Tội phạm công nghệ cao “len lỏi” vào từng gia đình

(LĐTĐ) Đã có rất nhiều cảnh báo trên các phương tiện truyền thông cũng như trên các nền tảng mạng xã hội về phương thức thủ đoạn của tội phạm. Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn bị kẻ xấu lợi dụng lòng tin, lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tội phạm công nghệ cao dường như đang “len lỏi” vào từng gia đình...
Người lao động cần nhận diện các "chiêu trò" lừa đảo, để tránh bị chiếm đoạt tài sản 24 thủ đoạn tội phạm công nghệ cao hay sử dụng để lừa đảo

Nhiều “cạm bẫy”

Ngày 19/4, Công an phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, tiếp nhận trình báo của ông K và bà L về việc có người gọi điện thoại tự giới thiệu là nhân viên mạng di động Vinaphone trao đổi với nội dung ông K sử dụng cước điện thoại hết 2 triệu đồng. Ngay sau đó, có một người khác tự giới thiệu là cán bộ Công an, gọi điện thoại sử dụng hình ảnh qua Zalo, mặc quần áo Cảnh sát thông báo số điện thoại của bà L hoạt động mua bán trái phép chất ma túy và rửa tiền, yêu cầu bà L chuyển tiền để phục vụ điều tra.

Tội phạm công nghệ cao “len lỏi” vào từng gia đình
Cùng với sự vào cuộc của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao cảnh giác để không “sập bẫy” của những đối tượng lừa đảo.

Do quá lo sợ, bà L đã bảo chồng mang 2 quyển sổ tiết kiệm trị giá 300 triệu để cùng ra ngân hàng rút và chuyển tiền cho các đối tượng lừa đảo. Tuy nhiên, do thời gian qua ông K luôn được Công an tuyên truyền cảnh giác về thủ đoạn lừa đảo qua mạng dạng tương tự và ông thường xuyên theo dõi các thông tin cảnh báo tội phạm trên Fanpage Tuổi trẻ công an quận Tây Hồ nên đã biết đó là lừa đảo. Vì thế, ông K chở bà L ra trụ sở Công an phường trình báo để không dính bẫy của các đối tượng lừa đảo qua mạng.

Có thể thấy, việc cập nhật những cảnh báo của cơ quan chức năng về các phương thức thủ đoạn của những đối tượng lừa đảo là vô cùng hữu ích. Tuy nhiên không phải ai cũng may mắn như trường hợp trên. Mới đây, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao đã công bố danh sách 28 bị hại trong các vụ lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội. Những người này bị lừa đảo gần 36 tỷ đồng.

Theo Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Công an thành phố Hà Nội, mặc dù cơ quan chức năng cùng báo chí truyền thông liên tục cảnh báo các hình thức lừa đảo trực tuyến vẫn đang lan rộng với nhiều chiêu trò ngày càng bài bản, tinh vi. Phương thức, thủ đoạn của các đối tượng là giả danh cán bộ Công an, Viện kiểm sát, Tòa án... liên lạc qua điện thoại, mạng xã hội đe dọa người dân rằng họ có liên quan đến vụ án ma túy; bắt cóc trẻ em; rửa tiền hoặc thông báo thuê bao di động của bị hại liên quan đến việc các đối tượng lợi dụng để đăng tải các thông tin chống phá Đảng, Nhà nước và sẽ bị cắt thuê bao...

Đồng thời, các đối tượng thông báo bị hại sẽ có lệnh bắt tạm giam, phong tỏa tài sản, cắt thuê bao di động (có trường hợp, các đối tượng làm giả các lệnh bắt, gửi qua mạng xã hội cho bị hại để đe dọa). Khi bị hại lo sợ, chúng sẽ yêu cầu phải hợp tác với cơ quan chức năng để chứng minh tiền trong sạch, không liên quan đến tội phạm bằng cách đi đến ngân hàng đăng ký tài khoản và dịch vụ ngân hàng điện tử, cung cấp các thông tin đăng nhập, mã OTP cho đối tượng, rút sổ tiết kiệm, vay tiền gửi vào tài khoản mới mở. Khi bị hại gửi hết tiền vào tài khoản mới mở mang tên mình, đối tượng sẽ chiếm quyền sử dụng và chuyển hết tiền đến các tài khoản khác của chúng để chiếm đoạt.

Chủ động phòng ngừa

Theo báo cáo của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC), Trong tuần qua (từ 15-21/4) có 132 trường hợp tấn công vào trang/cổng thông tin điện tử của Việt Nam: 106 trường hợp tấn công lừa đảo (Phishing), 26 trường hợp tấn công cài cắm mã độc. Chỉ tính riêng trong tháng 3/2024, NCSC đã ghi nhận 124.579 địa chỉ website giả mạo cơ quan, tổ chức. Các đối tượng sử dụng website giả mạo này để lừa đảo, gây thiệt hại cho người dân trên không gian mạng, đồng thời gây thiệt hại nghiêm trọng đến uy tín, thương hiệu của chính cơ quan, tổ chức bị giả mạo.

Thống kê trong 3 tháng đầu năm 2024, riêng Công an quận Hoàn Kiếm đã tiếp nhận 183 đơn trình báo về tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng, tổng số tiền người dân bị lừa lên tới hơn 47 tỉ đồng. Trong đó có tới 69 vụ người dân bị lừa đảo dưới hình thức làm cộng tác viên, thực hiện nhiệm vụ để hưởng “hoa hồng”; 34 vụ giả danh nhân viên ngân hàng; 35 vụ chiếm đoạt (hack) tài khoản mạng xã hội Facebook và Zalo; 12 vụ giả danh cơ quan tư pháp…

Trung tá Trần Xuân Hải - Đội trưởng Đội Cảnh sát hình sự, Công an quận Hoàn Kiếm cho biết, qua công tác nắm tình hình địa bàn, chúng tôi xác định cứ 10 người thì có 6 - 7 người nhận được các cuộc gọi lừa đảo của tội phạm công nghệ cao và với những chiêu thức, thủ đoạn tinh vi, biến đổi liên tục nên người dân khó có thể nắm bắt hết được. Do vậy, Công an quận Hoàn Kiếm đã ban hành kế hoạch “Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng”.

Theo Trung tá Trần Xuân Hải, với kế hoạch này, mỗi cán bộ chiến sĩ sẽ trở thành 1 tuyên truyền viên và lực lượng Cảnh sát khu vực đóng vai trò quan trọng. Mỗi cảnh sát khu vực lại phụ trách nhóm Zalo tổ dân phố do mình theo dõi, quản lý, do vậy vào mỗi buổi sáng sẽ gửi tin nhắn cảnh báo đến các nhóm. Trong trường hợp người dân nhận được các cuộc gọi lạ, việc đầu tiên là sẽ gọi điện thoại cho cảnh sát khu vực để xác minh. Kế hoạch đã đạt được những kết quả nhất định khi có rất nhiều tin nhắn, cuộc gọi của người dân đến Cảnh sát khu vực để xác minh các cuộc gọi lừa đảo. Chúng tôi hy vọng sẽ chặn đứng được các chiêu trò của tội phạm công nghệ cao đang len lỏi vào từng gia đình…

Theo Trung tá Nguyễn Hà Đức Hưng - Phó Trưởng Công an phường Hàng Trống: “Hiện nay, tội phạm sử dụng công nghệ cao liên tục biến đổi thủ đoạn, phương thức hoạt động, thường xuyên cập nhật các công nghệ mới để che giấu hành vi phạm tội, gây khó khăn cho công tác điều tra, xác minh. Loại tội phạm này thường hoạt động xuyên quốc gia, gây nhiều khó khăn cho công tác phối hợp, trao đổi thông tin giữa các cơ quan chức năng trong nước và quốc tế. Trong khi đó, việc trang bị các trang thiết bị, phần mềm hiện đại còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế; nguồn nhân lực được đào tạo bài bản, chuyên sâu về lĩnh vực phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao cũng bị thiếu hụt nên công tác điều tra, khám phá án gặp rất nhiều khó khăn".

Minh Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chuyển đổi năng lượng xanh mở ra tương lai tươi sáng cho Việt Nam

Chuyển đổi năng lượng xanh mở ra tương lai tươi sáng cho Việt Nam

(LĐTĐ) Việt Nam đang đạt được nhiều tiến bộ trong việc hướng đến mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và quá trình chuyển dịch năng lượng hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích kinh tế - xã hội dài hạn cho người dân trong tương lai.
Bất động sản An Gia bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phạt hành chính hơn 300 triệu đồng

Bất động sản An Gia bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phạt hành chính hơn 300 triệu đồng

(LĐTĐ) Một doanh nghiệp bất động sản là CTCP Đầu tư và Phát triển Bất động sản An Gia vừa bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định xử phạt hành chính số tiền phạt lên tới 325 triệu đồng do vi phạm: thay đổi phương án sử dụng vốn, số tiền thu được từ đợt chào bán chứng khoán ra công chúng nhưng không thông qua Đại hội đồng cổ đông.
HNX chấp thuận hơn 9,3 triệu cổ phiếu KTT và TKG lên sàn UPCoM ngày 13/1

HNX chấp thuận hơn 9,3 triệu cổ phiếu KTT và TKG lên sàn UPCoM ngày 13/1

(LĐTĐ) Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa cho biết, đã chấp thuận đưa gần 3 triệu cổ phiếu KTT của CTCP Tập đoàn Đầu tư KTT và hơn 6,3 triệu cổ phiếu TKG của CTCP Sản xuất và Thương mại Tùng Khánh vào giao dịch trên thị trường UPCoM tại HNX với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên lần lượt là 2.300 đồng/cổ phiếu KTT và 2.400 đồng/cổ phiếu TKG.
Grab giúp người dùng chuẩn bị và trải nghiệm Tết Nguyên đán an nhàn

Grab giúp người dùng chuẩn bị và trải nghiệm Tết Nguyên đán an nhàn

(LĐTĐ) Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang cận kề, Grab tích cực tung ra các chương trình ưu đãi hấp dẫn nhằm hỗ trợ người dùng đi lại và mua sắm thuận tiện, tiết kiệm hơn trong dịp lễ hội đặc biệt nhất năm.
Phát hiện dấu hiệu tội phạm tại cơ sở cai nghiện ma túy ở Bình Dương

Phát hiện dấu hiệu tội phạm tại cơ sở cai nghiện ma túy ở Bình Dương

(LĐTĐ) Quá trình điều tra xác minh, Công an tỉnh Bình Dương xác định các vi phạm pháp luật tại cơ sở cai nghiện ma túy đóng tại ấp Gia Biện, xã Tam Lập, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương hoạt động có tổ chức, có sự cấu kết chặt chẽ, phân công vai trò, trách nhiệm rõ ràng, hoạt động khép kín, các đối tượng chuẩn bị nhiều phương án để đối phó với cơ quan chức năng nếu bị phát hiện.
TP.HCM ủy quyền cho các quận huyện thực hiện cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư

TP.HCM ủy quyền cho các quận huyện thực hiện cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa ban hành Quyết định số 123/QĐ-UBND về việc ủy quyền thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn của UBND Thành phố liên quan đến công tác cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư trên địa bàn.
TP.HCM: Phát hiện 1.885 vụ vi phạm hành chính liên quan đến nhà hàng karaoke, massage

TP.HCM: Phát hiện 1.885 vụ vi phạm hành chính liên quan đến nhà hàng karaoke, massage

(LĐTĐ) Từ ngày 29/11/2023 đến 29/11/2024 lực lượng kiểm tra liên ngành văn hóa xã hội các cấp Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã kiểm tra 6.803 vụ, qua đó phát hiện 1.885 vụ vi phạm là các nhà hàng karaoke (458 vụ), nhà hàng - bar, beeclub, cà phê DJ (135 vụ), massage, xoa bóp (207 vụ), khách sạn (248 vụ), hớt tóc thanh nữ, cà phê kích dục (133 vụ), trò chơi điện tử không nối mạng (10 vụ)...

Tin khác

Phát hiện dấu hiệu tội phạm tại cơ sở cai nghiện ma túy ở Bình Dương

Phát hiện dấu hiệu tội phạm tại cơ sở cai nghiện ma túy ở Bình Dương

(LĐTĐ) Quá trình điều tra xác minh, Công an tỉnh Bình Dương xác định các vi phạm pháp luật tại cơ sở cai nghiện ma túy đóng tại ấp Gia Biện, xã Tam Lập, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương hoạt động có tổ chức, có sự cấu kết chặt chẽ, phân công vai trò, trách nhiệm rõ ràng, hoạt động khép kín, các đối tượng chuẩn bị nhiều phương án để đối phó với cơ quan chức năng nếu bị phát hiện.
TP.HCM: Phát hiện 1.885 vụ vi phạm hành chính liên quan đến nhà hàng karaoke, massage

TP.HCM: Phát hiện 1.885 vụ vi phạm hành chính liên quan đến nhà hàng karaoke, massage

(LĐTĐ) Từ ngày 29/11/2023 đến 29/11/2024 lực lượng kiểm tra liên ngành văn hóa xã hội các cấp Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã kiểm tra 6.803 vụ, qua đó phát hiện 1.885 vụ vi phạm là các nhà hàng karaoke (458 vụ), nhà hàng - bar, beeclub, cà phê DJ (135 vụ), massage, xoa bóp (207 vụ), khách sạn (248 vụ), hớt tóc thanh nữ, cà phê kích dục (133 vụ), trò chơi điện tử không nối mạng (10 vụ)...
Hà Nội: Phát hiện trên 13 tấn thực phẩm bán cho trẻ em không rõ nguồn gốc

Hà Nội: Phát hiện trên 13 tấn thực phẩm bán cho trẻ em không rõ nguồn gốc

(LĐTĐ) Thực hiện cao điểm kiểm tra, kiểm soát thị trường trước, trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 17, Cục QLTT thành phố Hà Nội vừa phối hợp với Đội 7 - Phòng Cảnh sát kinh tế - Công an Hà Nội phát hiện và thu giữ trên 13 tấn thực phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm tại xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng.
Tìm bị hại của Lê Phú Long - Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Hùng Phát Group

Tìm bị hại của Lê Phú Long - Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Hùng Phát Group

(LĐTĐ) Cơ quan điều tra Công an thành phố Hà Nội đã ra Quyết định khởi tố vụ án, Quyết định khởi tố bị can và thi hành Lệnh tạm giam đối với Lê Phú Long (đại diện pháp luật Công ty Cổ phần tập đoàn đầu tư Hùng Phát Group) về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Hà Nội: Liên tiếp phát hiện hàng tấn thực phẩm bẩn chuẩn bị "tuồn" ra thị trường

Hà Nội: Liên tiếp phát hiện hàng tấn thực phẩm bẩn chuẩn bị "tuồn" ra thị trường

(LĐTĐ) Ngày 8/1, Công an thành phố Hà Nội cho biết lực lượng chức năng vừa phát hiện hơn 2,1 tấn thực phẩm đông lạnh (nầm lợn, tràng trứng, tràng lợn, kê gà, mề gà,...) không rõ nguồn gốc xuất xứ tại cơ sở kinh doanh (ngõ 21 Tựu Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội).
Bộ Công an nói về thông tin “lãnh đạo ngân hàng ACB đánh bạc, chuyển tiền ra nước ngoài”

Bộ Công an nói về thông tin “lãnh đạo ngân hàng ACB đánh bạc, chuyển tiền ra nước ngoài”

(LĐTĐ) Theo Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên, đến nay Bộ Công an chưa nhận được đơn thư của các bên liên quan về vụ việc một số cá nhân tung tin đồn trên mạng xã hội “lãnh đạo ngân hàng ACB đánh bạc, chuyển tiền ra nước ngoài”.
Hà Nội: Phạt hơn 14 tỷ đồng sau 1 tuần Nghị định 168/2024/NĐ-CP có hiệu lực

Hà Nội: Phạt hơn 14 tỷ đồng sau 1 tuần Nghị định 168/2024/NĐ-CP có hiệu lực

(LĐTĐ) Theo số liệu từ Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội, từ 1/1 đến hết 7/1/2025, lực lượng chức năng toàn Thành phố đã xử lý 5.654 trường hợp vi phạm giao thông; phạt tiền hơn 14,3 tỷ đồng; tạm giữ 1.670 phương tiện; tước 190 giấy phép lái xe; trừ điểm giấy phép lái xe 631 trường hợp...
Khởi tố đối tượng đánh người tử vong sau va chạm giao thông ở Bình Dương

Khởi tố đối tượng đánh người tử vong sau va chạm giao thông ở Bình Dương

(LĐTĐ) Sau va chạm giao thông, giữa Lê Văn Hiền và anh N.T.B có xảy ra xô xát, sau đó Hiền vật ngã anh B xuống đường rồi dùng tay, chân, mũ bảo hiểm tấn công liên tục vào vùng đầu của anh B.
Công bố quyết định thanh tra dự án Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2

Công bố quyết định thanh tra dự án Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2

(LĐTĐ) Chiều nay (8/1), Thanh tra Chính phủ công bố quyết định thanh tra Dự án xây dựng mới cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và Dự án đầu tư xây dựng mới cơ sở 2 của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Đoàn Thanh tra có 11 thành viên do ông Ngô Đình Long, Phó Vụ trưởng Vụ III của Thanh tra Chính phủ làm Trưởng đoàn.
Tài xế xe cứu thương "đi bão" vi phạm nồng độ cồn kịch khung

Tài xế xe cứu thương "đi bão" vi phạm nồng độ cồn kịch khung

(LĐTĐ) Sau chiến thắng của đội tuyển Việt Nam trước Thái Lan trong trận chung kết lượt về ASEAN Cup 2024, 1 tài xế điều khiển ô tô dán biểu tượng xe cứu thương, gắn, phát thiết bị ưu tiên, nhưng lại chở cổ động viên đi cổ vũ bóng đá. Người này vi phạm giao thông đã bị Cảnh sát xử lý. Đáng chú ý, tài xế còn vi phạm nồng độ cồn ở mức kịch khung.
Xem thêm
Phiên bản di động