Tốn thời gian, công sức giải quyết yêu cầu công chứng giấy tờ giả
Chất lượng dịch vụ công chứng, trọng tài chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu Chuyển đổi hoạt động các phòng công chứng sang cơ chế tự bảo đảm chi thường xuyên |
Công chứng “khống”, công chứng “treo”
Bộ Tư pháp vừa chủ trì tổ chức Phiên thảo luận hoàn thiện và thực thi pháp luật với chủ đề “Tăng cường hiệu quả công tác bổ trợ tư pháp, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp tại Việt Nam".
Theo Bộ Tư pháp, trong số các hoạt động bổ trợ tư pháp, thời gian qua, hoạt động công chứng đã có bước phát triển mạnh mẽ, góp phần nâng cao tính an toàn pháp lý cho các hợp đồng, giao dịch, bảo vệ quyền lợi hợp pháp chính đáng của các cá nhân, tổ chức. Việc xã hội hóa hoạt động công chứng đã giúp cho hoạt động này trở nên chuyên nghiệp, phù hợp chuẩn mực và thông lệ quốc tế, giúp giải quyết tình trạng quá tải, gây phiền hà, khó khăn cho người có nhu cầu công chứng.
Đến nay, cả nước có 3.011 công chứng viên với 1.295 tổ chức hành nghề công chứng, trong đó có 120 phòng công chứng và cả 63 tỉnh, thành phố đều có văn phòng công chứng hoạt động theo chủ trương xã hội hóa.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả trên, bà Nguyễn Thị Mai, Phó Cục trưởng Cục Bổ trợ Tư pháp cho hay, số lượng công chứng viên phát triển nhưng chưa đồng đều. Hoạt động công chứng còn có sai sót, vi phạm, có tình trạng công chứng “khống”, công chứng “treo”, cạnh tranh không lành mạnh.
Bộ Tư pháp tổ chức Phiên thảo luận hoàn thiện và thực thi pháp luật với chủ đề “Tăng cường hiệu quả công tác bổ trợ tư pháp, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp tại Việt Nam" |
Bên cạnh đó, còn là tình trạng yêu cầu công chứng khi chưa đầy đủ giấy tờ, giấy tờ chưa hợp lệ, giấy tờ giả… khiến cơ quan Nhà nước tốn nhiều thời gian, công sức giải quyết việc công chứng giấy tờ giả, chưa hợp pháp.
Trên thực tế, còn có những văn bản đã được chứng nhận nhưng không thể phát sinh giá trị thi hành, mặc dù được chứng nhận theo đúng pháp luật về công chứng, đặc biệt trong lĩnh vực đất đai, nhà ở…
Cùng nói về những bất cập, từ thực tiễn quản lý hoạt động công chứng, ông Ngô Anh Tuấn, Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội cho hay, dù Hà Nội có số công chứng viên nhiều nhất cả nước nhưng chất lượng còn hạn chế. Một số tổ chức hành nghề đã có hành vi vi phạm như cạnh tranh không lành mạnh, nhận và ký công chứng ngoài trụ sở không có lý do chính đáng; ký công chứng khi hồ sơ chưa đầy đủ giấy tờ theo quy định; ký chứng thực bản sao khi không có bản chính để đối chiếu; phối hợp chia thù lao với tổ chức tín dụng…
Những năm gần đây, số lượng các hợp đồng, giao dịch bị Tòa án tuyên hủy và vô hiệu ngày càng nhiều, đơn thư kiến nghị liên quan đến hoạt động hành nghề công chứng có xu hướng tăng so với trước. Trong 5 năm (2015-2019), Sở Tư pháp Hà Nội đã ban hành 64 quyết định xử phạt, với số tiền phạt 392 triệu đồng…
Cần hoàn thiện các quy định pháp luật
Để khắc phục tình trạng trên, giải pháp đặt ra theo bà Nguyễn Thị Mai là trong thời gian tới, cần thiết lập thể chế pháp lý điều chỉnh cả hoạt động công chứng và chứng thực, xác định đúng vai trò, phạm vi, bản chất từng hoạt động. Tiếp tục thực hiện công chứng bắt buộc với các giao dịch quan trọng và tăng cường hơn nữa công tác quản lý Nhà nước.
Còn theo Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội, cần hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến công chứng như Luật Đất đai, Bộ luật Dân sự, Luật Nhà ở, Luật Hôn nhân và gia đình và các quy định liên quan đến hướng dẫn, giải thích pháp luật.
Đáng quan tâm, ông Ngô Anh Tuấn cho hay, theo quy định hiện hành, văn phòng công chứng khi thay đổi trụ sở hoặc thay đổi trưởng văn phòng thì phải thay đổi tên gọi. Điều này cần điều chỉnh lại. Vì, tên gọi gắn với quá trình hành nghề, là tài sản, thương hiệu của mỗi văn phòng, được nhiều người biết đến.
“Việc đổi tên không chỉ ảnh hưởng đến thương hiệu đã gây dựng của các văn phòng, mà còn gây khó khăn cho người dân khi cần xác định văn phòng mà mình đã từng công chứng. Phần lớn các Văn phòng công chứng phải thuê trụ sở, mỗi lần chấm dứt hợp đồng thuê lại phải thay đổi tên gọi, kèm theo phải làm lại biển hiệu, con dấu, in lại hóa đơn… gây tốn kém chi phí và thời gian”, ông Tuấn cho biết.
Bên cạnh đó, ông Ngô Anh Tuấn kiến nghị tăng cường chất lượng, năng lực, đề cao trách nhiệm nghề nghiệp với công chứng viên khi bước vào hành nghề; bổ sung chế tài mạnh hơn như tạm đình chỉ có thời hạn với tổ chức hành nghề công chứng; đề cao và quy định trách nhiệm của trưởng văn phòng, khi công chứng viên sai phạm phải xem xét cả trách nhiệm của trưởng văn phòng, không thể chỉ xử lý mỗi công chứng viên; công chứng viên bị miễn nhiệm vì bất cứ lý do gì cũng phải tập sự, thi sát hạch lại…
Đồng thời, có chế tài xử lý nghiêm khắc hơn với người yêu cầu công chứng cung cấp thông tin tài liệu sai sự thật, sử dụng giấy tờ, văn bản giả mạo hoặc bị tẩy xóa, sửa chữa trái luật để yêu cầu công chứng.
Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội cũng cho hay, lực lượng công chức làm công tác quản lý Nhà nước về công chứng không nhiều, lực lượng thanh tra cũng mỏng, nền cần nghiên cứu, đưa ra cơ chế mang tính giám sát cộng đồng với hoạt động công chứng.
“Tại sao không để khách hàng đánh giá, theo dõi, giám sát các công chứng viên và xem đây là kênh tham khảo quan trọng để cơ quan quản lý Nhà nước định kỳ đánh giá, sát hạch chất lượng hành nghề của công chứng viên. Từ đó, khuyến khích người làm tốt, làm có trách nhiệm cũng như có thêm thông tin để tổ chức sát hạch, đào thải”, ông Tuấn nói.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31