Tiếp tục thực hiện mục tiêu kép
Nền tảng nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô Lan tỏa những tấm gương nhà giáo tâm huyết, sáng tạo |
Nhiều kết quả tích cực
Năm 2020, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 và thiên tai, lũ lụt nhưng với sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Đảng, Nhà nước; sự phối hợp hiệu quả của các bộ, ban, ngành từ Trung ương đến địa phương; sự chỉ đạo quyết liệt, kịp thời của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng sự nỗ lực của các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ; ngành Giáo dục đã nỗ lực, quyết tâm, cộng đồng trách nhiệm, nhờ vậy đạt nhiều kết quả tích cực.
Ngành Giáo dục đã đạt nhiều thành quả tích cực trong năm 2020. (Ảnh minh họa) |
Theo đó, toàn Ngành đã hoàn thành mục tiêu kép, vừa bảo đảm an toàn sức khỏe của học sinh, giáo viên trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, vừa hoàn thành kế hoạch năm học 2019 - 2020. An toàn của học sinh, sinh viên được bảo đảm nhưng không vì thế các hoạt động giáo dục bị ngưng trệ; không bị “đứt gãy” giáo dục như một số nước đã gặp phải. Các phương pháp, hình thức giáo dục mới được thầy cô, nhà trường sáng tạo, linh hoạt, nhất là trong dạy học trực tuyến, góp phần hoàn thành kế hoạch cả năm học và tạo tiền đề thúc đẩy chuyển đổi số mạnh mẽ trong ngành Giáo dục. Các trường đại học đã tích cực nghiên cứu và nhanh chóng đưa ra nhiều sản phẩm công nghệ phục vụ hiệu quả công tác phòng chống dịch…
Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2020 được tổ chức thành công. Chất lượng phổ cập giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học, trung học cơ sở được duy trì và nâng cao. Ngành Giáo dục đã đề nghị Nhà nước hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo ở các vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số và miền núi, hải đảo. Trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ khuyết tật được quan tâm phát hiện sớm, can thiệp sớm, học hòa nhập góp phần nâng cao tỷ lệ huy động trẻ em đến trường.
Cũng trong năm 2020, toàn Ngành đã tích cực chuẩn bị các điều kiện về đội ngũ giáo viên cơ sở vật chất, sách giáo khoa để triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới theo lộ trình Quốc hội quy định. Chất lượng giáo dục phổ thông (cả đại trà và mũi nhọn) được nâng lên; được Chính phủ, Quốc hội, quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Nhiều mô hình giáo dục, nhiều phương pháp dạy học tích cực được đưa vào ứng dụng trong thực tiễn… giúp học sinh tiếp cận kiến thức dễ dàng và hiệu quả hơn trước đây. Khả năng tự học của học sinh đang từng bước được cải thiện. Áp lực thành tích đã giảm đi. Theo báo cáo năm 2020 của Ngân hàng Thế giới về Vốn nhân lực, chỉ số vốn nhân lực của Việt Nam đứng thứ 38 trên 174 nền kinh tế; trong đó, thành phần kết quả giáo dục của Việt Nam đứng thứ 15, tương đương với các nước như Hà Lan, New Zealand, Thụy Điển.
Đáng nói, năm 2020, dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, các đoàn học sinh Việt Nam vẫn tham dự kỳ thi Olympic khu vực, quốc tế theo hình thức trực tuyến và đạt thành tích đặc biệt xuất sắc. 24/24 thí sinh Việt Nam tham dự các kỳ thi này đều đoạt giải (trong đó có 9 Huy chương Vàng, 8 Huy chương Bạc, 5 Huy chương Đồng và 2 Bằng khen). Đặc biệt, đội tuyển Hóa học có 4/4 thí sinh đoạt Huy chương Vàng, xếp thứ 2 thế giới, sau đội tuyển quốc gia Hoa Kỳ; đội tuyển Toán học có 6/6 học sinh dự thi đều đoạt giải, trong đó lần đầu tiên có một học sinh lớp 10 tham dự đội tuyển giành Huy chương Vàng và đứng thứ 4 thế giới.
Tự chủ đại học được đẩy mạnh, tạo đột phá về quản trị đại học, nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học. Chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ, là kết quả nổi bật của ngành Giáo dục trong năm vừa qua.
Tập trung thực hiện 3 trục nhiệm vụ quan trọng
Bên cạnh những kết quả nổi bật, năm 2020, công tác quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn còn những hạn chế khi để xảy ra một số tiêu cực, bất cập ở các cấp học; còn khó khăn, bất cập liên quan đến đội ngũ nhà giáo. Cơ sở vật chất trường lớp còn thiếu, xuống cấp. Giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống chưa được chú trọng đúng mức. Chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế, thiếu nhân lực trong các ngành kinh tế mũi nhọn, các ngành phục vụ kinh tế số.
Ảnh minh họa |
Năm 2021, toàn ngành Giáo dục sẽ tiếp tục tập trung thực hiện các nghị quyết, kết luận của Đảng, Quốc hội, các văn bản chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về giáo dục và đào tạo. Trong đó, ưu tiên tập trung nguồn lực thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông bảo đảm chất lượng, hiệu quả, đúng lộ trình. Đồng thời tổ chức thực hiện tốt Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học và Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học với trọng tâm là chỉ đạo hoàn thành việc kiện toàn Hội đồng trường các cơ sở giáo dục đại học, ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động, đảm bảo Hội đồng trường hoạt động hiệu quả, thực quyền; tiếp tục khắc phục, tạo chuyển biến căn bản các vấn đề về giáo dục đào tạo mà xã hội quan tâm như công tác tuyển sinh, liên kết đào tạo...
Thông tin tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2020 và triển khai nhiệm vụ năm 2021 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho biết, năm 2021 ngành Giáo dục tiếp tục thực hiện mục tiêu kép, vừa đảm bảo an toàn sức khoẻ cho người dạy, người học khi dịch bệnh Covid-19 vẫn phức tạp trên thế giới; vừa hoàn thành các mục tiêu nhiệm vụ năm học. Phương châm hành động của năm là “Đoàn kết, kỷ cương, đổi mới, sáng tạo, khát vọng phát triển” với 3 trục nhiệm vụ quan trọng sẽ được tập trung thực hiện hiệu quả là: Triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới; tăng cường tự chủ đại học và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; giáo dục đạo đức lối sống, kỹ năng sống cho học sinh sinh viên và đảm bảo an toàn trường học.
Ngoài ra, công tác thanh tra, kiểm tra; chuyển đổi số trong giáo dục đào tạo… cũng được Bộ trưởng nhấn mạnh cần thực hiện bài bản, quyết liệt trong năm 2021. Các nhiệm vụ liên quan đến chính sách sẽ được tổng kết, đánh giá tác động kịp thời để có những điều chỉnh phù hợp, nâng cao hơn nữa hiệu quả triển khai. Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ yêu cầu các đơn vị từ cấp Bộ, cấp Sở Giáo dục và Đào tạo đến từng cơ sở giáo dục đại học, phổ thông, mầm non phải đổi mới công tác quản trị, tăng cường tự chủ để từng tập thể, cá nhân được phát huy tốt nhất năng lực, trách nhiệm, đóng góp chung cho sự phát triển của giáo dục nước nhà./.
Phạm Thảo
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Tin khác
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Xã hội 24/11/2024 13:32
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Văn hóa 24/11/2024 08:32
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Xã hội 23/11/2024 18:17
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Cộng đồng 23/11/2024 15:27
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Giáo dục 23/11/2024 15:25
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Văn hóa 23/11/2024 15:18
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Cộng đồng 23/11/2024 08:12
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Cộng đồng 22/11/2024 23:24
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28