Tỉnh táo trước “ma trận” tin giả về Covid-19

(LĐTĐ) Thời gian qua, tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, mọi thông tin liên quan đến dịch bệnh đều tác động đến tâm lý, đời sống nhân dân. Lợi dụng điều này, nhiều đối tượng đã tung ra các thông tin sai lệch làm ảnh hưởng không nhỏ đến công tác phòng, chống dịch. Chỉ đến khi các cơ quan chức năng phát ngôn chính thức thì người dân mới biết đó là những thông tin thất thiệt.
Cảnh giác trước thông tin sai sự thật về dịch bệnh Covid-19 Người tung tin giả về Covid-19 có thể bị xử phạt đến 7 năm tù Quyết liệt phòng, chống thông tin thất thiệt về dịch Covid -19 trên mạng xã hội

Đánh lận sự thật

Thời điểm này, trước sự bùng phát của dịch Covid-19, cả hệ thống chính trị và nhân dân đều nêu cao tinh thần “chống dịch như chống giặc”, quyết tâm đẩy lùi, chiến thắng đại dịch. Tuy nhiên, đi ngược tinh thần cả nước chung tay chống dịch, một số đối tượng đã phát tán trên không gian mạng nhiều thông tin sai sự thật, xuyên tạc tình hình dịch bệnh và công tác chỉ đạo, điều hành của Nhà nước, các cấp chính quyền trong nỗ lực phòng, chống dịch bệnh.

Điển hình, ngày 10/5, Công an thành phố Hà Nội phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông phạt 12,5 triệu đồng và yêu cầu gỡ bài viết đối với anh T.V.D. (sinh năm 1982, trú tại quận Hoàng Mai, Hà Nội) vì hành vi sử dụng tài khoản Facebook có tên “Hà Nội phố” để đăng tin “Hà Nội phố thông thoáng trong ngày đầu phong tỏa” kèm 1 video về trải nghiệm đường phố Hà Nội ngày 4/5/2021.

Tỉnh táo trước “ma trận” tin giả về Covid-19
Một tin giả về dịch Covid-19 trên Internet. Ảnh minh họa

Qua xác minh, lực lượng chức năng khẳng định nội dung thông tin đăng tải trên là sai sự thật, vi phạm quy định tại Điều 5 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng. Đây là thông tin nguy hại khiến cho một bộ phận người dân cảm thấy lo lắng, bất an.

Thực tế, ít ngày gần đây trên mạng xã hội Facebook, YouTube, nhiều đối tượng cũng đã thông tin sai lệch theo hướng nghiêm trọng hóa tình hình dịch bệnh ở Bắc Giang là không thể kiểm soát được theo kiểu “Bắc Giang toang rồi”; “Bắc Giang vỡ trận vì ổ dịch khu công nghiệp”...

Đáng lo ngại hơn, một số thông tin sai sự thật, có ý xuyên tạc, phê phán chính quyền, hệ thống chính trị lơ là, thờ ơ với công tác phòng, chống dịch bệnh, đối đãi không tử tế, bỏ rơi người bệnh khu cách ly… Phải khẳng định, những thông tin như đề cập ở trên hoàn toàn không chính xác và gây khó khăn cho công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Vì sao những thông tin giả, thiếu chính xác vẫn còn đất sống dù các cơ quan chức năng tăng cường vào cuộc chấn chỉnh?. Theo tìm hiểu, trong dòng chảy thông tin về dịch bệnh, rất nhiều người muốn được tham gia, thể hiện mình là người nhạy cảm với thời cuộc, có tác động đến xã hội.

Có người lợi dụng sự nhẹ dạ của nhiều người đã phao tin nhảm, nhằm câu like, view để họ bán được mặt hàng nào đó. Và như vậy, họ chọn cách tung ra những thông chưa kiểm chứng, thậm chí nguy hiểm, độc hại để gây hoang mang trong xã hội. Điều đáng lo là, những tin tức gây hoang mang như vậy thì lại càng được lan truyền, chia sẻ nhanh.

Nhìn rộng hơn, các tin thất thiệt còn có khả năng tạo tâm lý phản đối, mâu thuẫn trong xã hội khiến người dân không tin tưởng vào các cơ quan chức năng, chính quyền. Đặc biệt, những thông tin bóp méo, xuyên tạc, sai sự thật ít nhiều đã khiến thế giới hoài nghi, hiểu chưa đúng, chưa đầy đủ về quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, quyết tâm và kết quả phòng, chống dịch Covid-19 của Việt Nam; gây ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ đối ngoại của Việt Nam với các nước trong khu vực và thế giới.

Cần các biện pháp xử lý nghiêm minh

Thực tế, để đấu tranh, ngăn chặn, xử lý thông tin sai trái, vi phạm pháp luật trên Internet và mạng xã hội luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm, xác định là nhiệm vụ cấp bách, quan trọng. Dễ thấy, thời gian qua, Trung tâm Xử lý tin giả Việt Nam thuộc Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông đã liên tục công bố các thông tin giả mạo. Trên “mặt trận” truyền thông, từ Internet (gồm trang tin, báo điện tử, mạng xã hội...) cũng đã có rất nhiều bài viết hay và bổ ích giúp người dân cập nhật tình hình và biết cách phòng tránh bệnh dịch.

Tỉnh táo trước “ma trận” tin giả về Covid-19
Tại các bến xe, hình thức tuyên truyền trực quan về cách phòng, chống dịch Covid-19 cũng được đẩy mạnh. Ảnh: Giang Nam

Ở khía cạnh pháp lý, theo tìm hiểu hàng loạt các quy định, nghị định tăng cường hiệu quả công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm trên mạng Internet đã được ban hành. Cụ thể, theo quy định của Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử, các đối tượng lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân sẽ bị phạt từ 5 - 10 triệu đồng; đối với tổ chức sẽ bị phạt từ 10 - 20 triệu đồng.

Ngoài ra, Luật An ninh mạng với 7 Chương, 43 Điều quy định về hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng cũng có điều khoản nghiêm cấm hành vi thông tin sai sự thật gây hoang mang cộng đồng, thiệt hại xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.

Theo đó, người có hành vi vi phạm quy định của luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Đồng thời, Bộ luật Hình sự năm 2015 có quy định trường hợp người có hành vi đưa lên mạng xã hội thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, thông tin xuyên tạc gây dư luận xấu thì bị xử lý về Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông, với khung hình phạt cao nhất là bị phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 1 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 2-7 năm…

Dẫn như vậy để thấy, các ngành chức năng đã nhìn nhận rất rõ mối nguy hại từ tin giả, tin không chính xác trên môi trường Internet, kèm đó là hệ thống pháp lý cũng từng bước được hoàn thiện với các quy định chặt chẽ và có tính răn đe hơn. Tuy nhiên, tăng cường các biện pháp kiểm soát, phát hiện và kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp đưa tin sai sự thật về diễn biến, tình hình dịch bệnh là cần thiết nhưng đó chỉ là giải pháp tình thế, giải pháp cuối cùng.

Nói cách khác, căn cơ, lâu dài vẫn phải là phát huy vai trò của các cấp, các ngành, các cơ quan chức năng, đặc biệt là các cơ quan báo chí, truyền thông trong đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, kiến thức về dịch Covid-19 cho nhân dân. Khi nhận thức đúng, có đủ kiến thức cần thiết người dân sẽ bình tĩnh, không cả tin, hoang mang trước những thông tin chưa được kiểm chứng trên mạng xã hội.

Tại thị xã Sơn Tây, ông Lê Đại Thăng - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân nhân thị xã Sơn Tây cho biết, với tinh thần “chống dịch như chống giặc” để kịp thời thông tin đến người dân thì bên cạnh hệ thống loa truyền thanh cơ sở, các phương cách tuyên truyền trên cổng thông tin điện tử, các tin bài, khuyến cáo 5K trực quan trên các bảng tin, các pano, băng rôn… cũng cùng vào cuộc.

Cụ thể, tại thị xã, thông qua tuyên truyền qua các loa đài, cổng thông tin điện tử… các tin bài, khuyến cáo 5K được đẩy mạnh để mỗi người dân đều nâng cao ý thức chấp hành. “Lực lượng Công an thị xã còn sử dụng hình thức tuyên truyền lưu động, đi vào các điểm như chợ đầu mối, khu vực tập trung nhiều quán xá để tuyên truyền. Với những nơi như đường giao thông, trụ sở các cơ quan hành chính Nhà nước đều bố trí tuyên truyền phòng, chống dịch Covid-19 trực quan...” - ông Lê Đại Thăng thông tin.

Tỉnh táo trước “ma trận” tin giả về Covid-19
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, kiến thức về dịch Covid-19 cho người lao động. Ảnh: Giang Nam

Theo bà Nguyễn Vân Anh - Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Văn Miếu (quận Đống Đa), bên cạnh tích cực triển khai đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch trên địa bàn theo đúng tinh thần của thành phố Hà Nội, trong thời gian này phường chủ động công tác tuyên truyền, nhắc nhở người dân liên tục trên hệ thống loa truyền thanh.

Qua theo dõi, bà Vân Anh nhận định, nếu không có hệ thống loa phường thì công tác tuyên truyền rất khó đạt được những hiệu quả như mong muốn. Lấy ví dụ trên địa bàn, trước đây phường Văn Miếu có khoảng 30 loa truyền thanh, tuy nhiên sau này chỉ còn lại 10 loa nhưng hiệu quả vẫn rất cao.

“Với loa phường, điều dễ thấy nhất là ai ai cũng có thể nghe được, nếu tuyên truyền ở các khu dân cư, tổ dân phố chỉ thông qua hệ thống bảng tin hoặc qua các cuộc hội họp thì rất khó phổ biến rộng ra được 100%. Bên cạnh hệ thống loa phường, các bộ phận chức năng của Ủy ban nhân dân còn sử dụng loa kéo tay ở những nơi ngõ ngách sâu, loa phường không thể phủ đến được…” - Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Văn Miếu chia sẻ.

Cần phải khẳng định, đến nay, tình hình dịch bệnh Covid-19 ở nước ta hoàn toàn trong tầm kiểm soát. Mọi thông tin về dịch bệnh và các hoạt động phòng, chống Covid-19 bằng nhiều cách thức truyền tải khác nhau song đều được các ngành chức năng thông tin chính xác, kịp thời. Chính vì thế, bản thân mỗi người dân cần tỉnh táo trong lựa chọn, tiếp thu nguồn tin.

Nói cách khác, mỗi người cần tỉnh táo, trở thành “người đọc thông thái”, thực hiện trách nhiệm công dân trong việc đưa tin, chia sẻ trên mạng xã hội; không nên chia sẻ các thông tin chưa được kiểm chứng, chưa được xác thực, kịp thời thông báo đến cơ quan chức năng các trường hợp đăng thông tin bịa đặt, sai sự thật. Làm được điều đó, chắc chắn tin giả, tin sai sự thật sẽ không còn đất sống và đó cũng thể hiện sự chung sức, đồng lòng cùng các cơ quan chức năng sớm đẩy lùi dịch bệnh./.

Cần tỉnh táo khi tiếp nhận thông tin trên mạng xã hội

Thời gian qua, công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm đã được các cấp chính quyền cũng như lực lượng Công an quận triển khai quyết liệt. Cùng với việc trực tiếp kiểm tra, xử lý vi phạm Công an quận Bắc Từ Liêm còn thực hiện tuyên truyền đến người dân thông qua các trang mạng xã hội mà cụ thể là trang Facebook Tuổi trẻ Công an quận Bắc Từ Liêm.

Bên cạnh đó, việc triển khai 5.000 thư mời người dân tố giác tội phạm đã phát huy hiệu quả tích cực khi thu về hàng trăm lượt tin nhắn, cuộc gọi tố cáo cả về tội phạm liên quan tới an tinh trật tự và phòng, chống dịch. Đối với việc đăng thông tin sai lệch về dịch bệnh, hiện tại trên địa bàn quận chưa có trường hợp nào. Tuy nhiên, Công an quận luôn chủ động rà soát, tuyên truyền nhắc nhở tới mọi người dân, đồng thời, nếu có xảy ra tình trạng trên thì sẽ lập tức điều tra làm rõ và tiến hành xử phạt theo quy định của pháp luật.

Với những thông tin thiếu chính xác gây ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch Covid-19, cá nhân tôi nhận thấy những thông tin thiếu chính xác như vậy khiến không ít tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, đã phải gánh chịu hậu quả nặng nề. Do đó, trong lúc này, người dân cần hết sức bình tĩnh, hợp tác với chính quyền và cơ quan chức năng, khai báo y tế, thực hiện nghiêm các quy định phòng, chống dịch bệnh, không tụ tập đông người... Người dân cũng cần tỉnh táo, thận trọng khi tiếp nhận các thông tin trên mạng xã hội, tránh tin và nghe theo những đồn đại vô căn cứ, thông tin chưa được kiểm chứng. Đồng thời, người dân tuyệt đối không chia sẻ những thông tin chưa được kiểm chứng. Dịch bệnh sẽ được kiểm soát và ngăn chặn nếu có sự đồng lòng, quyết tâm của mọi tầng lớp nhân dân và cả hệ thống chính trị.

(Thiếu tá Phương Minh Thắng - Phó Trưởng Công an quận Bắc Từ Liêm)

Cần xử nghiêm, phạt nặng để răn đe

Từ đầu năm 2021 đến nay, cuộc chiến chống lại dịch Covid-19 ngày một diễn biến phức tạp, khó lường. Cùng với đó, trên “mặt trận” mạng xã hội chúng ta lại phải đối diện với hàng loạt thông tin sai sự thật, xuyên tạc tình hình dịch bệnh và công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Bộ Y tế và các bộ, ngành, địa phương trong nỗ lực phòng, chống dịch bệnh.

Có thể thấy, hành vi tung tin thất thiệt không chỉ làm nhiễu loạn thông tin, tạo tâm lý hoang mang mà còn gây nhiều khó khăn cho công tác phòng, chống dịch. Do đó, tôi cho rằng, cần xử lý thật nặng việc đưa thông tin sai sự thật liên quan đến dịch Covid-19. Cụ thể, không chỉ xử lý hành chính mà cần xử lý hình sự để răn đe.

Hiện nay, chế tài xử phạt việc đưa thông tin sai lệch trên mạng xã hội đã được pháp luật quy định rất rõ. Theo đó, căn cứ Khoản a điều 101, Nghị định 15/2020 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bưu chính viễn thông, tần số vô tuyến điện (thay thế Nghị định 174/2013) có hiệu lực từ tháng 4/2020 nêu: Người nào cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân thì phạt tiền từ 10-20 triệu đồng. Ngoài ra, người đó phải gỡ bỏ thông tin sai sự thật, gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật.

Ngoài ra, căn cứ Nghị định 15/2020 nếu người nào lợi dụng mạng xã hội để tung tin đồn thất thiệt, xâm hại tổ chức, cá nhân và gây hoang mang dư luận ở mức độ nặng, gây thiệt hại nghiêm trọng có thể bị xử lý hình sự. Việc một số đối tượng tung tin đồn về dịch Covid -19, cá nhân tôi cho rằng, nên chăng cần phải xử lý hình sự, bởi vì cả nước đang chung tay chống dịch thì một số người tung tin sai sự thật gây ảnh hưởng lớn cho xã hội.

Trong trường hợp, nếu xác định người tung tin sai sự thật trên mạng có tính chất vu khống thì có thể xử lý theo quy định tại Điều 156, Bộ luật Hình sự. Người phạm tội vu khống có thể bị phạt tù từ 3 tháng đến 7 năm tù, ngoài ra phải bồi thường dân sự.

(Luật sư Đào Văn Tài - Đoàn luật sư thành phố Hà Nội)

Tin giả khiến dư luận hoang mang

Lên Facebook, thi thoảng tôi đọc được những thông tin về dịch bệnh, số ca nhiễm, số người chết, Hà Nội có người dương tính, chỗ kia có người tử vong… rồi những bình luận thiếu tính xây dựng, thậm chí xuyên tạc về công tác phòng, chống dịch Covid-19… Tôi biết những thông tin bình luận như vậy là giả. Thế nhưng, nếu ai đó không tỉnh táo khi tiếp nhận sẽ rất dễ bị hoang mang, lo lắng thái quá.

Chị Đặng Thị Thêm (Mễ Trì, Nam Từ Liêm)

Lê Thắm - Giang Nam (lược ghi)

Giang Nam - Lê Thắm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

(LĐTĐ) Chương trình tổng duyệt cho Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 vừa diễn ra, hé lộ sân khấu hoành tráng gây choáng ngợp, gợi mở những điều bất ngờ hấp dẫn trong sự kiện đáng chờ đợi nhất tại vùng đất Cố đô Hoa Lư.
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

(LĐTĐ) Trong suốt chiều dài lịch sử ngàn năm văn hiến của đất Thăng Long, người Hà Nội đã kết tinh bản lĩnh, trí tuệ, sức sáng tạo, phẩm chất thanh lịch tinh tế. Đó chính là những giá trị văn hóa góp phần xây dựng nên một Hà Nội trở thành niềm tự hào của cả nước. Thành ủy Hà Nội cũng luôn nhận thức sâu sắc phát triển văn hóa là nội dung trọng tâm, xuyên suốt, vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài. Văn hóa trở thành trọng tâm trong chính sách phát triển của Hà Nội. Đây cũng chính là nguồn sức mạnh nội sinh, động lực tinh thần to lớn để phát triển Thủ đô trong thời gian tới.
Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City

Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City

(LĐTĐ) Trận đại chiến Man City vs Tottenham tại vòng 12 Premier League 2024/25 đã có kết thúc đầy bất ngờ khi đội chủ nhà để thua với tỷ số 0-4.
Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49

Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49

(LĐTĐ) Tỷ giá USD hôm nay 24/11, giá bán USD ở một số ngân hàng thương mại lớn, giao dịch chủ yếu ở mức 25.509 đồng/USD.

Tin khác

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

(LĐTĐ) Chương trình tổng duyệt cho Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 vừa diễn ra, hé lộ sân khấu hoành tráng gây choáng ngợp, gợi mở những điều bất ngờ hấp dẫn trong sự kiện đáng chờ đợi nhất tại vùng đất Cố đô Hoa Lư.
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư ban hành Quy chế về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

(LĐTĐ) Đảm nhiệm nhiều công việc một lúc kèm theo áp lực dồn dập trong 2 tháng cuối năm khiến nhiều người trẻ căng thẳng, mệt mỏi. Làm gì khi vừa chạy deadline mà vẫn giải nhiệt cuộc sống để tận hưởng không khí sôi động những ngày cuối năm là điều nhiều Gen Z quan tâm.
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

(LĐTĐ) Học bổng lãnh đạo trẻ ABG Future Leaders 2025 là một chương trình đặc biệt, nơi các bạn trẻ có cơ hội trao đổi cùng những nhà lãnh đạo và chuyên gia uy tín hàng đầu Việt Nam, được khai phóng tư duy và kết nối với mạng lưới những người trẻ tài năng trên khắp Việt Nam và thế giới.
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô

Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 23/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức Hội thảo “Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô”. Tại Hội thảo, các đại biểu đã làm rõ hơn vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển công nghiệp văn hóa. Đồng thời, đánh giá, phân tích những kết quả, hạn chế trong phát triển văn hóa và công nghiệp văn hóa thời gian qua trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm.
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

(LĐTĐ) Từ ngày 25/12/2024, trẻ em dưới 16 tuổi tại Việt Nam sẽ không thể tự đăng ký tài khoản mạng xã hội. Theo quy định mới trong Nghị định 147/2024/NĐ-CP, cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ phải thực hiện việc này và chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của trẻ trên mạng xã hội.
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Xem thêm
Phiên bản di động