Tôn vinh giá trị văn hoá truyền thống của gia đình

(LĐTĐ) Theo thống kê, Hà Nội có hơn 2 triệu hộ gia đình với hơn 8 triệu nhân khẩu, công tác gia đình đã được Thành phố, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội triển khai thực hiện có hiệu quả. Qua đó, tôn vinh những giá trị văn hoá truyền thống của gia đình Việt Nam với những chuẩn mực tốt đẹp, góp phần xây dựng bản sắc văn hoá dân tộc.
Quan tâm thiết thực để đoàn viên yên tâm xây dựng hạnh phúc gia đình Biểu dương 100 gia đình nhà giáo Thủ đô tiêu biểu

Nhận thức rõ vai trò đặc biệt quan trọng của gia đình, trong những năm qua, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố luôn quan tâm chỉ đạo làm tốt công tác gia đình, thông qua việc triển khai thực hiện có hiệu quả các Chương trình công tác của Thành ủy trong nhiều nhiệm kỳ Đại hội, như: Chương trình số 08-CTr/TU của Thành ủy nhiệm kỳ Đại hội XIV; Chương trình số 04-CTr/TU nhiệm kỳ Đại hội XV, XVI và Chương trình 06-CTr/TU nhiệm kỳ Đại hội XVII về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025”, với 3 nội dung cốt lõi, gồm: Xây dựng Người Hà Nội thanh lịch, văn minh; xây dựng Gia đình văn hóa và xây dựng các mô hình văn hóa, trong đó lấy con người làm hạt nhân, gia đình là nền tảng; hoàn thiện các mẫu hình văn hóa là kiến tạo môi trường lành mạnh để phát triển, đáp ứng với tiến trình xây dựng Thủ đô Hà Nội hiện đại, văn minh.

Tôn vinh giá trị văn hoá truyền thống của gia đình
Sở Văn hoá và Thể thao tổ chức trưng bày chuyên đề “Gia đình bình an, xã hội hạnh phúc”.

Trong dịp kỷ niệm 21 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6) vừa qua, thành phố Hà Nội cũng đã tổ chức chuỗi hoạt động hưởng ứng trên toàn địa bàn với chủ đề Gia đình bình an - Xã hội hạnh phúc như: Tổ chức trưng bày, triển lãm ảnh tại “Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2022”; tổ chức giao lưu, gặp mặt các gia đình văn hóa tiêu biểu; tổ chức các hội thi, hội nghị, tọa đàm tuyên truyền về gia đình và văn hóa gia đình tại 30 quận, huyện, thị xã…, nhằm tôn vinh những giá trị nhân văn sâu sắc, thực hiện nếp sống văn minh, ứng xử văn hóa trong gia đình, cộng đồng, kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam nói chung, Thủ đô Hà Nội nói riêng; nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân trong xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến độ, hạnh phúc.

Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh cho biết, với trọng trách quản lý Nhà nước về gia đình, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã tích cực tham mưu cho Thành phố ban hành nhiều văn bản nhằm cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác gia đình, tập trung triển khai 5 nội dung chính trong công tác quản lý nhà nước về gia đình, là: Xây dựng gia đình văn hóa; thực hiện phòng, chống bạo lực gia đình; thu thập lưu trữ thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu về gia đình; tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, nhân rộng các mô hình thuộc phạm vi quản lý; tuyên truyền, giáo dục các giá trị đạo đức, lối sống, cách ứng xử trong gia đình; đồng thời đẩy mạnh lan tỏa phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.

“Từ năm 2018, việc đăng ký, bình xét danh hiệu “Gia đình văn hoá” thực hiện theo Nghị định 122/2018/NĐ-CP của Chính phủ, đồng nghĩa với việc các tiêu chí đánh giá, quy trình bình xét cũng có nhiều thay đổi. Sở đã chủ động hướng dẫn Ban chỉ đạo phong trào cơ sở thực hiện tốt việc đăng ký, tiến hành bình xét, công nhận các danh hiệu theo đúng quy định. Số lượng các gia đình đăng ký xây dựng danh hiệu “Gia đình văn hoá” hàng năm đều đạt trên 90%. Và đến nay, tỷ lệ gia đình được công nhận và giữ vững danh hiệu Gia đình văn hóa trên địa bàn thành phố đạt 88%”, bà Trần Thị Vân Anh khẳng định.

Thông qua việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, triển khai “Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” mà trọng tâm là xây dựng gia đình văn hóa gắn với phòng, chống bạo lực gia đình, thực hiện bình đẳng giới, triển khai thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình…, trên địa bàn Thành phố xuất hiện nhiều Gia đình văn hóa tiêu biểu trên các lĩnh vực, như: Gia đình không bạo lực, gia đình không vi phạm pháp luật, gia đình không tệ nạn xã hội, gia đình không trẻ em suy dinh dưỡng, gia đình hiếu học, gia đình làm kinh tế giỏi… là những điểm sáng, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng, xã hội.

Có thể kể đến, gia đình bà Đặng Thị Hiền ở quận Bắc Từ Liêm là gia đình hòa thuận, nhiều thế hệ chung sống; gia đình bà Trần Thị Loát ở Long Biên sản xuất, kinh doanh giỏi; gia đình ông Nguyễn Đình Chú ở quận Cầu Giấy là gia đình tri thức, hiếu học; gia đình ông Lê Văn Nhân ở Thanh Xuân tích cực làm công tác xã hội; gia đình bà Nguyễn Thị Thỏa ở Đông Anh có truyền thống yêu văn nghệ, có nhiều thành tích trong việc đóng góp vào việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể…

Đặc biệt, việc tổ chức sự kiện Ngày Gia đình Việt Nam trên toàn thành phố trong 21 năm qua, với nhiều hoạt động thiết thực, đã tạo thành cuộc vận động xã hội lớn, phát huy vai trò, trách nhiệm của gia đình trong phát triển kinh tế, ổn định xã hội.

Gia đình là thiết chế xã hội cơ bản nhất cho sự trưởng thành của mỗi cá nhân cũng như sự phát triển bền vững của xã hội. Trải qua nhiều thế hệ, gia đình Việt Nam được hình thành và phát triển với những chuẩn mực giá trị tốt đẹp, góp phần xây dựng bản sắc văn hoá dân tộc. Những giá trị truyền thống qúy báu như lòng yêu nước, yêu quê hương yêu thương đùm bọc lẫn nhau, thuỷ chung, hiếu nghĩa, hiếu học, cần cù, sáng tạo trong lao động, bất khuất, kiên cường vượt qua mọi khó khăn thử thách đã được gia đình người Việt Nam giữ gìn, vun đắp và phát huy trong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước. Qua nhiều thời kỳ, dù quy mô, cấu trúc và các quan hệ trong gia đình có những thay đổi, song đây vẫn là nhân tố quan trọng không thể thiếu cho sự phát triển kinh tế, xã hội đất nước./.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công

Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công

(LĐTĐ) Người có công sẽ được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, mức 60 triệu đồng/hộ nếu xây mới, theo Quyết định mới ban hành của Thủ tướng Chính phủ...
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

(LĐTĐ) Theo quy định của pháp luật, lao động nữ khi đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi sẽ được hưởng một số quyền lợi đặc biệt.
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có giải đáp thắc mắc của người lao động liên quan đến cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

Tin khác

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ 2024 -2029 để tổng kết đánh giá công tác khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập nhiệm kỳ 2019 -2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác Hội nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng

Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng

(LĐTĐ) Thời gian qua, mô hình “Cụm dân cư nhân ái” và “Gian hàng nhân đạo” trên toàn địa bàn huyện Ứng Hòa (thành phố Hà Nội) đã phát huy được hiệu quả, góp phần giúp các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư

Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư

(LĐTĐ) Tại Bảo tàng Hà Nội, ngày 17/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức “Ngày hội quảng bá sản phẩm và kết nối đầu tư", bán kết “Cuộc thi thử thách khởi nghiệp Việt toàn cầu lần thứ VII”.
Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ

Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ

(LĐTĐ) Với mong muốn bảo tồn, phát huy những kiến trúc của người Việt xưa, mới đây, Ủy ban nhân dân (UBND) phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội, đã có sáng kiến phục dựng lại nhà tranh vách đất, nhà gỗ truyền thống ngay tại khu phố ẩm thực, đi bộ Đảo Ngọc - Ngũ Xã. Đây là một trong những sáng kiến nhằm góp phần bảo tồn kiến trúc của người Việt xưa, tạo ra không gian gần gũi, thân thuộc với du khách.
Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một

Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một

(LĐTĐ) Trải qua thăng trầm của lịch sử, đến nay thương hiệu gốm Bát Tràng (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) đã khẳng định vị thế trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế. Giờ đây, gốm Bát Tràng không chỉ có mặt trên khắp mọi miền đất nước mà còn là thương hiệu của Việt Nam được khách hàng các nước yêu thích. Đặc biệt, nơi đây còn là điểm du lịch hấp dẫn níu chân du khách.
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

(LĐTĐ) Gần hai tháng đã qua kể từ khi siêu bão Yagi tàn phá miền Bắc, bà con trồng đào, quất ở làng Nhật Tân đã phần nào khôi phục lại màu xanh nơi những khu vườn. Hoa vẫn sẽ nở sau những giọt mồ hôi, nước mắt của người trồng đào.
Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương

Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương

(LĐTĐ) Để người dân địa phương và du khách trong, ngoài nước hiểu rõ hơn về văn hóa, lịch sử của Thủ đô, thời gian qua, tuổi trẻ quận Bắc Từ Liêm đã đã tích cực ứng dụng chuyển đổi số, xây dựng bản đồ số, số hóa các tài liệu, hiện vật, thông tin về hàng trăm địa danh lịch sử, địa chỉ đỏ, thực hiện trên cả nền tảng VR (công nghệ thực tế ảo).
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm

Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm

(LĐTĐ) Trong những năm qua, phong trào thi đua “Dân vận khéo” tại huyện Gia Lâm đã có hiệu ứng xã hội tích cực, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng; giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo, phát triển văn hóa - xã hội của huyện.
Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh

Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh

(LĐTĐ) Từ Hà Nội ngàn năm văn hiến, nghe theo tiếng gọi đi “xây dựng Tổ quốc mến yêu”, những người con của Thủ đô yếu dấu tạm biệt thành phố thân thương đi khai hoang, lập nghiệp ở Lâm Đồng. Để giờ đây, trên cao nguyên lâm viên xanh tươi, có một huyện rất đỗi trù phú, giàu đẹp mang tên Lâm Hà. Và chính nơi đây, những người con của Thủ đô từ thế hệ này đến thế khác đều tự hào mình mãi là người Hà Nội.
Xem thêm
Phiên bản di động