Tìm giải pháp để công cuộc phát huy dân chủ ở Thủ đô Hà Nội có bước phát triển mới

Sáng nay (15/12), Thành ủy Hà Nội và Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Phát huy dân chủ nhằm tăng cường xây dựng Đảng và hệ thống chính trị ở cơ sở trên địa bàn Thủ đô Hà Nội”.
Thành ủy Hà Nội sẽ thực hiện 2 cuộc giám sát chuyên đề Đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố các vụ án thuộc diện theo dõi Giải quyết dứt điểm vi phạm về đất đai, trật tự xây dựng

Chủ trì hội thảo có các đồng chí: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đoàn Minh Huấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Hà, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Tiến sĩ Nguyễn Văn Phong, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội; Thạc sĩ Nguyễn Doãn Toản, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội.

Tham dự hội thảo có 150 đại biểu là các chuyên gia, nhà khoa học; lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị, quận, huyện, thị ủy, các tổ chức chính trị - xã hội của thành phố Hà Nội.

Tìm giải pháp cho công cuộc phát huy dân chủ ở Hà Nội có bước phát triển mới
Các đồng chí lãnh đạo Thành ủy Hà Nội và Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản chủ trì hội thảo. (Ảnh: Nguyễn Hiệp)

Phát biểu đề dẫn hội thảo, Tiến sĩ Nguyễn Văn Phong, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội cho biết, dân chủ ở cơ sở là hình thức dân chủ trực tiếp, cùng với dân chủ đại diện hợp thành tổng thể nền dân chủ xã hội chủ nghĩa của xã hội nước ta. Thực hiện phát huy dân chủ ở cơ sở bao hàm rất nhiều nội dung và bằng nhiều hình thức, trong đó thể hiện tập trung nhất ở việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.

Dân chủ xã hội chủ nghĩa là dân chủ của đại đa số nhân dân, gắn với quyền dân chủ của nhân dân trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, được pháp luật bảo đảm dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đây là hình thức thể hiện quyền tự do, bình đẳng của công dân, xác định nhân dân là chủ thể của quyền lực.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Văn Phong, thực chất của việc thực hành dân chủ xã hội chủ nghĩa là phát huy vai trò chủ thể của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân nhằm huy động mọi nguồn lực để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Qua đó, vừa phát huy tốt chế độ dân chủ đại diện, nâng cao chất lượng và hiệu lực hoạt động của Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng nhân dân (HĐND) và Ủy ban nhân dân (UBND) các cấp, vừa thực hiện tốt chế độ dân chủ trực tiếp ở cấp cơ sở để nhân dân bàn bạc và quyết định trực tiếp những công việc quan trọng, thiết thực, gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội, tham gia xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

Tìm giải pháp cho công cuộc phát huy dân chủ ở Hà Nội có bước phát triển mới
Tiến sĩ Nguyễn Văn Phong, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội phát biểu đề dẫn hội thảo. (Ảnh: Nguyễn Hiệp)

Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội cho biết, chủ trương pháp chế hóa, quy chế hóa vấn đề dân chủ ở cơ sở được khởi động từ Hội nghị Trung ương 3 khóa VIII. Từ đó đến nay, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư các khóa đã ban hành nhiều nghị quyết, kết luận, chỉ thị thể hiện rõ quan điểm, chủ trương của Đảng lãnh đạo việc thực hiện dân chủ ở cơ sở. Trong các văn kiện đó và trong nhiều nghị quyết của đại hội, Ban Chấp hành Trung ương các khóa đã khẳng định rõ yêu cầu, nhiệm vụ của Nhà nước trong việc thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở, tập trung vào việc xây dựng và thực hiện tốt Quy chế thực hiện dân chủ ở tất cả các loại hình cơ sở.

Trong đó, việc xác định rõ yêu cầu tăng cường việc Nhà nước thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng về dân chủ ở cơ sở trong các quy định của pháp luật, quy định cụ thể có ý nghĩa quan trọng. Cùng với đó là tăng cường công tác giám sát, thanh tra việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở của các địa phương, đơn vị. Đồng thời, định kỳ tổng kết việc thực hiện, kịp thời chấn chỉnh những nơi thực hiện chưa tốt; phát huy dân chủ đi đôi với giữ vững kỷ cương, kỷ luật, chống lợi dụng dân chủ để vi phạm pháp luật.

Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong nêu khái quát những kết quả nổi bật mà thành phố Hà Nội đạt được trong các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội và khẳng định một trong những yếu tố quan trọng tạo nên thành quả đó chính là kết quả thực hiện Quy chế dân chủ trên địa bàn Thủ đô, công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị của Hà Nội có nhiều chuyển biến tích cực. Nhờ đó, niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân được củng cố, sự đồng thuận trong xã hội được nâng lên. Đảng bộ thành phố Hà Nội luôn nỗ lực, phát huy mạnh mẽ dân chủ, tiên phong trong việc nâng cao chất lượng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị Thành phố thật sự trong sạch, vững mạnh.

“Việc thực hiện dân chủ ở cơ sở đã góp phần phát huy được vai trò, sức sáng tạo của nhân dân tham gia bàn bạc những công việc của địa phương; góp ý kiến xây dựng chính sách, pháp luật, xây dựng Đảng, chính quyền và giám sát hoạt động của cán bộ, công chức, đảng viên khu dân cư. Đồng thời, nâng cao vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong xây dựng chính quyền và phát huy quyền làm chủ của nhân dân”, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội cho biết.

Tìm giải pháp cho công cuộc phát huy dân chủ ở Hà Nội có bước phát triển mới
Hội thảo khoa học với chủ đề “Phát huy dân chủ nhằm tăng cường xây dựng Đảng và hệ thống chính trị ở cơ sở trên địa bàn Thủ đô Hà Nội”. (Ảnh: Nguyễn Hiệp)

Với tinh thần đó, Tiến sĩ Nguyễn Văn Phong bày tỏ, Ban tổ chức hội thảo mong được lắng nghe ý kiến tham luận của các đồng chí, các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, các cán bộ hoạt động thực tiễn tập trung phân tích, làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về phát huy dân chủ nhằm tăng cường xây dựng Đảng và hệ thống chính trị ở cơ sở. Đồng thời đánh giá thực trạng phát huy dân chủ nhằm tăng cường xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trên địa bàn Thủ đô Hà Nội trong thời gian qua và những vấn đề đặt ra; chỉ rõ những kết quả đạt được, những hạn chế cần nhanh chóng khắc phục và những nguyên nhân của kết quả, hạn chế đó.

Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội cũng mong muốn các đại biểu tập trung phân tích, rút ra những bài học kinh nghiệm, đề xuất quan điểm và những giải pháp đồng bộ, khả thi để phát huy dân chủ, tăng cường xây dựng Đảng và hệ thống chính trị ở cơ sở nhằm phát triển Thủ đô Hà Nội nhanh và bền vững trong thời gian tới. Bên cạnh đó, làm rõ hơn những lĩnh vực có vị trí, vai trò quan trọng, then chốt, nhất là thực tiễn phát huy dân chủ trong công tác cán bộ và xây dựng chính quyền đô thị tại Thủ đô Hà Nội; vấn đề thực hiện quyền làm chủ và giám sát của nhân dân khi không tổ chức HĐND phường và tìm tòi những biện pháp xử lý kịp thời, có hiệu quả từ thực tiễn của Hà Nội.

“Hội thảo của chúng ta tổ chức ngày hôm nay tuy với thời gian không nhiều, nhưng chắc chắn sự tham gia đóng góp ý kiến, tham luận, thảo luận của các đồng chí sẽ góp phần làm đầy đủ, phong phú và thấu đáo hơn những nhận thức của chúng ta, cả từ giác độ lý luận và thực tiễn, về phát huy dân chủ nhằm tăng cường xây dựng Đảng và hệ thống chính trị ở cơ sở trong bối cảnh hiện nay ở nước ta, đặc biệt là tại Thủ đô Hà Nội. Đồng thời, nhận diện, đánh giá đúng thực trạng về công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị ở cơ sở trên địa bàn Thủ đô. Từ đó, đề xuất quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp thiết thực, hiệu quả để đưa công cuộc phát huy dân chủ, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trên địa bàn thành phố Hà Nội có bước phát triển mới”, Tiến sĩ Nguyễn Văn Phong bày tỏ.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khi sáp nhập tỉnh, lập xã mới sẽ không bầu chủ tịch, phó chủ tịch mà chỉ định, bổ nhiệm

Khi sáp nhập tỉnh, lập xã mới sẽ không bầu chủ tịch, phó chủ tịch mà chỉ định, bổ nhiệm

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị việc sửa Hiến pháp và các luật, nghị quyết liên quan sáp nhập tỉnh, xã sẽ không bầu chủ tịch, phó chủ tịch mà chỉ định.
Dự báo giá xăng dầu tuần tới: Giá xăng có thể tăng 600-800 đồng/lít

Dự báo giá xăng dầu tuần tới: Giá xăng có thể tăng 600-800 đồng/lít

Giá xăng dầu thế giới tuần qua tăng mạnh. Dự báo giá xăng dầu trong nước kỳ tới đồng loạt tăng.
Dự báo tỷ giá tuần tới: Giá USD trong nước tăng nhẹ

Dự báo tỷ giá tuần tới: Giá USD trong nước tăng nhẹ

Trên thị trường tiền tệ, hôm nay (20/4) Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá trung tâm 24.898 đồng/USD. Với biên độ +/-5%, tỷ giá sàn và tỷ giá trần lần lượt là 23.654 - 26.142 đồng.
“Tiền mất bực mang” vì bị lừa mua tài khoản xem phim bẻ khoá

“Tiền mất bực mang” vì bị lừa mua tài khoản xem phim bẻ khoá

Dịch vụ xem phim trên mạng thông qua tài khoản Netflix giờ đã quá quen thuộc với nhiều gia đình. Tuy nhiên, giá thuê theo tháng cho một tài khoản (TK) còn khá cao. Lợi dụng tâm lý của người xem khi muốn có kho phim giải trí phong phú nhưng không phải trả phí cao nên nhiều đối tượng đã bằng nhiều cách tiếp cận khách hàng để chào mời các gói xem phim lậu, bẻ khoá. Không ít khách hàng tiền mất còn bực mang khi mua tài khoản phim dạng này.
Quy định độ tuổi cấp ủy viên nhiệm kỳ 2025 - 2030

Quy định độ tuổi cấp ủy viên nhiệm kỳ 2025 - 2030

Độ tuổi cấp ủy viên nhiệm kỳ 2025 - 2030 được quy định tại Chỉ thị số 45-CT/TW ngày 14/4/2025 của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
Khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII

Khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII

Ngày 20/4, Lễ khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII đã diễn ra tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.
Nỗ lực đồng hành cùng người lao động

Nỗ lực đồng hành cùng người lao động

Trong những năm qua, thực hiện sự chỉ đạo của Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội, Thường trực Huyện ủy, chương trình công tác năm của Liên đoàn Lao động huyện, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động huyện Phú Xuyên đã chỉ đạo hiệu quả phong trào công nhân, viên chức, lao động và hoạt động công đoàn. Qua đó, đồng hành cùng người lao động trong lao động, sản xuất; góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Tin khác

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Xem thêm
Phiên bản di động