Tôn vinh vẻ đẹp áo dài Việt

(LĐTĐ) Những ngày qua, không khó để bắt gặp những tà áo dài hiện diện trong các cơ quan, công sở và phố phường của Hà Nội. Các cấp hội Phụ nữ Thủ đô đã tích cực hưởng ứng chương trình “Áo dài - Di sản văn hóa Việt Nam” do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch phát động.
ton vinh ve dep ao dai viet Nữ CNVCLĐ huyện Ứng Hòa tích cực hưởng ứng “Tuần lễ Áo dài Việt Nam”
ton vinh ve dep ao dai viet Khi áo dài bị lạm dụng bởi hai từ “di sản”!

Phụ nữ Thủ đô hưởng ứng mặc áo dài

Hoạt động này nhằm tôn vinh các nét đẹp, giá trị của áo dài trong đời sống xã hội, khơi dậy niềm tự hào, trách nhiệm giữ gìn và phát huy di sản văn hóa Việt Nam trong mỗi cán bộ, hội viên, phụ nữ và người dân, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của trang phục dân tộc Việt Nam.

ton vinh ve dep ao dai viet
Các chị em hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Đông Anh thướt tha trong tà áo dài.

Mặc dù bị ảnh hưởng của dịch COVID-19, song nhiều cơ quan công sở và các cấp Hội vẫn có nhiều hình thức tôn vinh áo dài sinh động và phong phú như tổ chức thi ảnh đẹp áo dài, thi ảnh áo dài với di sản quê hương, vận động ủng hộ áo dài cho hội viên, phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn, tổ chức các cuộc tọa đàm, nói chuyện chuyên đề truyền cảm hứng về áo dài…

Trên các trang mạng xã hội Facebook, cộng đồng mạng cũng rầm rộ hưởng ứng tuần lễ áo dài. Một nhóm trên Facebook với tên gọi “Tự hào áo dài Việt Nam” đã được thiết lập từ giữa tháng 2/2020. Sau hơn 1 tháng thiết lập, đến nay nhóm đã có gần 8.000 thành viên với hàng nghìn bài viết. Hàng nghìn bức ảnh áo dài duyên dáng của các anh chị em nhiếp ảnh, nhà thiết kế, người mẫu, thợ may, cô giáo, doanh nhân, thương nhân và người yêu áo dài thuộc mọi tầng lớp trong xã hội đã được đăng lên nhóm với một tình yêu và niềm tự hào về tà áo dài của quê hương Việt Nam yêu dấu.

Cũng nhân dịp này, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Đông Anh đã tổ chức nhiều hoạt động bên lề hưởng ứng chương trình "Áo dài - Di sản văn hóa Việt Nam"như: phát động Cuộc thi Duyên dáng áo dài Việt Nam, phát động chị em hội viên phụ nữ mặc áo dài khi đi hội họp, dự lễ kỷ niệm, các nữ cán bộ, công chức viên chức thực hiện mặc áo dài các ngày trong tuần... Đây là hoạt động nhằm tôn vinh các nét đẹp, giá trị của áo dài trong đời sống xã hội, khơi dậy niềm tự hào, trách nhiệm giữ gìn và phát huy di sản văn hóa Việt Nam trong mỗi người dân. Đặc biệt, sự hưởng ứng tích cực của Hội Phụ nữ 24 xã, thị trấn trong Tuần lễ Áo dài Việt Nam bằng việc xã hội hóa để trao tặng 510 áo dài với tổng trị giá 255 triệu đồng cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn và cán bộ Hội cơ sở đã góp phần thực hiện vượt chỉ tiêu phần việc so với Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện dự kiến là 400 áo dài.

Bà Nguyễn Thị Thanh Tâm - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Đông Anh cho biết: Mặc áo dài để khơi dậy niềm tự hào, trách nhiệm giữ gìn, phát huy di sản văn hóa Việt Nam và cũng là góp phần bảo tồn, phát triển các giá trị văn hóa truyền thống của trang phục dân tộc Việt Nam. Đón nhận phần quà đầy tình cảm, sự quan tâm, sẻ chia của các cấp Hội, nhiều hội viên phụ nữ khó khăn đã nghẹn ngào nói với chúng tôi: "Tôi chưa bao giờ nghĩ sẽ được mặc áo dài đẹp như thế này!", " Cảm ơn tổ chức Hội, tôi sẽ để dành bộ áo dài này mặc trong ngày cưới con gái sắp tới"... Những hình ảnh, lời nói xúc động đã tiếp thêm động lực cho đội ngũ cán bộ Hội từ huyện tới cơ sở quyết tâm thực hiện được nhiều việc làm có ý nghĩa thiết thực cho hội viên phụ nữ tại địa phương.

Tương tự tại huyện Ứng Hoà, ngay đầu tháng 3, Liên đoàn Lao động huyện đã phát động đến 100% công đoàn cơ sở hưởng ứng “Tuần lễ Áo dài Việt Nam”. Theo đó, các công đoàn cơ sở đã vận động nữ công nhân, viên chức, lao động mặc áo dài trong ngày làm việc phù hợp với điều kiện và đặc thù nghề nghiệp, đảm bảo thuận lợi, an toàn lao động; góp phần quảng bá và tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam. Ngay sau khi phát động, số đông nữ công nhân, viên chức, lao động khối hành chính sự nghiệp huyện, xã, thị trấn, trường học và bộ phận gián tiếp khối doanh nghiệp đã mặc áo dài trong ngày làm việc và tập trung đồng loạt vào ngày 6/3.

Đông đảo chị em cũng đã lựa chọn áo dài trong các buổi dạ tiệc, giao lưu gặp mặt, nhằm lan tỏa vẻ đẹp của áo dài Việt nơi công sở và nơi cư trú.Mang trên mình chiếc áo dài truyền thống đã giúp chị em luôn tự tin, mạnh mẽ, nhưng cũng rất mềm mại, duyên dáng. Đặc biệt, áo dài còn là niềm kiêu hãnh, là bộ quốc phục mang đậm nét văn hóa dân tộc Việt Nam mà mỗi chúng ta đều có trách nhiệm trân trọng, gìn giữ và phát triển.

Biểu trưng của vẻ đẹp Việt Nam

Có thể khẳng định rằng trong quá trình phát triển của lịch sử, áo dài chính là biểu trưng của một vẻ đẹp Việt. Người Việt Nam chúng ta thường tự hào với bạn bè quốc tế về chiếc áo dài mang trong đó giá trị thẩm mỹ, thể hiện bản sắc văn hoá theo suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Cái độc đáo của áo dài Việt Nam là tuy kín mà hở. Áo dài của phụ nữ Việt Nam mặc với quần dài, tưởng kín đáo nhưng lại gợi cảm vô cùng. Tà áo xẻ quá eo, để lộ một chút thân thể ngà ngọc của quý cô, quý bà, nhưng đủ làm bao đấng mày râu xao xuyến. Có lẽ vì thế mà người Pháp đã dùng chữ “demi-sexy” khi nói về áo dài của phụ nữ Việt Nam. Thử hỏi có dân tộc nào có được bộ nữ phục độc đáo và lạ lùng đến thế: Vừa nghiêm trang, vừa gợi cảm vô cùng.

Cùng với sự phát triển của đất nước, áo dài Việt Nam cũng có nhiều nét cách tân và đổi mới. Nhưng nó vẫn bảo lưu nhiều đặc trưng cơ bản nhất, những đặc điểm mà chỉ thoáng thấy áo dài bay trên đường phố, đã thấy tâm hồn quê hương ở đó. Áo dài thân thuộc với mỗi người Việt Nam chúng ta trong cuộc sống hằng ngày, trong mỗi trang thơ, trang văn, trong âm nhạc, trong hội hoạ, trong điêu khắc… Nhà văn Băng Sơn đã viết "Bài thơ áo dài" trong cuốn tuỳ bút "Trên những nẻo đường Hà Nội": "Đã có không ít người nước ngoài ngạc nhiên đến sững sờ trước vẻ đẹp kỳ diệu của tấm áo dài Việt Nam, mặc dù ở nước họ, người phụ nữ cũng có những bộ áo váy dân tộc thêu rua với nhiều vẻ đẹp. Một nét duyên dáng như mây thu mơ hồ hay cái đẹp lộng lẫy của ngày hè chói chang hoa phượng có gió lộng xào xạc ngọn đề. Khó mà nói được niềm bay nhè nhẹ của tà áo tím bên hồ hay vẻ lâng lâng của màu áo trắng như tung đùa trong sắc xanh cây lá…".

Thời gian gần đây, trong xu hướng tìm về những giá trị truyền thống của dân tộc, nét duyên áo dài tiếp tục được tôn vinh và lan tỏa mạnh mẽ. Trong nhịp sống hiện đại và hội nhập, chiếc áo dài tiếp tục được "thời trang hóa"để đẹp hơn, gần gũi hơn, ngày càng đa dạng về kiểu dáng và phong phú về chất liệu. Phong trào mặc áo dài cả truyền thống và cách tân trở nên sôi nổi, nhất là ở các thành phố lớn. Không chỉ vào những dịp đặc biệt như Trung thu, lễ, Tết, mà đông đảo nữ giới còn lựa chọn áo dài để xuống phố ngày thường hay đến công sở, trường học, đi du lịch. Các thương hiệu áo dài liên tục ra đời hoặc được làm mới với những phong cách đặc trưng như: Áo tà ngắn, áo nhiều tà, áo thêu tay, hoặc áo kết hợp với trang sức, thổ cẩm…

Đặc biệt là áo dài cách tân được giới trẻ rất yêu thích bởi tính tiện dụng, dễ dàng kết hợp với quần suông, váy xòe… Họa tiết trên áo cũng được chú trọng tính dân tộc, với những hình ảnh như hoa sen, tranh dân gian, phố cổ Hà Nội, danh lam thắng cảnh mọi miền đất nước.Theo dòng chảy của lịch sử, phong cách thời trang có thể biến đổi từng ngày, từng giờ để phù hợp với từng giai đoạn của xã hội. Thế nhưng, dẫu thay đổi thế nào đi chăng nữa, áo dài vẫn luôn là biểu tượng của vẻ đẹp, văn hóa và là niềm tự hào của hàng triệu người con đất Việt.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

(LĐTĐ) Theo quy định của pháp luật, lao động nữ khi đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi sẽ được hưởng một số quyền lợi đặc biệt.
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có giải đáp thắc mắc của người lao động liên quan đến cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

(LĐTĐ) Chương trình tổng duyệt cho Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 vừa diễn ra, hé lộ sân khấu hoành tráng gây choáng ngợp, gợi mở những điều bất ngờ hấp dẫn trong sự kiện đáng chờ đợi nhất tại vùng đất Cố đô Hoa Lư.

Tin khác

Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

(LĐTĐ) Trong suốt chiều dài lịch sử ngàn năm văn hiến của đất Thăng Long, người Hà Nội đã kết tinh bản lĩnh, trí tuệ, sức sáng tạo, phẩm chất thanh lịch tinh tế. Đó chính là những giá trị văn hóa góp phần xây dựng nên một Hà Nội trở thành niềm tự hào của cả nước. Thành ủy Hà Nội cũng luôn nhận thức sâu sắc phát triển văn hóa là nội dung trọng tâm, xuyên suốt, vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài. Văn hóa trở thành trọng tâm trong chính sách phát triển của Hà Nội. Đây cũng chính là nguồn sức mạnh nội sinh, động lực tinh thần to lớn để phát triển Thủ đô trong thời gian tới.
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Đoàn Thanh niên - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội tổ chức chương trình Tuyên dương người con hiếu thảo lần thứ II, năm 2024.
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức chương trình tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ thành phố Hà Nội năm 2024; phát động Cuộc thi thử thách công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào kết nối chuỗi cung ứng doanh nghiệp vừa và nhỏ (RESET 2024).
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

(LĐTĐ) Ngày 23/11, phường Xuân La, quận Tây Hồ tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ về thăm Xuân La (23/11/1964 - 23/11/2024), và đón nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”.
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và Đề án 06 thành phố Hà Nội vừa có Thông báo số 26/TB-BCĐ thông báo kết luận Hội nghị giao ban Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tháng 11/2024.
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

(LĐTĐ) Cuộc thi “Tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024 là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, là kênh thông tin hữu hiệu để tuyên truyền phổ biến sâu rộng nội dung Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở tới đông đảo cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, nhân dân trên địa bàn Thủ đô.
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức chung khảo Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024. Tại Hội thi, thí sinh Lê Huyền Trang, Bí thư chi bộ Tổ chức hành chính, Đảng bộ Trường Trung cấp nghề Giao thông công chính Hà Nội đã giành giải Nhất.
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

(LĐTĐ) Để tiếp tục phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa, quận Tây Hồ triển khai những biện pháp sáng tạo thu hút sự quan tâm của người dân trong và ngoài nước, đồng thời giúp thế hệ trẻ tiếp nối truyền thống của ông cha, trân trọng và phát huy được giá trị lịch sử, văn hóa của di tích.
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận

Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận

(LĐTĐ) Quận Hai Bà Trưng vừa tổ chức Hội nghị lần thứ 27 Ban Chấp hành Đảng bộ quận khóa XXVI nhiệm kỳ 2020 - 2025, cho ý kiến dự thảo Báo cáo chính trị (lần 1) của Ban Chấp hành Đảng bộ quận khóa XXVI trình Đại hội đại biểu Đảng bộ quận lần thứ XXVII, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Xem thêm
Phiên bản di động