Tìm giải pháp "tăng tốc" quy hoạch hai bên bờ sông Hồng

Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ, muốn quy hoạch hai bên bờ sông Hồng và quy hoạch dọc các bờ sông khác thì vấn đề thoát lũ là quan trọng nhất. Do vậy, Hà Nội mong muốn Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm có thẩm định và trình Thủ tướng phê duyệt nội dung này để Thành phố có thể triển khai các bước tiếp theo.
Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ tiếp Đại sứ Hoa Kỳ
Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ kiểm tra tiến độ 5 dự án giao thông trọng điểm
Phát biểu kết luận của Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ tại Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội

Chiều nay (8/7), ông Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội làm việc với Ban cán sự Đảng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Đây là cuộc làm việc chính thức thứ tư trong vòng gần 4 tháng qua giữa Bí thư Thành ủy Hà Nội và Ban Cán sự Đảng các bộ nhằm tăng cường công tác phối hợp, bàn giải pháp giải quyết căn cơ những vấn đề cấp bách, trọng tâm, trọng điểm đang đặt ra tại Thủ đô Hà Nội.

4836 45559c4929e3d4bd8df2
Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ phát biểu tại buổi làm việc

Phát biểu tại buổi làm việc, ông Vương Đình Huệ cho biết, mặc dù Hà Nội là đô thị đặc biệt, là Thủ đô, nhưng nông nghiệp, nông thôn và nông dân có ý nghĩa rất quan trọng. Hiện nay, trong số 30 quận, huyện, thị xã của Thành phố, có 17 huyện, 1 thị xã và 6 quận vẫn còn sản xuất nông nghiệp. Số xã của Thành phố cũng nhiều nhất so với các tỉnh, thành phố trong cả nước (383 xã/579 xã, phường, thị trấn); tốc độ đô thị hóa cũng mới đạt xấp xỉ 50%. Trong bối cảnh đó, Thành ủy Hà Nội đã rất chú trọng chỉ đạo về “tam nông” đặc biệt với Chương trình 02-CTr/TU.

Bí thư Thành ủy Hà Nội cho biết, thời gian qua, mặc dù chịu tác động tiêu cực của dịch tả lợn châu Phi, dịch Covid-19, nhưng nông nghiệp Thủ đô tiếp tục phát triển khá toàn diện. Trong quý I/2020, nông nghiệp thành phố tăng tưởng âm 1,17%, nhưng nhờ chỉ đạo quyết liệt, bước sang quý II, nông nghiệp Thủ đô đã có bước đột phá về tăng trưởng, đưa tăng trưởng 6 tháng đầu năm đạt 1,61%. Đây là kết quả ấn tượng trong bối cảnh nông nghiệp cả nước chỉ tăng 1,18% trong nửa đầu năm 2020.

Các lĩnh vực kinh tế nông thôn đều có bước phát triển tích cực. Số sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) đã được công nhận là 300, thành phố phấn đấu trong cả nhiệm kỳ 2015-2020 đạt 1.000 sản phẩm. Toàn Thành phố đã có 353/382 xã đạt chuẩn nông thôn mới (đạt 92,4%), dự kiến cuối năm này sẽ đạt trên 96%; Thành phố cũng đã có 13 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Tuy nhiên, theo ông Vương Đình Huệ, nông nghiệp Thủ đô cũng còn nhiều hạn chế có thể khắc phục để phát triển; khoảng cách thu nhập đầu người giữa người dân ở nông thôn (55 triệu đồng/năm) với mức thu nhập bình quân đầu người toàn Thành phố (khoảng 120 triệu đồng/năm) còn rất lớn. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp nói chung chưa cao, năng suất lao động còn thấp. “Mặc dù diện tích đất nông nghiệp chiếm hơn 50%, nhưng kinh tế nông nghiệp tính đến cuối năm nay chỉ đóng góp khoảng 2,65% trong GRDP thành phố”, ông Huệ nói.

Ngoài ra, Bí thư Vương Đình Huệ cho biết, Hà Nội cũng đang đứng trước nhiều bài toán liên quan đến quy hoạch, kế hoạch phát triển “tam nông” như: Tiêu chí xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, nông thôn mới nâng cao sẽ như thế nào? Sắp tới sẽ có 6 huyện chuyển thành quận, vậy vấn đề xây dựng nông thôn mới gắn với đô thị hóa ra sao? Có ý kiến đề nghị phải xây dựng nông thôn mới mang tính đặc trưng của Hà Nội, vậy đặc trưng là gì? Chưa kể hàng loạt vấn đề đang đặt ra rất cấp thiết như tái cơ cấu lao động nông nghiệp, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, phát triển các sản phẩm OCOP, xây dựng thuỷ lợi, quản lý đê điều...

4838 357036d2957868263169
Quang cảnh buổi làm việc

Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội, tái cơ cấu ngành nông nghiệp không chỉ là phát triển lực lượng sản xuất, ứng dụng khoa học công nghiệp mà phát triển cả quan hệ sản xuất, thúc đẩy hợp tác xã, các kinh tế như tổ hợp tác, làm sao thu hút ngày càng nhiều doanh nghiệp và các nhà đầu tư vào lĩnh vực này.

Bí thư Vương Đình Huệ cho biết, Hà Nội đang hoạch định nhiệm vụ từ nay đến cuối năm 2020 cũng như trong giai đoạn tiếp theo. Đó là, một mặt rà soát điều chỉnh lại quy hoạch tổng thể phát triển Thủ đô; mặt khác phải phủ kín quy hoạch theo quy hoạch tổng thể phát triển Thủ đô hiện có mà Thủ tướng đã phê duyệt đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Lớn nhất là vấn đề quy hoạch hai bên bờ sông hồng, sông Nhuệ, sông Đáy, sông Đuống để sử dụng nguồn tài nguyên là các vùng bãi ven sông.

Theo Bí thư Hà Nội, muốn quy hoạch hai bên bờ sông Hồng và quy hoạch dọc các bờ sông khác thì vấn đề thoát lũ là quan trọng nhất. Hà Nội rất mong muốn với trách nhiệm quản lý nhà nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm có chủ trương để thẩm định và trình Thủ tướng phê duyệt nội dung này để Thành phố có thể triển khai các bước tiếp theo.

“Chúng ta thực tế đã bỏ lỡ mất một cơ hội cách đây khoảng 3 năm, lúc đó đáng lẽ Hội đồng nhân dân Thành phố phê duyệt thì cơ bản là xong nhưng sau này lại có sự thay đổi về quy định, nên thẩm quyền không còn thuộc về Hà Nội nữa. Vì vậy rất mong Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn và trình Chính phủ, Thủ tướng để có thể phê duyệt; hoặc là có một phương án khác là ủy quyền cho Hà Nội…”, Bí thư Vương Đình Huệ nhấn mạnh.

Kết quả cuộc làm việc còn là căn cứ để Thành ủy Hà Nội cập nhật, bổ sung, hoàn thiện Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ thành phố. Theo Bí thư Vương Đình Huệ, lần này Hà Nội xác định tầm nhìn không chỉ đến năm 2025 mà đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045…

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Lan tỏa tri thức y khoa bằng công nghệ số

Lan tỏa tri thức y khoa bằng công nghệ số

Ngày 19/4, Tổng hội Y học Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư - Ngày mai tươi sáng (Bộ Y tế), TikTok Việt Nam, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh và Hệ thống tiêm chủng VNVC đã ký thỏa thuận hợp tác xây dựng mạng lưới thông tin y tế chính thống vì cộng đồng trên nền tảng số.
Xe buýt, đường sắt đô thị tăng cường hoạt động dịp nghỉ Lễ 30/4

Xe buýt, đường sắt đô thị tăng cường hoạt động dịp nghỉ Lễ 30/4

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, dự kiến xe buýt, đường sắt đô thị sẽ tăng cường hoạt động nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu đi lại của người dân.
Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ

Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ

Trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh sinh viên lần thứ VII, ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Diễn đàn “Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ”. Diễn đàn là nơi kết nối những ý tưởng, khát vọng và tinh thần nhiệt huyết của thế hệ trẻ, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trong học sinh, sinh viên.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm

Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo “Giải pháp thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ các hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm”.
Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Thành phố Hà Nội hiện có 526 xã, phường, sau sắp xếp Hà Nội còn 126 xã, phường. Trong đó, 12 quận sau khi sắp xếp lại còn 47 phường; 17 huyện và thị xã Sơn Tây còn 79 xã.
Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.

Tin khác

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Theo phương án Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, quận Hà Đông sẽ sáp nhập 15 phường hiện có, tổ chức lại thành 5 phường mới, tên dự kiến là: Hà Đông, Dương Nội, Yên Nghĩa, Kiến Hưng, Phú Lương.
Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn về phương án sắp xếp, sáp nhập các xã, thị trấn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Thạch Thất còn 5 đơn vị hành chính cơ sở.
Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội, quận Nam Từ Liêm dự kiến thành lập 4 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Xuân Phương, Từ Liêm, Tây Mỗ và Đại Mỗ.
Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Huyện Thanh Trì tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và thông qua Hội đồng nhân dân các cấp về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện. Theo đó, dự kiến thành lập 5 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi, Nam Phù.
Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Sáng 19/4, huyện Phúc Thọ tổ chức Hội nghị triển khai việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện theo hình thức trực tuyến, kết nối từ điểm cầu huyện.
Xem thêm
Phiên bản di động