Tỏa sáng nét hào hoa

Tháng 10 vừa qua, trong lễ hội Festival Áo dài Hà Nội 2016, người dân Thủ đô và du khách trong, ngoài nước được dịp nghe lại câu chuyện dọc theo chiều đi lịch sử về chiếc áo dài. Từ những tấm áo dài thân quen, hình ảnh của người con gái duyên dáng, thanh lịch của đất Tràng An, Thủ đô Hà Nội văn hiến được tái hiện rõ nét khiến nhiều người ngỡ ngàng, sửng sốt. Chẳng ai có thể tin, hình ảnh áo dài thân thuộc bao năm ấy, nhẹ nhàng, sâu lắng mà chứa trong mình cả lịch sử dân tộc ngàn năm hùng hồn.
tin nhap 20170119110856 Ao Dài hồi sinh: Chính quyền và nhân dân cùng làm
tin nhap 20170119110856 Thêm điểm nhấn cho Du lịch Thủ đô
tin nhap 20170119110856 Dàn hoa hậu mặc áo dài nhảy flashmob ở Hồ Gươm

1. Lần đầu tiên, một sự kiện về áo dài được tổ chức quy mô với nhiều ý nghĩa sâu sắc về văn hóa và lịch sử tại Hà Nội. Với sự tham gia của nhiều nghệ nhân, nghệ sĩ, các nhà thiết kế (NTK) đến từ ba miền Bắc – Trung – Nam, festival đã kể câu chuyện về nét đẹp của Hà Nội qua những mẫu thiết kế ấn tượng. Những hình ảnh thân thuộc trong quá khứ dần hiện lên, những chiếc nón lá, màu lúa vàng, tre trúc, làng hoa, làng lúa quen thuộc được các NTK đưa vào tà áo dài. Một câu chuyện từ cổ điển đến hiện đại về chiếc áo dài được bày ra trước mắt, mang lại xúc cảm vừa quen thuộc, vừa xa lạ.

tin nhap 20170119110856
Những cô gái thướt tha trong tà áo dài.

Một lần nữa, Hà Nội lại được tôn vinh, người ta gọi những chiếc áo dài trong lễ hội là những “tà áo dài giữa lòng tháng 10” mộng mơ. Vì bao nhiêu văn thơ, hình ảnh đẹp của Thủ đô dần được tái hiện, mang về cho khách tham quan những man mác ánh vàng mùa thu, những sắc trầm của mái ngói thâm nâu trong tranh Bùi Xuân Phái...Vì lẽ đó, sự kiện Festival Áo dài Hà Nội 2016 không chỉ trở thành một sự kiện văn hoá mang tầm quốc gia được nhiều người đón nhận mà ở đó nó mang một thông điệp rất sắc nét về bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống.

2. Áo dài luôn gắn liền với văn hóa và con người Hà Nội, nhắc đến Hà Nội là người ta nhớ đến hình ảnh những thiếu nữ Hà thành thướt tha trong tà áo dài. Khi chiếc xích lô chở cụ Nguyễn Thị Sính - phu nhân cố họa sĩ Bùi Xuân Phái, trong bộ áo dài do NTK Minh Hạnh sáng tác với cảm hứng từ tranh “Phố Phái”, xuất hiện trong đêm khai mạc Festival Áo dài Hà Nội 2016, khán giả đã có những giây phút lặng đi. Trên nền sân khấu cổ kính, trầm mặc của Đoan Môn (Hoàng thành Thăng Long), nét thanh lịch của người phụ nữ Hà Nội toát ra từ ánh mắt, thần thái, dáng điệu của người mặc áo dài đặc biệt ấy. Những con phố quanh co, những mái ngói liêu xiêu và hình ảnh một phụ nữ Hà Nội xưa đã đánh thức ký ức của bao người về Hà Nội.

Cũng chính vì lẽ đó, các bộ sưu tập (BST) áo dài trong Festival Áo dài Hà Nội 2016 đã được các NTK lấy cảm hứng từ những góc nhỏ đặc trưng của Hà Nội. Đó là hình ảnh thân thuộc như con đường gốm sứ, Khuê Văn Các, tháp Rùa, tranh Hàng Trống, tranh Đông Hồ, phố cổ Hà Nội... Chiếc áo dài vì thế không đơn giản chỉ là một bộ trang phục mà còn là hiện thân của văn hóa Hà thành, là sự kết hợp cách tân của văn hóa giữa các vùng miền.

tin nhap 20170119110856

Theo nhà sử học Dương Trung Quốc, Hà Nội được cho là cái nôi của áo dài cách tân và từ đó đã trở thành hiện thân cho sự duyên dáng của người con gái Việt. “Hà Nội không chỉ là Thủ đô của quốc gia mà trong chừng mực nào đó còn là cái gốc của áo dài cách tân. Từ những bộ cánh truyền thống như áo tứ thân, hai họa sĩ tài hoa Cát Tường, Lê Phổ của Trường Mỹ thuật Đông Dương đã tiếp thu một vài chi tiết của trang phục phụ nữ phương Tây, sáng tạo ra nhiều kiểu áo dài cách tân nhằm đáp ứng thị hiếu lãng mạn đương thời. Từ đó, áo dài được thiết kế thanh thoát hơn, khoe được vẻ đẹp của người phụ nữ mà vẫn kín đáo” - nhà sử học Dương Trung Quốc cho hay.

Một câu chuyện từ cổ điển đến hiện đại về chiếc áo dài được bày ra trước mắt, mang lại xúc cảm vừa quen thuộc, vừa xa lạ. Một lần nữa, Hà Nội lại được tôn vinh, người ta gọi những chiếc áo dài trong lễ hội là những “tà áo dài giữa lòng tháng 10” mộng mơ.

3. Ngay cả từ việc lựa chọn địa điểm tổ chức sự kiện cũng có nhiều riêng biệt, không phải ở đâu khác, lễ hội được đặt giữa Hoàng thành Thăng Long – di sản văn hóa mang nhiều ý nghĩa. Theo ông Đỗ Đình Hồng – Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội, Hoàng thành Thăng Long là nơi lưu giữ hồn thiêng của Thủ đô nghìn năm văn hiến. Việc tổ chức sự kiện văn hóa mang tính chất cộng đồng như Festival Áo dài tại không gian này là một trong những phương thức hay để kết nối giá trị di sản, giá trị văn hóa truyền thống với cộng đồng dân cư.

Vì những những bộ áo dài mang tính lịch sử lâu đời, chứa đựng trong nó những câu chuyện văn hóa về Hà Nội, khi được đặt trong không gian này sẽ truyền tải được bản sắc văn hóa của Thủ đô. Qua đó, góp phần gìn giữ, bảo tồn và phát huy những tinh hoa văn hóa của dân tộc và thu hút được nhiều lượt khách đến với Thủ đô Hà Nội.

4. Ngoài những ý nghĩa đó, “tà áo dài giữa lòng tháng 10” còn là sự mời gọi với những vị khách nước ngoài khi đến với Thủ đô. Nó được coi là “cầu nối”, “sứ giả” trong việc quảng bá du lịch Việt với bạn bè quốc tế. Và việc tổ chức Festival Áo dài hằng năm đã góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy sự phát triển du lịch, quảng bá hình ảnh Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung đi xa hơn. Bởi áo dài là một trong những thế mạnh, hình ảnh quốc gia để truyền bá Việt Nam ra tầm thế giới. Theo ông Đỗ Đình Hồng, thay vì phát triển một cách nhỏ lẻ, thiếu đồng bộ như hiện nay, chúng ta có thể xây dựng một điểm đến của Việt Nam trở thành kinh đô thời trang của khu vực và trên thế giới với áo dài là sản phẩm đặc thù, tiêu biểu.

Trong bối cảnh hiện nay, Thủ đô Hà Nội – một trong hai trung tâm du lịch lớn nhất cả nước, với bề dày nghìn năm văn hiến, lượng khách du lịch tăng trưởng ổn định, có thể được nhìn nhận như một trong những điểm đến có điều kiện phù hợp để phát triển sản phẩm du lịch đặc sắc này. Tổ chức Festival Áo dài Hà Nội 2016 là bước đi chiến lược của Thành phố để tiến gần hơn tới mục tiêu xây dựng Hà Nội trở thành trung tâm thời trang của cả nước và khu vực. NTK Minh Hạnh – Giám đốc sáng tạo của Festival Áo dài Hà Nội 2016, cho rằng: “Hiện nay, chúng ta đang rất thiếu những sản phẩm dành cho du lịch, mà áo dài cũng là sứ giả của văn hoá và du lịch.

Vì thế, để Hà Nội trở thành trung tâm thời trang, qua đó phát triển du lịch thì sự sáng tạo của các NTK phải trở nên thực tiễn hơn. Để chạm được vào sự thay đổi của cuộc sống thì NTK cần có một nền tảng tốt về văn hoá và có sự nhạy cảm dành cho sự thay đổi nhanh chóng của cuộc sống để gắn kết chặt chẽ với người làm du lịch, nhằm tạo ra những bộ áo dài thật sự là sản phẩm du lịch độc đáo”.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công

Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công

(LĐTĐ) Người có công sẽ được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, mức 60 triệu đồng/hộ nếu xây mới, theo Quyết định mới ban hành của Thủ tướng Chính phủ...
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

(LĐTĐ) Theo quy định của pháp luật, lao động nữ khi đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi sẽ được hưởng một số quyền lợi đặc biệt.
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có giải đáp thắc mắc của người lao động liên quan đến cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

Tin khác

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

(LĐTĐ) Chương trình tổng duyệt cho Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 vừa diễn ra, hé lộ sân khấu hoành tráng gây choáng ngợp, gợi mở những điều bất ngờ hấp dẫn trong sự kiện đáng chờ đợi nhất tại vùng đất Cố đô Hoa Lư.
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô

Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 23/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức Hội thảo “Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô”. Tại Hội thảo, các đại biểu đã làm rõ hơn vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển công nghiệp văn hóa. Đồng thời, đánh giá, phân tích những kết quả, hạn chế trong phát triển văn hóa và công nghiệp văn hóa thời gian qua trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia

Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 19 năm ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024) và 20 năm Khu phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử Quốc gia và 20 năm hoạt động của Không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm sẽ tổ chức chuỗi sự kiện văn hóa đặc sắc từ ngày 15/11 đến 15/12/2024.
Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo

Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo

(LĐTĐ) Để công nghiệp văn hóa Hà Nội thực sự "cất cánh" và trở thành trung tâm sáng tạo hàng đầu, sự kiện thường niên như Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội đang được xem là "bệ phóng" không thể thiếu trong hành trình phát triển này.
Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng

Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng

(LĐTĐ) Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm Hà Nội vừa tổ chức thành công Đại nhạc hội Hoa tháng Năm lần thứ 12 tại Cung Điền kinh trong nhà Mỹ Đình với quy mô hoành tráng chưa từng có, 3.800 học sinh và gần 300 cán bộ giáo viên cùng tham gia biểu diễn.
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025

Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025

(LĐTĐ) Tỉnh Khánh Hòa tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao dịp Tết Dương lịch “Chào năm mới 2025” và Tết Nguyên đán “Mừng Đảng - Mừng Xuân Ất Tỵ” nhằm thu hút, phục vụ người dân, khách du lịch đến Khánh Hòa nhân dịp đón năm mới 2025.
Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội

Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội

(LĐTĐ) Từ ngày 11 -18/11, Đại sứ quán Cộng hòa Haiti tại Hà Nội đã tổ chức một loạt sự kiện nhằm tưởng niệm Trận chiến Vertières lịch sử, một thời khắc quan trọng trong cuộc chiến giành độc lập của Haiti.
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông

Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông

(LĐTĐ) Từ bao đời nay, mỗi người dân xã Đại Áng (huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội) đều tự hào được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống hiếu học, truyền thống cách mạng. Những di tích văn hóa đã được xếp hạng càng khẳng định những giá trị truyền thống của quê hương Đại Áng - Đất trạng, Anh hùng.
Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi

Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi

(LĐTĐ) Tháng mười một có ý nghĩa thật đặc biệt bởi được coi là tháng tri ân Nhà giáo Việt Nam. Trong đời, tôi đã được hạnh duyên gặp nhiều thầy cô giáo trao truyền kiến thức ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Những ngày này, khi đã chạm tuổi heo may, tôi muốn viết về hai người rọi sáng ngọn đèn tri thức trong tâm tôi từ nhỏ.
Xem thêm
Phiên bản di động