Tình trạng loạn giá xét nghiệm Covid-19, có “lợi ích nhóm” không?
Hôm nay (10/11), Quốc hội chất vấn về lĩnh vực y tế và lao động - thương binh và xã hội 4 Bộ trưởng sẽ trả lời chất vấn trong đợt họp tập trung Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV |
Đại biểu Đặng Hồng Sỹ (Đoàn Bình Thuận) nêu thực tế Việt Nam là 1 trong 4 nước đầu tiên phân lập được vi rút, năm 2020 sản xuất được kit test và có nước đặt mua, nhưng vừa qua chủ yếu nhập khẩu. Vậy nguyên nhân là gì? Nếu sản xuất được kit test thì đã sử dụng ở đâu, địa phương nào? Giá xét nghiệm sáng nay mới có, vậy trách nhiệm quản lý giá cả của Bộ trưởng thế nào?
Cùng chung ý kiến, đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn Đồng Tháp) nêu thực trạng đang có tình trạng loạn giá xét nghiệm Covid-19, mỗi nơi một giá, có nơi 450.000 đồng cho một lần xét nghiệm. Từ đó, đại biểu hỏi có “lợi ích nhóm” không? Tại sao có chuyện này xảy ra, trách nhiệm của Bộ trưởng là gì?.
![]() |
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long trả lời chất vấn. (Ảnh: VPQH) |
Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, Việt Nam là một trong bốn quốc gia phân lập thành công vi rút và giải trình tự gen vi rút. Bộ Y tế đã quan tâm đầu tư sản xuất sinh phẩm (kit xét nghiệm). "Chúng ta đã hỗ trợ thúc đẩy sản xuất test nhanh kháng nguyên, hiện có hai đơn vị sản xuất cái này. Hai đơn vị chuyển giao từ nước ngoài. Chúng tôi đang thúc đẩy để đảm bảo đủ nhu cầu trong nước. Ngoài ra có hai đơn vị sản xuất được kit kháng thể. Phương châm là làm sao chúng ta sẽ chủ động được kit xét nghiệm", ông Long nói.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng, giá cả thiết bị, sinh phẩm phụ thuộc vào nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, thời điểm mua; khi dịch bệnh mới bùng phát, thiếu nguồn cung, các quốc gia tranh mua,... nên giá cao, còn sau khi nguồn cung được mở rộng, giá giảm... Bộ Y tế đã chỉ đạo các doanh nghiệp cung ứng sản phẩm phải công khai, niêm yết giá trên Cổng TTĐT của Bộ để các địa phương tham khảo, quyết định mua sắm...
Đồng thời, Bộ Y tế cũng tăng cường cấp phép cho các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu test kit, tạo điều kiện nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm mới, mở rộng nguồn cung, hạ giá thành sản phẩm; tăng cường vận động doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế, các nước tài trợ để bảo đảm đủ số lượng, chất lượng test kit, sinh phẩm,... phục vụ công tác phòng chống dịch;...
Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng liên tục điều chỉnh chiến lược xét nghiệm cho phù hợp với từng thời điểm diễn biến dịch bệnh, để triển khai công tác xét nghiệm tiết kiệm, hiệu quả; liên tục có văn bản nhắc nhở các địa phương đảm bảo việc thực hiện đấu thầu, mua sắm trang thiết bị y tế, sinh phẩm theo đúng quy định của pháp luật,...
Cơ bản thống nhất với trả lời của Bộ trưởng Bộ Y tế nhưng đại biểu Phạm Văn Hòa trong phần tranh luận của mình cho rằng, trong thời gian qua, Bộ Y tế dường như buông lỏng giá xét nghiệm. Vì vậy, dẫn đến tình trạng mỗi nơi mỗi kiểu, mỗi địa phương đều có giá khác nhau.
Mặc dù, giá kit xét nghiệm nhập về có chênh lệch giá, doanh nghiệp này nhập vào cao hơn, doanh nghiệp khác thì có thể thấp hơn nhưng Bộ Y tế lại không quản lý giá. Theo đại biểu, đây là một thiếu sót, thời gian qua người dân rất phàn nàn về điều này.
![]() |
Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn Đồng Tháp) nêu thực trạng loạn giá xét nghiệm Covid-19 và chất vấn có "lợi ích nhóm" không? (Ảnh: VPQH) |
Trả lời đại biểu về ý kiến này, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, đối với giá xét nghiệm trong thời gian qua, đặc biệt là giá của sinh phẩm không thuộc mặt hàng quản lý giá theo quy định của Luật Giá và đây chính là điểm khiến cho giá có sự khác nhau.
Theo Bộ trưởng, đối với giá xét nghiệm theo quy định của Bộ Y tế là thực thanh thực chi và mặt khác đối với các đơn vị y tế tư nhân thì không gọi là áp dụng những hình thức quản lý giá đối với các đơn vị này và giá là do đơn vị tự chịu trách nhiệm nhưng phải niêm yết, phải công khai.
Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, đây là một trong những điều Bộ trưởng cũng như ngành Y tế xin tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội để trên cơ sở đó cùng với các đơn vị chức năng đưa ra những hình thức tăng cường kiểm tra, giám sát đối với việc giá xét nghiệm của các đơn vị tư nhân. Ngoài ra, Bộ trưởng cũng đề nghị các địa phương cũng tăng cường việc kiểm tra, giám sát.
Bộ Y tế cũng đã nhận thấy trách nhiệm và đã có triển khai rất quyết liệt, chính thức đưa mặt hàng sinh phẩm xét nghiệm vào mặt hàng về quản lý giá. Tới đây, Bộ trưởng khẳng định, chắc chắn rằng việc giá xét nghiệm sẽ từng bước được điều chỉnh và trên một quan điểm chung là cố gắng hạ được giá xét nghiệm để bảo đảm cho vấn đề thực thi những biện pháp về phòng, chống dịch cũng như bảo đảm hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”
Tin khác

Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp
Sự kiện 20/04/2025 11:44

Khởi công, khánh thành nhiều dự án hạ tầng trọng điểm tại TP.HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu
Sự kiện 19/04/2025 15:13

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất
Sự kiện 19/04/2025 12:54

Làm rõ các nhóm chính sách để vận hành Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam
Sự kiện 18/04/2025 16:37

Hà Nội lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã
Thời sự 18/04/2025 14:19

Sôi nổi các hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Sự kiện 18/04/2025 11:22

Đề xuất phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi
Sự kiện 17/04/2025 18:13

Chưa có căn cứ, cơ sở đề xuất điều chỉnh lương cơ sở vào năm 2026
Sự kiện 17/04/2025 17:50

UBTVQH cho ý kiến về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu
Sự kiện 17/04/2025 15:03

Đề xuất thí điểm Viện Kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự
Sự kiện 16/04/2025 19:55