Tiếp tục xây dựng ngành Văn hoá, Thể thao Thủ đô đậm đà và có bản sắc riêng

(LĐTĐ) Chiều 27/12, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành Văn hóa, Thể thao năm 2023.
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch một năm nhìn lại Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh từ cơ sở Chuyển đổi số trong ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Tổ chức nhiều hoạt động, lễ kỷ niệm và sự kiện văn hóa, thể thao lớn

Dự và chỉ đạo Hội nghị có đồng chí: Nguyễn Văn Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Trần Sỹ Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội. Cùng dự có Ban Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội cùng đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã tại các điểm cầu.

Trong năm qua, bám sát chỉ đạo của Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, nhiệm vụ phát triển ngành theo chỉ đạo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã phát huy hiệu quả vai trò tham mưu, lãnh đạo, điều hành toàn ngành đổi mới phương thức quản lý, chủ động sáng tạo, kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn thuộc lĩnh vực phụ trách theo thẩm quyền, đạt nhiều kết quả nổi bật.

Tiếp tục xây dựng ngành Văn hoá, Thể thao Thủ đô đậm đà và có bản sắc riêng
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng phát biểu tại Hội nghị.

Trong đó, công tác tham mưu, tiếp tục triển khai thực hiện các Chương trình cấp ủy, Kế hoạch của Ủy ban nhân dân Thành phố tiêu biểu: Tham mưu ban hành và thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TU về phát triển Công nghiệp văn hoá; thực hiện kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc; Nghị quyết Số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển Thủ đô; Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐND về đầu tư công giai đoạn 2021-2025; thực hiện các cam kết với UNESCO khi tham gia Mạng lưới các Thành phố sáng tạo của UNESCO.

Tập trung tổ chức nhiều hoạt động, lễ kỷ niệm và sự kiện văn hóa, thể thao của Thành phố, hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công. Công tác tuyên truyền, cổ động chính trị trên địa bàn Thành phố thực hiện đúng quy định, phát huy được hiệu quả và sức mạnh tuyên truyền đến các tầng lớp nhân dân Thủ đô và bạn bè quốc tế.

Tiếp tục xây dựng ngành Văn hoá, Thể thao Thủ đô đậm đà và có bản sắc riêng
Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh phát biểu tại Hội nghị.

Các hoạt động kỷ niệm, lễ hội, sự kiện được tổ chức trang trọng, tiết kiệm, có ý nghĩa sâu sắc, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của Trung ương và Thành phố. Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động văn hóa, thể thao, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các sự kiện quy mô quốc gia, quốc tế.

Các hoạt động văn hóa, thể thao được tổ chức sâu, rộng từ Thành phố đến cơ sở (các cuộc thi, liên hoan, các giải thi đấu thể thao) đã thu hút được đông đảo các tầng lớp nhân dân, kết hợp sự tham gia đông đảo của lực lượng văn nghệ sĩ, vận động viên Hà Nội đã tạo nên các đợt sinh hoạt sôi nổi, làm tăng sức hấp dẫn, thu hút được sự quan tâm của công chúng qua các phương tiện truyền thông, góp phần tạo nên các sản phẩm văn hóa, thể thao mang thương hiệu của Thủ đô, hướng tới mục tiêu phát triển ngành công nghiệp văn hoá.

Bên cạnh đó, ngành cũng quan tâm, chăm lo công tác xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, hoàn thành tốt các nội dung, chỉ tiêu và chất lượng của các danh hiệu văn hóa (Gia đình văn hóa, Tổ dân phố văn hóa, Thôn văn hóa). Phong trào toàn dân đoàn kết, xây dựng đời sống văn hóa gắn với phong trào toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại, các hoạt động văn hóa cơ sở, công tác gia đình, thể dục thể thao được Sở quan tâm, lãnh đạo chỉ đạo thực hiện hiệu quả hướng về cơ sở.

Xây dựng người Hà Nội "Thanh lịch, văn minh", trọng tâm là xây dựng các mô hình văn hóa, hai Quy tắc ứng xử trên địa bàn Thành phố bước đầu đã có kết quả, góp phần đẩy lùi tệ nạn xã hội, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh; vai trò tự quản của thôn, làng, tổ dân phố trong xây dựng nông thôn mới, thôn đô thị văn minh, xây dựng tổ dân phố văn hóa, văn hóa được phát huy. Đời sống văn hóa càng được phong phú, nâng cao.

Công tác quản lý di sản, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản trên địa bàn Thành phố được thực hiện tốt; nhiều giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc được giữ gìn và phát huy thông qua việc xếp hạng di tích, công nhận Bảo vật quốc gia, tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống, việc đầu tư tu bổ các di tích. Các di tích danh thắng thuộc Thành phố đã có nhiều sản phẩm sáng tạo thu hút du khách trong nước và quốc tế.

Công tác quản lý, phát triển hoạt động thể dục thể thao được quan tâm chú trọng, hoàn thành nhiệm vụ tham mưu tổ chức thực hiện Lễ khai mạc, bế mạc SEAGAMES 31 và nhiều giải thể thao quy mô quốc tế và khu vực...

Huy động các nguồn lực để phát triển toàn diện, đồng bộ văn hoá

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã ghi nhận và đánh giá cao kết quả của ngành Văn hoá, Thể thao của Thủ đô với nhiều bước tiến vượt bậc.

Tiếp tục xây dựng ngành Văn hoá, Thể thao Thủ đô đậm đà và có bản sắc riêng
4 tập thể đã được nhận Cờ thi đua xuất sắc của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Với 5 năm điểm sáng trọng tâm, quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về văn hoá đã được thực hiện tốt, thay đổi tư duy từ làm văn hoá sang quản lý nhà nước về văn hoá.

Chỉ trong 1 năm, Thủ đô đã có 5 Nghị quyết lớn với 16 kế hoạch của Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành trong năm để thúc đẩy ngành Văn hoá và Thể thao, trong đó Sở Văn hoá và Thể thao đã có 13 Kế hoạch chi tiết nhằm bám sát chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hoá toàn quốc cũng như thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Thứ hai, các cấp uỷ đảng và hệ thống chính trị của Thủ đô ngày càng xác định tầm quan trọng của văn hoá, trong đó đội ngũ văn nghệ sĩ là chủ thể và nhân dân là người thực hiện. Hiểu đúng và trúng về văn hoá để xây dựng môi trường văn hoá phong phú gắn với xây dưng con người Hà Nội văn minh, thanh lịch.

Tiếp tục xây dựng ngành Văn hoá, Thể thao Thủ đô đậm đà và có bản sắc riêng
8 tập thể và 4 cá nhân nhận Bằng khen của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Thứ ba, điểm mới là Hà Nội đã đi trước cả nước khi thực hiện Nghị quyết chuyên đề của Thành ủy về công nghiệp văn hoá bằng cách làm bài bản. Với lợi thế của mình, Hà Nội đã biết khai thác yếu tố của du lịch, điện ảnh, nghệ thuật biểu diễn... trong phát triển công nghiệp văn hoá.

Thứ tư, thể thao quần chúng, thể thao thành tích cao của Thủ đô luôn đạt ở thành tích đầu. Người dân Thủ đô phát triển phong trào thể thao quần chúng để phát hiện, đào tạo những tài năng thành tích cao, đạt nhiều huy chương trên đấu trường khu vực. Đặc biệt là tổ chức thành công SEAGAMES 31 trên nhiều phương diện, khẳng định một Việt Nam thân thiện, mến khách, đang phục hồi sau đại dich Covid-19.

Thứ năm, toàn ngành đã tham mưu cho cấp uỷ để nâng cấp, đầu tư cho các thiết chế văn hoá, đáng chú ý là 14 nghìn tỷ để cải tạo trên 500 di sản của Thủ đô. "Chưa có địa phương nào có ngân sách lớn để nâng cấp như Thủ đô. Chúng ta phải thấy được sự quan tâm đó để thực hiện hiệu quả việc cải tạo và tu bổ di tích", Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho hay.

Bộ trưởng cũng chia sẻ những khó khăn với ngành Văn hoá, Thể thao Thủ đô và đồng thời đề xuất một số vấn đề trong thời gian tới như: Chú trọng xây dựng văn hoá gắn với những nét đẹp người dân Thủ đô thanh lịch, văn minh; quan tâm đến không gian sinh hoạt văn hoá, không gian thể thao cho các đối tượng; sử dụng thiết chế văn hoá hiệu quả hơn; tập trung phát triển các loại hình nghệ thuật từ đại chúng đến bác học; số hoá từng bài tập thể dục thể thao cho từng lứa tuổi, phổ quát và đưa lên truyền thông đại chúng để người dân được biết...

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Trần Sỹ Thanh đánh giá cao cách làm của Sở Văn hóa và Thể thao khi đã mời lãnh đạo quận, huyện và kết nối các điểm cầu để tổ chức tốt Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành năm 2023.

Năm 2022 là năm mà ngành đã tổ chức đậm đặc các sự kiện văn hoá, thể thao trên địa bàn Thủ đô từ hoạt động tầm khu vực đến tầm quốc gia và Thành phố. Sở Văn hoá và Thể thao cũng đã tham mưu cho Thành ủy và Ủy ban nhân dân triển khai rất đồng bộ các Nghị quyết, Chương trình và các kế hoạch của ngành. Trong đó, việc xây dựng văn hoá gia đình; người Hà Nội thanh lịch, văn minh, văn hoá công sở, nơi công cộng...; lĩnh vực bảo tồn di tích; phong trào thể thao quần chúng, các hoạt động nghệ thuật biểu diễn cũng có nhiều kết quả đáng khích lệ.

Thời gian tới, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Trần Sỹ Thanh mong muốn Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội cần quan tâm hơn đến chế độ, quy định, chính sách hỗ trợ dành cho thể thao thành tích cao. Đặc biệt là đối với quản lý văn hoá ứng xử trên mạng xã hội, ngành văn hoá không thể đứng ngoài cuộc... Bên cạnh đó, tiếp tục bám sát sự chỉ đạo của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Thành ủy, Ủy ban nhân dân... để tiếp tục xây dựng ngành Văn hoá, Thể thao của Thủ đô ngày càng đậm đà và có bản sắc riêng.

Phát biểu tiếp thu, đồng chí Đỗ Đình Hồng, Thành ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cho biết sẽ tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố, trong thời gian tới huy động các nguồn lực để phát triển toàn diện và đồng bộ trên các lĩnh vực văn hoá...

Tại Hội nghị, 4 tập thể đã được nhận Cờ thi đua xuất sắc, 4 cá nhân nhận Bằng khen của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hình thành thế hệ nông dân mới, dám nghĩ, dám làm

Hình thành thế hệ nông dân mới, dám nghĩ, dám làm

Xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại theo hướng phát triển đô thị là một trong những yêu cầu quan trọng đặt ra tại Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 16/6/2022 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn Hà Nội. Để đạt được mục tiêu này, rất nhiều khó khăn, vướng mắc cần phải tháo gỡ, tạo sức bật cho nông dân dám nghĩ, dám làm. Dù khó là vậy nhưng huyện Đan Phượng đã làm được bởi có những cách làm hay, tạo hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp.
Hà Nội: Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất huyện Mê Linh đến năm 2030

Hà Nội: Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất huyện Mê Linh đến năm 2030

(LĐTĐ) Hà Nội đã điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Mê Linh đến 2030, giảm 1,18 ha đất nông nghiệp, tăng đất phi nông nghiệp. Bổ sung dự án Đền Hai Bà Trưng và điều chỉnh bốn dự án khác. Vị trí, diện tích chuyển đổi xác định theo bản đồ đã được xác nhận.
Quy định về ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin vi phạm pháp luật trên mạng từ 25/12/2024

Quy định về ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin vi phạm pháp luật trên mạng từ 25/12/2024

(LĐTĐ) Nghị định 147/2024/NĐ-CP quy định các bộ, ngành, địa phương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an ngăn chặn, loại bỏ thông tin vi phạm pháp luật trên mạng. Doanh nghiệp viễn thông, Internet phải thực hiện yêu cầu gỡ bỏ, liên tục cung cấp dịch vụ vi phạm trong 24 giờ.
Bảng giá đất cũ được áp dụng đến hết 31/12/2025

Bảng giá đất cũ được áp dụng đến hết 31/12/2025

(LĐTĐ) Bảng giá đất theo Luật Đất đai 2013 sẽ tiếp tục áp dụng đến ngày 31/12/2025, trừ khi cần điều chỉnh theo Luật Đất đai 2024. Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh sẽ xây dựng bảng giá mới áp dụng từ ngày 1/1/2026. Điều chỉnh thực hiện theo Nghị định 71/2024/NĐ-CP.
Phản biện Dự thảo Nghị quyết quy định áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp điện, nước

Phản biện Dự thảo Nghị quyết quy định áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp điện, nước

(LĐTĐ) Chiều 14/11, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố quy định việc áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Đẩy nhanh tiến độ giải quyết vụ việc, vụ án về tham nhũng, tiêu cực

Đẩy nhanh tiến độ giải quyết vụ việc, vụ án về tham nhũng, tiêu cực

(LĐTĐ) Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo Thành ủy về Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, ngày 14/11, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài - Trưởng ban Chỉ đạo, yêu cầu tập trung chỉ đạo giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị về tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, khiếu nại, tố cáo kéo dài; đặc biệt là khiếu nại, tố cáo liên quan đến cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp để chuẩn bị tốt cho nhân sự đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ tới.
Quận Hoàn Kiếm: Khẳng định vị thế trong hệ thống giáo dục Thủ đô

Quận Hoàn Kiếm: Khẳng định vị thế trong hệ thống giáo dục Thủ đô

(LĐTĐ) Trong năm học 2023 - 2024, đông đảo nhà giáo, đoàn viên Công đoàn, người lao động Khối Giáo dục và đào tạo quận Hoàn Kiếm đã không ngừng trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Thông qua các phong trào thi đua đã có hàng trăm sáng kiến kinh nghiệm được đội ngũ giáo viên đưa vào giảng dạy.

Tin khác

Tái hiện lời căn dặn của Bác Hồ trong đêm diễn đặc biệt tại Hoàng thành Thăng Long

Tái hiện lời căn dặn của Bác Hồ trong đêm diễn đặc biệt tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Chiều 13/11, Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội (Kênh Truyền hình Quốc phòng Việt Nam) đã tổ chức họp báo giới thiệu chương trình chính luận nghệ thuật "Cùng nhau giữ nước".
Nhan sắc Việt thăng hạng trên đấu trường quốc tế

Nhan sắc Việt thăng hạng trên đấu trường quốc tế

(LĐTĐ) Lần đầu tiên trong lịch sử, Việt Nam đã có đại diện đăng quang tại Miss International - Hoa hậu Quốc tế, một trong ba cuộc thi sắc đẹp danh giá nhất thế giới. Chiến thắng của Huỳnh Thị Thanh Thủy không chỉ là niềm tự hào của đất nước mà còn là dấu ấn quan trọng của nhan sắc Việt Nam trên bản đồ sắc đẹp quốc tế.
Đông về nhớ vị muối quê

Đông về nhớ vị muối quê

(LĐTĐ) Mưa dai dẳng, trắng trời trắng đất. Đông ở quê hương thứ hai luôn bắt đầu bằng những ngày mưa. Năm nào đến tiết đông sang, mưa gió ùa về, mẹ tôi cũng đều kì công rang muối đậu sả, một món ăn gợi nhớ quê nhà và ấm áp tình yêu thương.
Tác giả Mị Dung ra mắt tác phẩm văn học “Chùm Đảo ngồi nhớ Chùm Ruồi”

Tác giả Mị Dung ra mắt tác phẩm văn học “Chùm Đảo ngồi nhớ Chùm Ruồi”

(LĐTĐ) Sau thành công của tác phẩm văn học “Ngẩng mặt nhìn mặt”, tác giả Mị Dung vừa cho ra mắt truyện dài thứ hai, có tên “Chùm Đảo ngồi nhớ Chùm Ruồi” do Nhà xuất bản Thanh Niên ấn hành.
Phát hành bộ tem kỷ niệm 100 năm sinh nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu

Phát hành bộ tem kỷ niệm 100 năm sinh nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu

(LĐTĐ) Bộ tem bưu chính “Kỷ niệm 100 năm sinh nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu (1924 - 2015)" gồm 1 mẫu vừa được Bộ Thông tin và Truyền thông phát hành. Hình ảnh chính của mẫu tem là chân dung nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu cùng tác phẩm "Đoàn Vệ quốc quân" của ông.
Khi "thánh đường tri thức" được đánh thức bởi nghệ thuật sáng tạo

Khi "thánh đường tri thức" được đánh thức bởi nghệ thuật sáng tạo

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024, chúng tôi có cơ hội theo chân hoạ sĩ Nguyễn Thế Sơn - giám tuyển của triển lãm "Cảm thức Đông Dương", khám phá tòa nhà Đại học Tổng hợp cũ. Dưới góc nhìn của một người đã dành thời gian dài nghiên cứu về mỹ thuật Đông Dương, mỗi góc nhỏ trong công trình trăm tuổi này đều mang những câu chuyện thú vị.
Sử dụng chất liệu dân gian trong sáng tạo: Góc nhìn mới về giá trị truyền thống

Sử dụng chất liệu dân gian trong sáng tạo: Góc nhìn mới về giá trị truyền thống

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024, talkshow "Sử dụng chất liệu dân gian trong sáng tạo" diễn ra vào sáng nay (10/11) tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, đã mang đến những góc nhìn đa chiều về việc kế thừa và phát huy giá trị văn hóa dân gian trong hoạt động sáng tạo đương đại.
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024: Hội tụ và lan tỏa tinh thần sáng tạo Thủ đô

Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024: Hội tụ và lan tỏa tinh thần sáng tạo Thủ đô

(LĐTĐ) Tiếp nối thành công của chuỗi sự kiện được tổ chức từ năm 2021, Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 sẽ diễn ra trong 9 ngày, từ ngày 9 đến 17/11, dọc theo 7 công trình di sản lịch sử tiêu biểu của Thủ đô. Lễ hội quy tụ sự tham gia của hơn 500 đơn vị, nhà sáng tạo, kiến trúc sư, nghệ nhân, với điểm nhấn đặc biệt là sự góp mặt của nhiều nghệ sĩ trẻ trong các lĩnh vực thiết kế.
Phim lịch sử và chuyển thể văn học: Cơ hội phát triển mới cho điện ảnh Việt Nam

Phim lịch sử và chuyển thể văn học: Cơ hội phát triển mới cho điện ảnh Việt Nam

(LĐTĐ) Tại Hội thảo “Phát triển sản xuất phim đề tài lịch sử và chuyển thể tác phẩm văn học” trong khuôn khổ Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII năm 2024, các vị khách mời đã thảo luận những vấn đề đặt ra khi chuyển thể tác phẩm văn học sang điện ảnh.
Khai mạc Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII: Điểm đến của điện ảnh sáng tạo

Khai mạc Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII: Điểm đến của điện ảnh sáng tạo

(LĐTĐ) Liên hoan phim không chỉ là sự kiện văn hóa đặc sắc mà còn góp phần thúc đẩy phát triển bền vững ngành công nghiệp điện ảnh Việt Nam, giúp điện ảnh Việt khẳng định vị thế trên bản đồ thế giới và ghi dấu ấn trong hội nhập quốc tế.
Xem thêm
Phiên bản di động