Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp lãnh đạo các tổ chức Liên hợp quốc

Tiếp tục các hoạt động trong khuôn khổ chuyến công tác tại New York, Hoa Kỳ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có các cuộc gặp với Tổng Thư ký Liên hợp quốc António Guterres, Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc Khoá 79 Philemon Yang, Tổng Giám đốc Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) Achim Steiner và Giám đốc điều hành Quỹ Nhi đồng quốc tế (UNICEF) Catherine Russel.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến New York dự Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc "Cơ hội lịch sử để đưa thế giới bước vào thời đại mới, kỷ nguyên phát triển mới" Tiếp tục đưa quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ ngày càng phát triển ổn định, thực chất

Tại cuộc gặp Tổng Thư ký Liên hợp quốc António Guterres, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước chia sẻ các nhận định, đánh giá của Tổng Thư ký Liên hợp quốc về tình hình quốc tế và những thách thức đa chiều mà thế giới đang đối mặt. Chính trong bối cảnh đó, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cho rằng Liên hợp quốc càng đóng vai trò quan trọng trong quản trị toàn cầu, thúc đẩy hợp tác đa phương, đề cao luật pháp quốc tế, góp phần thu hẹp khoảng cách và thúc đẩy phát triển, bảo đảm sự tham gia đầy đủ của mọi quốc gia.

Chia sẻ về ảnh hưởng nghiêm trọng của cơn bão Yagi, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cảm ơn sự hỗ trợ tích cực của các tổ chức Liên hợp quốc tại Việt Nam và đề nghị Liên hợp quốc cần thúc đẩy hợp tác nhằm tăng cường năng lực của các quốc gia chống chịu, ứng phó thảm họa thiên tai và quản lý rủi ro, thảm họa. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cũng đề nghị Tổng Thư ký Liên hợp quốc tiếp tục quan tâm thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác như chuyển đổi năng lượng, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, xây dựng hệ thống quản trị số… trong đó, quan tâm đến lợi ích của các nước đang phát triển, bao gồm Việt Nam.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp lãnh đạo các tổ chức Liên hợp quốc
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp Tổng Thư ký Liên hợp quốc António Guterres. (Ảnh: TTXVN)

Là người từng xuống đường biểu tình ủng hộ Việt Nam trong cuộc kháng chiến trước đây, Tổng thư ký Liên hợp quốc dành những tình cảm hết sức đặc biệt cho Việt Nam, đánh giá cao vai trò, vị thế và những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Ông Gutteres cảm ơn và đánh giá cao sự tham gia đóng góp tích cực của Việt Nam tại các cơ quan quan trọng, cũng như trên tất cả các lĩnh vực hoạt động ưu tiên của Liên hợp quốc, nhất là về gìn giữ hoà bình, thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững, ứng phó biến đổi khí hậu, chuyển đổi năng lượng công bằng.

Hai bên nhất trí tiếp tục nỗ lực, tăng cường đối thoại và thúc đẩy làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Việt Nam - Liên hợp quốc và ASEAN - Liên hợp quốc thời gian tới, phát huy vai trò trung tâm của ASEAN trong giải quyết các vấn đề khu vực, nhất là về duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực, hoà bình giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông, đặc biệt là tuân thủ Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982. Hai bên cũng thống nhất các biện pháp hợp tác nhằm thúc đẩy phát triển bền vững, đưa Chương trình nghị sự 2030 trở lại quỹ đạo, chuyển đổi năng lượng, nâng cao năng lực để ứng phó hiệu quả với các thách thức toàn cầu, tăng cường hơn nữa sự tham gia của Việt Nam vào các hoạt động gìn giữ hoà bình Liên hợp quốc thời gian tới.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trân trọng mời Tổng Thư ký Liên hợp quốc trở lại thăm Việt Nam vào thời điểm thích hợp.

Tại cuộc gặp Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 Philemon Yang, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chúc mừng ông Philemon Yang được tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc Khoá 79 và đánh giá cao chủ đề của Khoá họp năm nay về tăng cường hợp tác, hành động “để thúc đẩy hòa bình, phát triển bền vững và nhân phẩm vì các thế hệ hiện nay và tương lai”.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước khẳng định Việt Nam sẽ tích cực ủng hộ vai trò lãnh đạo và các sáng kiến, ưu tiên của Chủ tịch Đại hội đồng trong nhiệm kỳ này, trong đó có thúc đẩy hoà bình, an ninh thông qua các nỗ lực đa phương, thực hiện hiệu quả chương trình Nghị sự 2030 về Phát triển bền vững, nâng cao năng lực ứng phó cho các quốc gia dễ bị tổn thương, các quốc gia kém phát triển, quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên, thúc đẩy bình đẳng giới, phát huy vai trò của thanh niên và thế hệ trẻ, thu hẹp khoảng cách số, đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, tiếp cận số…

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp lãnh đạo các tổ chức Liên hợp quốc
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 Philemon Yang.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước khẳng định Việt Nam kiên định ủng hộ mạnh mẽ chủ nghĩa đa phương với Liên hợp quốc đóng vai trò trung tâm trong quản trị toàn cầu, đề cao vai trò của Đại hội đồng là cơ quan quan trọng nhất gồm tất cả các thành viên Liên hợp quốc; thúc đẩy thực hiện các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs).

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cho biết Việt Nam sẵn sàng thúc đẩy hợp tác ba bên về nông nghiệp với sự tài trợ của đối tác phát triển và chuyên gia, kỹ thuật, giống câu trồng của Việt Nam với các nước, trong đó có Cameroon, quốc gia ông Yang từng làm Thủ tướng và có quan hệ truyền thống hữu nghị với Việt Nam.

Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc đánh giá cao quan hệ Việt Nam với Liên hợp quốc và Cameroon, cho biết rất ấn tượng trước những thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam; đánh giá cao vai trò tích cực, năng động và vị thế ngày càng cao của Việt Nam, nhất trí sẽ hợp tác cùng Việt Nam để thúc đẩy việc tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế và chủ nghĩa đa phương. Hiểu rõ thế mạnh của Việt Nam về khoa học - công nghệ và nông nghiệp, ông Yang cam kết hỗ trợ thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Cameroon trên các lĩnh vực này, ghi nhận nghiêm túc và sẽ hỗ trợ giải quyết các vấn đề phía Việt Nam nêu.

Nhân dịp này, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đã mời Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 Philemon Yang thăm Việt Nam trong thời gian tới.

Tại cuộc gặp với Tổng Giám đốc Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) Achim Steiner, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đánh giá cao vai trò và đóng góp của UNDP đối với Việt Nam trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội trong năm thập kỉ qua. Trong giai đoạn phát triển mới quan trọng hiện nay, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đề nghị UNDP tập trung hỗ trợ Việt Nam về tri thức, nguồn lực, thúc đẩy chuyển giao khoa học - công nghệ hướng tới xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.

Đánh giá cao những đóng góp của ông Steiner khi công tác tại Việt Nam trên cương vị cố vấn kỹ thuật về an ninh nguồn nước, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đề nghị UNDP tiếp tục hỗ trợ Việt Nam và Uỷ hội sông Mê Công quốc tế trong quản lý, sử dụng bền vững và hiệu quả tài nguyên nước, góp phần tăng cường khả năng chống chịu, ứng phó với các thách thức về an ninh nguồn nước tại lưu vực.

Tổng Giám đốc UNDP cho rằng Việt Nam là hình mẫu trong phát triển kinh tế-xã hội và thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững, mang lại nhiều kinh nghiệm thực tiễn quý báu cho Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế. Ông Achim Steiner chia sẻ tình cảm và ấn tượng tốt đẹp về đất nước, con người Việt Nam, khẳng định UNDP tự hào là đối tác phát triển của Việt Nam về tăng trưởng xanh, chuyển đổi năng lượng và đổi mới sáng tạo. UNDP sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam xây dựng chính sách phát triển kinh tế-xã hội theo hướng xanh, bền vững và bao trùm, thu hút các nguồn đầu tư, tài chính, công nghệ xanh nhằm nâng cao khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu và thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng công bằng, chuyển đổi số nhằm nâng cao năng lực tự phát triển, tránh việc trở thành thị trường của các tập đoàn độc quyền.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp lãnh đạo các tổ chức Liên hợp quốc
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp Giám đốc điều hành UNICEF Catherine Russel. (Ảnh: TTXVN)

Tại cuộc gặp Giám đốc điều hành UNICEF Catherine Russel, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đánh giá cao hợp tác giữa hai bên tiếp tục mang lại nhiều kết quả tích cực, đặc biệt là sự hỗ trợ quý báu của UNICEF cho chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em. Về định hướng hợp tác trong thời gian tới, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đảm bảo nguồn lực thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững liên quan đến trẻ em, nhất là trong lĩnh vực giáo dục, chăm sóc sức khoẻ, dinh dưỡng và vắc-xin.

Trước mắt, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đề nghị UNICEF tư vấn chính sách, triển khai các gói hỗ trợ để đảm bảo tốt nhất công tác chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em tại những khu vực chịu tác động bởi bão Yagi, và hai bên cần có những hoạt động thiết thực, có ý nghĩa hướng tới kỉ niệm 50 năm quan hệ hợp tác Việt Nam - UNICEF, 35 năm Việt Nam tham gia Công ước Quyền trẻ em vào năm 2025.

Bà Giám đốc điều hành đánh giá cao nỗ lực triển khai các Mục tiêu Phát triển bền vững tại Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, đặc biệt là giáo dục khí hậu, cũng như sự sẵn sàng phòng chống và cứu trợ liên quan thiên tai với nhiều kinh nghiệm điển hình tốt có thể chia sẻ cho các nước khác.

Về phần mình, UNICEF sẽ tiếp tục tích cực triển khai Chương trình quốc gia Việt Nam-UNICEF giai đoạn 2022-2026 nhằm đáp ứng tốt nhất các ưu tiên của Việt Nam, hỗ trợ giải quyết hậu quả cơn bão Yagi, đặc biệt là để các trường học sớm mở cửa trở lại, sẵn sàng phối hợp triển khai sáng kiến của Việt Nam về Ngày quốc tế vui chơi 11/6 hằng năm và mong Việt Nam sẽ là đối tác của UNICEF trong thúc đẩy thiếu niên nữ tiếp cận khoa học-công nghệ.

Mạnh Quân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội giữ nguyên 7.940 chỉ tiêu biên chế công chức hành chính cấp huyện

Hà Nội giữ nguyên 7.940 chỉ tiêu biên chế công chức hành chính cấp huyện

Sáng 25/2, với 100% đại biểu có mặt tán thành, tại kỳ họp thứ 21, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội đã thông Nghị quyết về việc quyết định biên chế và chỉ tiêu hợp đồng lao động khối chính quyền thành phố Hà Nội năm 2025. Theo đó, giữ nguyên 7.940 chỉ tiêu biên chế công chức hành chính cấp huyện.
Sau sắp xếp, Hà Nội có 15 sở và 1 cơ quan tương đương sở

Sau sắp xếp, Hà Nội có 15 sở và 1 cơ quan tương đương sở

Sáng 25/2, tại Kỳ họp 21 (Kỳ họp chuyên đề), Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã thông qua Nghị quyết thành lập cơ quan chuyên môn và tổ chức hành chính khác thuộc thành phố Hà Nội.
Gắn kết doanh nghiệp và người lao động từ hoạt động chăm lo

Gắn kết doanh nghiệp và người lao động từ hoạt động chăm lo

Xác định người lao động là “tài sản quý giá nhất”, thời gian qua, việc chăm lo, thực hiện tốt các chính sách phúc lợi để công nhân lao động (CNLĐ) yên tâm làm việc luôn được Ban lãnh đạo và Công đoàn Công ty TNHH Canon Việt Nam quan tâm. Qua đó, tạo nên thành công, nâng cao hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp cũng như nâng cao đời sống người lao động.
Vấn đề trách nhiệm pháp lý khi xảy ra sự cố công trình

Vấn đề trách nhiệm pháp lý khi xảy ra sự cố công trình

Từ sự cố bùn phun trào vào nhà dân, đường đi khu dân cư ngõ 7 phố Giang Văn Minh, phường Kim Mã quận Ba Đình, Hà Nội do quá trình thi công dự án đường sắt đô thị số 3 đoạn Nhổn - ga Hà Nội gây ra cho thấy, nhiều câu chuyện pháp lý liên quan đến việc đảm bảo tính mạng con người cũng như an toàn trong xây dựng. Vậy chủ đầu tư và đơn vị thi công có bị xử phạt hành chính?
Phát triển giao thông xanh: Cơ hội và thách thức

Phát triển giao thông xanh: Cơ hội và thách thức

Tại Hà Nội những năm gần đây, đặc biệt trong năm 2022, việc phát triển giao thông xanh được xem là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng và phát triển đô thị bền vững. Đặc biệt, Thành phố đã đề ra chương trình và lộ trình cụ thể cho việc phát triển giao thông xanh trong giai đoạn 2025 - 2030, với việc sẽ đầu tư mới toàn bộ xe buýt công cộng, hoặc thay thế xe cũ phải sử dụng năng lượng xanh.
Nhiều nội dung quan trọng, cấp thiết được quyết định tại kỳ họp 21 HĐND Thành phố

Nhiều nội dung quan trọng, cấp thiết được quyết định tại kỳ họp 21 HĐND Thành phố

Thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương, sáng nay (25/2), Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức kỳ họp thứ 21 - kỳ họp chuyên đề để xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.
Phát huy tính năng động, sáng tạo vì lợi ích người lao động

Phát huy tính năng động, sáng tạo vì lợi ích người lao động

Với vị trí, vai trò là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và người lao động (NLĐ), các cấp Công đoàn quận Cầu Giấy luôn nỗ lực phấn đấu, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, có những đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng, phát triển quận Cầu Giấy và Thủ đô.

Tin khác

Đề xuất tăng mức hỗ trợ với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

Đề xuất tăng mức hỗ trợ với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

Tăng mức hỗ trợ từ 30% lên thành 50% đối với người tham gia thuộc hộ nghèo; tăng mức hỗ trợ từ 25% lên thành 40% đối với người tham gia thuộc hộ cận nghèo; bổ sung đối tượng được hỗ trợ là người thuộc dân tộc thiểu số, với mức hỗ trợ 30%; tăng mức hỗ trợ từ 10% lên thành 20% đối với người tham gia khác.
Hưởng ứng phong trào “Đường tàu - Đường hoa” chào mừng 70 năm Ngày thành lập Đảng bộ Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam

Hưởng ứng phong trào “Đường tàu - Đường hoa” chào mừng 70 năm Ngày thành lập Đảng bộ Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam

Sáng ngày 24/2, tại huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh), Công ty CP Đường sắt Nghệ Tĩnh phối hợp cùng Công ty CP Công trình 6, Công ty CP Đường sắt Hà Ninh tổ chức Lễ hưởng ứng phong trào “Đường tàu - Đường hoa” trên đoạn đường hoa Km323+700 - Km325+500 và Km 340 + 500 - Km 343+700 tuyến đường sắt Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh
Đổi mới tư duy về lĩnh vực y tế để nâng cao sức khỏe cho nhân dân

Đổi mới tư duy về lĩnh vực y tế để nâng cao sức khỏe cho nhân dân

Sáng nay (24/2), Tổng Bí thư Tô Lâm đã làm việc với Bộ Y tế nhân kỷ niệm 70 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025). Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc.
Quy định cụ thể về tiếp nhận, thực hiện hoạt động tố tụng, thanh tra sau sắp xếp tổ chức bộ máy

Quy định cụ thể về tiếp nhận, thực hiện hoạt động tố tụng, thanh tra sau sắp xếp tổ chức bộ máy

Sắp xếp tổ chức bộ máy sẽ kéo theo hàng loạt vấn đề liên quan cần được giải quyết, trong đó các hoạt động tạm giữ, tạm giam, tố tụng, thanh tra sẽ được tiếp tục như thế nào để đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người liên quan là một nội dung rất quan trọng.
Sáp nhập các tỉnh, tạo thêm động lực phát triển đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình

Sáp nhập các tỉnh, tạo thêm động lực phát triển đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình

Bày tỏ ý kiến về chủ trương tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện) và định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, nhiều cán bộ, đảng viên, nhân dân cho rằng việc thực hiện sắp xếp bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả là tất yếu nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng một hệ thống chính trị hiện đại, minh bạch, vì sự phát triển nhanh, bền vững của Việt Nam trong kỷ nguyên mới.
Sáp nhập các tỉnh: Sẽ tạo một hệ thống hành chính hiện đại, linh hoạt và hiệu quả

Sáp nhập các tỉnh: Sẽ tạo một hệ thống hành chính hiện đại, linh hoạt và hiệu quả

PGS.TS đại biểu Quốc hội Bùi Hoài Sơn cho rằng, chủ trương sáp nhập các tỉnh nếu được triển khai một cách bài bản, đồng bộ và có sự đồng thuận cao trong xã hội, sẽ tạo một hệ thống hành chính linh hoạt hơn, hiệu quả hơn, qua đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, đưa đất nước bước vào một kỷ nguyên phát triển mới - nơi mà bộ máy Nhà nước không chỉ tinh gọn mà còn thực sự vận hành theo nguyên tắc hiệu quả, minh bạch và hướng tới sự thịnh vượng chung của đất nước.
Dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên: Cần sự quyết tâm vào cuộc đồng bộ để đảm bảo tiến độ

Dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên: Cần sự quyết tâm vào cuộc đồng bộ để đảm bảo tiến độ

Chiều 21/2, tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp về tiến độ thực hiện Dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Nâng cao vai trò của công chứng trong bối cảnh chuyển đổi số

Nâng cao vai trò của công chứng trong bối cảnh chuyển đổi số

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi nhấn mạnh, trong những năm qua, Việt Nam đã không ngừng hoàn thiện hệ thống công chứng theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp và phù hợp với các chuẩn mực quốc tế.
TP.HCM: Thông qua nhiều quyết sách quan trọng, hợp lòng dân

TP.HCM: Thông qua nhiều quyết sách quan trọng, hợp lòng dân

Mặc dù chỉ diễn ra trong một ngày (20/2) nhưng Kỳ họp thứ 21 (kỳ họp chuyên đề) Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã thông qua nhiều quyết sách quan trọng, từ các vấn đề dân sinh, quy hoạch, đầu tư xây dựng đến tổ chức bộ máy hành chính và công tác nhân sự, đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ mạnh mẽ của nhân dân Thành phố.
Tuyên truyền nêu bật vai trò của Đảng bộ thành phố Hà Nội

Tuyên truyền nêu bật vai trò của Đảng bộ thành phố Hà Nội

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị thông tin chuyên đề và giao ban triển khai nhiệm vụ trọng tâm công tác báo chí Thành phố tháng 3/2025, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội Nguyễn Doãn Toản đề nghị các cơ quan báo chí tập trung tuyên truyền các hoạt động kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Hà Nội. Trong đó, cần nêu bật vai trò của Đảng bộ thành phố Hà Nội, để người dân tự hào về chặng đường 95 năm qua.
Xem thêm
Phiên bản di động