Tổ chức Công đoàn tiếp thêm động lực, hỗ trợ người lao động vượt qua những ngày gian khó
Chi trên 3.950 tỷ đồng hỗ trợ, chăm lo cho đoàn viên, NLĐ
Tại Hội nghị lần thứ 22 khóa XII Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam diễn ra hôm nay (6/9), Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết, theo số liệu báo cáo chưa đầy đủ, tính đến ngày 23/8/2021, Công đoàn các cấp đã chi hỗ trợ tuyến đầu chống dịch và chăm lo cho đoàn viên, người lao động từ nguồn tài chính Công đoàn và nguồn xã hội hóa với tổng số tiền trên 3.950 tỷ đồng.
Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang chủ trì Hội nghị lần thứ 22 khóa XII Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam diễn ra hôm nay (6/9). |
Theo báo cáo của Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, làn sóng dịch Covid-19 lần thứ tư, kể từ ngày 27/4/2021 diễn biến hết sức phức tạp, đã trực tiếp xâm nhập vào công nhân lao động (CNLĐ), nhất là một số khu công nghiệp, nơi tập trung đông công nhân làm ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế - xã hội, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, việc làm, đời sống, thu nhập, an toàn, sức khỏe của người lao động (NLĐ).
Báo cáo từ các cấp Công đoàn cho thấy, tính đến ngày 22/8/2021, đã có 35.647 ca nhiễm là công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tại địa bàn 50 tỉnh, thành phố trên tổng số 354.356 ca lây nhiễm cộng đồng (chiếm tỷ lệ 10,05%) trong đó, đã có 134 CNLĐ tử vong. Nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước đã áp dụng giãn cách xã hội toàn tỉnh, thành phố theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ từ ngày 9/7/2021 đến nay; nhiều doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động, thu hẹp sản xuất, giải thể; gần 2 triệu CNLĐ phải nghỉ việc, giãn việc, nghỉ luân phiên, mất việc làm do doanh nghiệp tạm dừng hoạt động hoặc do NLĐ bị cách ly, điều trị bệnh, ở trong khu vực phong tỏa.
Một số tỉnh chỉ cho sản xuất, kinh doanh nếu doanh nghiệp thực hiện đúng “3 tại chỗ” (ăn, nghỉ, làm việc tại cơ quan, doanh nghiệp) hoặc “1 cung đường - 2 địa điểm”, tình hình CNVCLĐ tại các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn…
Báo cáo về công tác chăm lo, hỗ trợ của tổ chức Công đoàn đối với đoàn viên, NLĐ bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Phan Văn Anh cho biết: Kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát lần thứ tư (ngày 27/4/2021) đến nay, các cấp Công đoàn trong cả nước đã nỗ lực phối hợp cùng các cơ quan chức năng phòng, chống dịch bệnh, duy trì, khôi phục sản xuất kinh doanh và chăm lo, hỗ trợ đoàn viên, NLĐ bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19.
Trong hơn 4 tháng qua, hàng nghìn cán bộ Công đoàn các cấp đã căng mình phối hợp cùng các lực lượng tham gia phòng, chống dịch. Hàng trăm cán bộ Công đoàn các tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành đã làm việc ngày đêm để hỗ trợ các lực lượng chuyên môn và vận chuyển hàng hóa, lương thực, thực phẩm hỗ trợ CNLĐ.
Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Nguyễn Phi Thường phát biểu tại Hội nghị lần thứ 22 khóa XII Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam. |
Theo số liệu báo cáo chưa đầy đủ, tính đến ngày 23/8/2021, Công đoàn các cấp đã chi hỗ trợ tuyến đầu chống dịch và đoàn viên, NLĐ từ nguồn tài chính Công đoàn và nguồn xã hội hóa với tổng số tiền trên 3.950 tỷ đồng, trong đó: Chi trực tiếp hỗ trợ, chăm lo cho đoàn viên, NLĐ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19: 703,821 tỷ đồng; chi ủng hộ và vận động ủng hộ về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho công tác phòng, chống dịch Covid-19: 317,527 tỷ đồng; chi ủng hộ và vận động ủng hộ vào Quỹ Vắc xin phòng, chống dịch Covid-19: 259,774 tỷ đồng; chi hỗ trợ cho lực lượng tuyến đầu chống dịch Covid-19: 22,655 tỷ đồng…
Tổng LĐLĐ Việt Nam đã ủng hộ Chương trình “Triệu phần quà Đại đoàn kết tiếp sức đồng bào miền Nam" thông qua Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam số tiền 50 tỷ đồng.
Số tiền chi hỗ trợ cho đoàn viên, NLĐ tại Công đoàn cơ sở, theo báo cáo nhanh của các Công đoàn cơ sở, đến nay là 1.396,223 tỷ đồng.
Đoàn viên, NLĐ rất phấn khởi đón nhận sự quan tâm của tổ chức Công đoàn
Làm rõ thêm về công tác chăm lo cho đoàn viên, NLĐ bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh thời gian qua, tại điểm cầu thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch LĐLĐ Thành phố Trần Thị Diệu Thúy khẳng định: Công đoàn cơ sở trên địa bàn Thành phố đánh giá rất cao sự chủ động, vào cuộc sớm, tích cực của Tổng LĐLĐ Việt Nam trong việc ban hành các chính sách hỗ trợ đoàn viên, NLĐ, nhân viên y tế tuyến đầu chống dịch, CNLĐ làm việc 3 tại chỗ, đặc biệt là chính sách hỗ trợ đối với NLĐ là F0, F1.
Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hồ Chí Minh Trần Thị Diệu Thúy (phải ảnh) tiếp nhận nguồn hỗ trợ để chăm lo cho đoàn viên, NLĐ, lực lượng tuyến đầu chống dịch. |
“Đến nay, các cấp Công đoàn thành phố Hồ Chí Minh đã chi hỗ trợ cho 41.130 người với tổng số tiền 34,6 tỷ đồng, chăm lo hỗ trợ 150.000 phần nhu yếu phẩm trị giá 22,5 tỷ đồng. LĐLĐ Thành phố đã vận động các nhà hảo tâm, LĐLĐ các tỉnh, thành bạn hỗ trợ hàng hoá, thực phẩm trị giá hơn 20 tỷ đồng; tổ chức 25 phiên chợ 0 đồng với trị giá hỗ trợ hơn 5 tỷ đồng; vận động 14.988 chủ nhà trọ miễn, giảm số tiền 42,353 tỷ đồng với 42.353 người thụ hưởng…”, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hồ Chí Minh cho biết.
Cũng theo đồng chí Trần Thị Diệu Thúy, thời gian qua, cán bộ Công đoàn Thành phố nói riêng và cả nước nói chung đã không ngại xông pha vào nơi khó khăn, nguy hiểm để chăm lo cho đoàn viên, NLĐ, thậm chí có nhiều cán bộ Công đoàn đã bị nhiễm Covid-19 đã tô thắm thêm màu áo xanh Công đoàn, làm đẹp thêm hình ảnh của cán bộ Công đoàn - không chỉ trong đoàn viên, NLĐ mà cả trong đời sống xã hội.
Đồng tình với ý kiến trên, Chủ tịch Ban Công đoàn Quốc phòng Nguyễn Đình Đức cho rằng, Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đã vào cuộc nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả, thông qua việc ban hành các quyết định hỗ trợ cho đoàn viên, NLĐ; đặc biệt là sự quan tâm, động viên về vật chất, tinh thần với lực lượng quân đội tham gia phòng, chống dịch. “Lãnh đạo Bộ Quốc phòng, cán bộ, chiến sĩ, đoàn viên Công đoàn Quốc phòng đánh giá cao vai trò của tổ chức Công đoàn; thực sự cảm động trước sự quan tâm, sẻ chia rất kịp thời từ tổ chức Công đoàn”, đồng chí Nguyễn Đình Đức khẳng định.
Cán bộ Công đoàn không quản ngại làm việc ngày đêm vận chuyển hàng hóa, lương thực, thực phẩm hỗ trợ CNLĐ. |
Khẳng định đoàn viên, NLĐ rất phấn khởi khi đón nhận tình cảm và sự quan tâm về vật chất, tinh thần của tổ chức Công đoàn trong thời gian qua, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Nguyễn Phi Thường cho biết: Tại Hà Nội, công tác chăm lo cho đoàn viên, người lao động được Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố, người lao động và nhân dân Thủ đô đánh giá cao về sự chủ động, sáng tạo, kịp thời và hiệu quả.
Cụ thể, chỉ sau 2 ngày Thành phố triển khai đợt giãn cách xã hội lần thứ nhất, LĐLĐ Thành phố đã có sáng kiến tổ chức chương trình “Xe buýt siêu thị 0 đồng” để mang các túi quà An sinh Công đoàn tới hỗ trợ đoàn viên, NLĐ. Chỉ trong 10 ngày giãn cách xã hội đầu tiên, LĐLĐ Thành phố đã tổ chức 21 chuyến “Xe buýt siêu thị 0 đồng”, mang khoảng 15.000 Túi An sinh Công đoàn đến với đoàn viên, NLĐ gặp khó khăn do dịch bệnh.
Bước sang đợt giãn cách xã hội lần thứ hai, LĐLĐ Thành phố giao cho Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở triển khai thực hiện hỗ trợ, với tinh thần 50% nguồn kinh phí từ LĐLĐ Thành phố và 50% kinh phí từ Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở. Và khi Thành phố thực hiện đợt giãn cách xã hội lần thứ ba, LĐLĐ Thành phố đã chủ động chỉ đạo các cấp Công đoàn cùng vào cuộc, không chỉ cấp Thành phố hỗ trợ, mà Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở cũng tích cực vào cuộc với nhiều cách làm sáng tạo, phù hợp với thực tiễn tại địa phương.
Từ sự vào cuộc sáng tạo, chủ động của LĐLĐ thành phố Hà Nội, đến nay, đã có 80.000 Túi An sinh Công đoàn được trao trực tiếp tới đoàn viên, NLĐ. Ảnh: Mai Quý. |
“Tinh thần của Thành phố Hà Nội là chủ động, linh hoạt, vận dụng tối đa chính sách hỗ trợ của Tổng LĐLĐ Việt Nam để chính sách đến được nhanh nhất, thiết thực, và kịp thời nhất với đoàn viên, NLĐ. Tính từ đợt thực hiện giãn cách xã hội lần thứ nhất (từ 24/7 đến nay), các cấp Công đoàn Thủ đô đã triển khai trao hỗ trợ trực tiếp đến tay đoàn viên, NLĐ 80.000 Túi An sinh Công đoàn (trị giá 200 ngàn đồng/túi quà)”, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Nguyễn Phi Thường cho biết.
Tuy nhiên, Chủ tịch LĐLĐ Thành phố Hà Nội bày tỏ băn khoăn và đề nghị Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam xem xét, linh hoạt trong vận dụng các chính sách hỗ trợ, có chính sách quan tâm đến đối tượng NLĐ tự do - tuy chưa phải là đoàn viên công đoàn - nhưng do ảnh hưởng của dịch bệnh kéo dài, thực hiện giãn cách xã hội, đối tượng này hiện gặp rất nhiều khó khăn, rất cần quan tâm, hỗ trợ để giúp NLĐ yên tâm “ai ở đâu, ở đó”, góp phần cùng chính quyền các cấp trong phòng, chống dịch.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City
Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49
Tin khác
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực
Hoạt động 23/11/2024 18:16
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Vì lợi ích đoàn viên 23/11/2024 16:31
Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024
Vì lợi ích đoàn viên 23/11/2024 12:19
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện
Hoạt động 22/11/2024 15:21
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 13:01
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 06:06
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam
Hoạt động 21/11/2024 16:45
Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Hoạt động 21/11/2024 15:49
Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên
Hoạt động 21/11/2024 14:15
Nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 08:42