. Đây được xem là điều kiện tiên quyết để các doanh nghiệp xăng, dầu có thể tồn tại, phát huy vai trò quan trọng của mình trong cung ứng cho xã hội mặt hàng đặc biệt này. Hiện doanh nghiệp đang rất cần nới trần vay, cần ưu đãi về lãi suất, cần chia sẻ và hỗ trợ về điều kiện thanh khoản thì mới có thể duy trì được hoạt động.

“Để doanh nghiệp xăng, dầu không lỗ hoặc có lỗ thì cũng trong khả năng chịu được ở thời điểm thị trường xăng, dầu có nhiều dị biệt, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành chức năng tham mưu cho Quốc hội, Chính phủ, cùng các cơ quan chức năng theo thẩm quyền của mình tiếp tục sử dụng công cụ thuế, phí, Quỹ bình ổn xăng, dầu và chính sách an sinh khi cần thiết để điều hành giá bán lẻ xăng, dầu phù hợp với biến động giá thế giới, đáp ứng mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, ổn định an sinh xã hội.

Đặc biệt, cần rất khẩn trương rà soát, cập nhật, phản ánh định mức, chi phí định mức, chi phí tạo nguồn, chi phí phát sinh thực tế vào công thức tính giá cơ sở để các hoạt động tạo nguồn cung ứng, phân phối xăng, dầu diễn ra một cách thuận lợi và lành mạnh”, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chương Mỹ: Cán bộ xã “3 cùng” với người dân vùng ngập lụt sơ tán tập trung

Chương Mỹ: Cán bộ xã “3 cùng” với người dân vùng ngập lụt sơ tán tập trung

(LĐTĐ) Khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 và lũ rừng ngang, đến ngày 19/9, huyện Chương Mỹ đã sơ tán hơn 2.100 hộ dân, với trên 8.800 nhân khẩu đến nơi an toàn. Việc di dời người dân bị ngập lũ đến nơi an toàn và chăm sóc họ chu đáo được các cấp chính quyền huyện Chương Mỹ quan tâm, triển khai hiệu quả.
Công đoàn chung tay hỗ trợ các gia đình bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Công đoàn chung tay hỗ trợ các gia đình bị ảnh hưởng bởi bão số 3

(LĐTĐ) Được sự chỉ đạo trực tiếp của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hà Đông, trong 2 ngày (18 - 19/9), Công đoàn một số trường Trung học cơ sở (THCS), Tiểu học trên địa bàn quận Hà Đông đã đến thăm, tặng quà các gia đình học sinh, đoàn viên công đoàn, người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và hoàn lưu cơn bão gây ra với số tiền hỗ trợ là 63 triệu đồng.
Hà Nội: Đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ người tiêu dùng

Hà Nội: Đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ người tiêu dùng

(LĐTĐ) Nhằm góp phần kết nối đa dạng nguồn cung hàng hóa từ các tỉnh, thành phố phục vụ người dân sau cơn bão số 3, từ ngày 19 - 23/9, Sở Công Thương Hà Nội liên tiếp tổ chức Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố và Tuần hàng quảng bá, giới thiệu và bán nông sản thực phẩm tại các kênh phân phối tại Hà Nội. Điều này khẳng định, nguồn cung hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô và các tỉnh, thành luôn dồi dào, sẵn sàng cung ứng trong mọi trường hợp.
Festival Thu Hà Nội 2024: Tinh gọn quy mô nhưng vẫn nhiều trải nghiệm hấp dẫn

Festival Thu Hà Nội 2024: Tinh gọn quy mô nhưng vẫn nhiều trải nghiệm hấp dẫn

(LĐTĐ) Tối nay (20/9), Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024 sẽ được khai mạc. Đây là một trong những hoạt động quan trọng nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024); nhằm quảng bá hình ảnh, giá trị văn hóa và du lịch của Hà Nội - mảnh đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến với những nét đẹp độc đáo riêng.
Quận Tây Hồ: Trao quà mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024

Quận Tây Hồ: Trao quà mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 20/9, Ban Dân vận Quận ủy, Ban Chỉ huy Quân sự quận Tây Hồ tổ chức chương trình tặng quà thực hiện mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024.
Nghiêm cấm bao che, giấu khuyết điểm cho cán bộ, công chức vi phạm nồng độ cồn

Nghiêm cấm bao che, giấu khuyết điểm cho cán bộ, công chức vi phạm nồng độ cồn

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội sẽ xem xét trách nhiệm của thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng cán bộ, công chức, viên chức có nhiều người vi phạm nồng độ cồn, không chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của lực lượng thực thi công vụ…
Hải Phòng: Phân bổ kinh phí hỗ trợ 15 quận, huyện khắc phục hậu quả bão số 3

Hải Phòng: Phân bổ kinh phí hỗ trợ 15 quận, huyện khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Thành phố - Thường trực Ban Vận động, cứu trợ thành phố Hải Phòng đã ban hành quyết định phân bổ kinh phí trên 47 tỷ đồng hỗ trợ các quận, huyện khắc phục thiệt hại do bão số 3 (bão Yagi).

Tin khác

Hà Nội: Đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ người tiêu dùng

Hà Nội: Đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ người tiêu dùng

(LĐTĐ) Nhằm góp phần kết nối đa dạng nguồn cung hàng hóa từ các tỉnh, thành phố phục vụ người dân sau cơn bão số 3, từ ngày 19 - 23/9, Sở Công Thương Hà Nội liên tiếp tổ chức Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố và Tuần hàng quảng bá, giới thiệu và bán nông sản thực phẩm tại các kênh phân phối tại Hà Nội. Điều này khẳng định, nguồn cung hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô và các tỉnh, thành luôn dồi dào, sẵn sàng cung ứng trong mọi trường hợp.
Tỷ giá USD hôm nay (20/9): Đồng USD trong nước tăng, thế giới giảm

Tỷ giá USD hôm nay (20/9): Đồng USD trong nước tăng, thế giới giảm

(LĐTĐ) Sáng nay 20/9, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.167 VND - tăng 16 VND. Trên thị trường Mỹ, chỉ số USD Index (DXY) hiện ở mức 100,64 - giảm 0,38 điểm.
Giá vàng hôm nay (20/9): Giá vàng thế giới đảo chiều tăng mạnh

Giá vàng hôm nay (20/9): Giá vàng thế giới đảo chiều tăng mạnh

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay (20/9), giá vàng thế giới đảo chiều tăng mạnh, trong khi đó, vàng miếng trong nước được điều chỉnh giảm nhẹ.
Việt Nam đang tiến gần mục tiêu đạt định mức tín nhiệm “Đầu tư” vào năm 2030

Việt Nam đang tiến gần mục tiêu đạt định mức tín nhiệm “Đầu tư” vào năm 2030

(LĐTĐ) Nhận thức được tầm quan trọng của việc xếp hạng tín nhiệm quốc gia, Bộ Tài chính đã phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Cải thiện xếp hạng tín nhiệm quốc gia tới năm 2030. Một trong các mục tiêu quan trọng của Đề án là phấn đấu tới năm 2030 nâng xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam lên hạng “Đầu tư”.
Giá xăng bật tăng trở lại, RON 95 lên hơn 19.700 đồng/lít

Giá xăng bật tăng trở lại, RON 95 lên hơn 19.700 đồng/lít

(LĐTĐ) Giá xăng E5 RON 92 tăng 50 đồng/lít, còn xăng RON 95 tăng 130 đồng/lít. Từ đầu năm đến nay, giá xăng tăng 18 lần, giảm 20 lần.
“Nâng tầm” nông sản OCOP nhờ kết hợp du lịch

“Nâng tầm” nông sản OCOP nhờ kết hợp du lịch

(LĐTĐ) Chương trình OCOP (mỗi xã một sản phẩm) gắn kết với trải nghiệm du lịch tại vườn đã mang lại hiệu quả kép cho người nông dân thành phố Hà Nội mà còn giúp “nâng tầm” giá trị các sản phẩm nông sản Thủ đô.
Bình Dương: Kinh tế - xã hội trong 9 tháng năm 2024 đạt 15 chỉ tiêu kế hoạch

Bình Dương: Kinh tế - xã hội trong 9 tháng năm 2024 đạt 15 chỉ tiêu kế hoạch

(LĐTĐ) Trong 9 tháng năm 2024, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn có nhiều chuyển biến tích cực, các ngành hàng xuất khẩu chủ lực đã dần phục hồi và có đơn hàng xuất khẩu trở lại.
TNR Holdings thanh toán tiền trái phiếu đúng hạn

TNR Holdings thanh toán tiền trái phiếu đúng hạn

(LĐTĐ) Mặc dù thị trường bất động sản những năm gần đây gặp nhiều khó khăn, nhưng TNR Holdings vẫn duy trì tốt hoạt động và đảm bảo đầy đủ quyền lợi cho nhà đầu tư.
Đề xuất lương Chủ tịch Hội đồng thành viên doanh nghiệp nhà nước cao nhất là 80 triệu đồng/tháng

Đề xuất lương Chủ tịch Hội đồng thành viên doanh nghiệp nhà nước cao nhất là 80 triệu đồng/tháng

(LĐTĐ) Dự thảo Nghị định quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước đang được lấy ý kiến góp ý đã đề xuất mức lương cơ bản cao nhất của Chủ tịch Hội đồng thành viên (hoặc Chủ tịch công ty), Chủ tịch Hội đồng quản trị của doanh nghiệp nhà nước (nhóm 1) là 80 triệu đồng/tháng.
Sẽ xử lý nghiêm hành vi trục lợi về giá sau bão, lũ

Sẽ xử lý nghiêm hành vi trục lợi về giá sau bão, lũ

Bão số 3 (bão Yagi) đã gây hậu quả nặng nề, gây ảnh hưởng và thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp và làm giao thông đứt gãy, dẫn đến một số thời điểm đã xuất hiện khan hiếm lương thực, rau củ quả. Trên thực tế, một số thương nhân đã lợi dụng tình hình này tăng giá một số mặt hàng nhu yếu phẩm.
Xem thêm
Phiên bản di động