Tiếp xúc cử tri lấy ý kiến vào dự thảo Luật Phòng thủ dân sự
![]() |
Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Phạm Thị Thanh Mai phát biểu tại hội nghị. |
Theo tờ trình dự án Luật Phòng thủ dân sự trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 9/2022, dự thảo Luật gồm 7 chương, 71 điều, dự án luật tạo khung pháp lý chung nhất cho việc phòng, chống, khắc phục hậu quả chiến tranh, phòng, chống, khắc phục thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh nhằm bảo vệ cao nhất tính mạng, sức khỏe, tài sản của nhân dân, nâng cao hiệu quả pháp lý của hệ thống pháp luật về phòng thủ dân sự. Bên cạnh đó là tăng cường các biện pháp phòng ngừa và bảo đảm tính chủ động trong công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh; bảo vệ người dân, cơ quan, tổ chức, bảo vệ môi trường.
Tại hội nghị, các cử tri đánh giá, việc xây dựng một đạo luật riêng về phòng thủ dân sự là cần thiết nhằm khắc phục sự phân tán, riêng lẻ của các văn bản luật và các văn bản dưới luật về lĩnh vực này. Cử tri cũng tập trung đóng góp ý kiến phạm vi, đối tượng điều chỉnh; nội hàm khái niệm “phòng thủ dân sự”, “thảm họa”, “sự cố”; hệ thống công trình phòng thủ dân sự, các quy định về quy chuẩn, tiêu chuẩn công trình xây dựng đáp ứng yêu cầu phòng thủ dân sự; làm rõ quy định về cơ quan chỉ đạo, chỉ huy phòng thủ dân sự, cơ chế huy động, phối hợp trong phòng thủ dân sự và về tổ chức lực lượng phòng thủ dân sự; nguồn lực, chế độ, chính sách đối với phòng thủ dân sự…
![]() |
Các đại biểu đóng góp nhiều ý kiến vào dự thảo Luật Phòng thủ dân sự |
Trong đó, Thiếu tướng Nguyễn Đình Lưu, Phó Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội cho rằng, cần quy định “Trong nhiệm kỳ, cơ quan quân sự các cấp tham mưu cho Ủy ban nhân dân cùng cấp tổ chức diễn tập khu vực phòng thủ có nội dung phòng thủ dân sự từ một đến hai lần” để bảo đảm thống nhất với Nghị định số 21/2019/NĐ-CP của Chính phủ về Khu vực phòng thủ. Đồng thời, quy định “Bổ sung lực lượng, phương tiện, trang thiết bị và các vật chất cần thiết, sẵn sàng triển khai Sở Chỉ huy tại chỗ, chỉ đạo trực tiếp địa bàn trọng điểm, khu vực trọng yếu nơi xảy ra thảm họa, sự cố” để bảo đảm chặt chẽ và theo đúng phương châm “4 tại chỗ” trong ứng phó thảm họa, sự cố.
Cho rằng “tình trạng khẩn cấp” tại dự thảo Luật là khái niệm mới, do đó việc quy định vào dự thảo Luật Phòng thủ dân sự nội hàm khẩn cấp là không phù hợp, Thượng tá Cao Trần Quốc Hoàng, Phó trưởng Phòng Tham mưu (Công an thành phố Hà Nội) cho biết, nếu xác định hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về tình trạng khẩn cấp chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn, đặc biệt trong thời điểm chống dịch Covid-19 vừa qua thì cần tập trung xây dựng Luật Tình trạng khẩn cấp trên cơ sở nâng Pháp lệnh tình trạng khẩn cấp lên thành luật, thu hút các quy phạm về tình trạng khẩn cấp tại các văn bản luật khác nhau đưa vào Luật Tình trạng khẩn cấp, tạo sự đồng bộ, thống nhất, tránh chồng chéo trong hệ thống văn bản quy định về tình trạng khẩn cấp.
![]() |
Tại hội nghị cử tri đánh giá, việc xây dựng một đạo luật riêng về phòng thủ dân sự là cần thiết |
Về phạm vi điều chỉnh, Thiếu tướng Trương Quang Hoài, Phó Hiệu trưởng Trường Sĩ quan Lục quân 1 cho rằng nội dung phạm vi điều chỉnh chưa đầy đủ, cần bổ sung thêm nội dung “khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố” vì đây là một hoạt động quan trọng trong phòng thủ dân sự. Mặt khác Luật phòng thủ dân sự là khung pháp lý để chủ động ứng phó với các thảm họa, sự cố, bảo vệ nhân dân.
Thiếu tướng Trương Quang Hoài cũng đề nghị bổ sung quy định về đối tượng áp dụng của dự thảo Luật Phòng thủ dân sự; đề nghị quy định cụ thể nội dung chương trình đào tạo phòng thủ dân sự tại các nhà trường, học viện và nội dung chương trình huấn luyện phòng thủ dân sự cho các lực lượng chuyên trách, kiêm nhiệm, rộng rãi để bảo đảm tính thống nhất và dễ áp dụng thực hiện.
Thay mặt Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Phạm Thị Thanh Mai đánh giá các ý kiến đã giúp các cơ quan của Quốc hội nghiên cứu chỉnh lý dự thảo luật, hoàn thiện hồ sơ dự án luật. Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội sẽ tiếp thu, tổng hợp đầy đủ các ý kiến, nghiên cứu để các đại biểu Quốc hội tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật Phòng thủ dân sự tại kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XV sắp tới.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Danh sách 16 loại thuốc giả chưa được cấp đăng ký lưu hành

Thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT đến 17h ngày 28/4

Nữ công nhân môi trường bị xe máy đâm tử vong trong đêm

Giá xăng dầu hôm nay (21/4): Giá dầu thế giới tăng mạnh

“Cha tôi, người ở lại” tập 28: Bố Chính “lột xác” vì tình yêu, Đại loay hoay giữ An

Valverde lập siêu phẩm phút bù giờ, Real Madrid sống lại hy vọng vô địch

Tối ưu hóa hạ tầng để giảm ùn tắc giao thông
Tin khác

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp
Chỉ đạo - Điều hành 19/04/2025 17:14

Cầu Giấy dự kiến còn 3 phường sau sắp xếp
Chỉ đạo - Điều hành 19/04/2025 13:08

Khởi công Dự án xây dựng nút giao khác mức giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long
Chỉ đạo - Điều hành 19/04/2025 13:02

Hà Nội sẽ sớm “chốt” số lượng và tên gọi các xã, phường
Chỉ đạo - Điều hành 18/04/2025 18:32

Hà Nội: Hơn 40 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025
Chỉ đạo - Điều hành 18/04/2025 11:26

Công tác GPMB cần cung cấp thông tin kịp thời cho báo chí
Chỉ đạo - Điều hành 17/04/2025 18:04

Hà Nội: Kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025
Chỉ đạo - Điều hành 17/04/2025 06:45

Cơ quan Thành ủy Hà Nội ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam”
Chỉ đạo - Điều hành 16/04/2025 17:42

Tạo đột phá, khai thác nguồn lực phát triển Thủ đô
Chỉ đạo - Điều hành 16/04/2025 05:57

Hà Nội đầu tư 880 tỷ đồng làm cầu vượt nút giao Lê Trọng Tấn với quốc lộ 6
Chỉ đạo - Điều hành 14/04/2025 22:02