Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị sửa đổi 3 chính sách trong xây dựng dự án Luật Công đoàn
Tại buổi làm việc với Thường trực Ủy ban Xã hội của Quốc hội mới đây, thay mặt Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, báo cáo về tình hình chuẩn bị dự án Luật Công đoàn (sửa đổi), Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu cho biết, Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị sửa đổi 3 chính sách trong Luật. Cụ thể:
Chính sách 1: Hoàn thiện quy định về tổ chức bộ máy Công đoàn; cơ chế quản lý cán bộ Công đoàn và tăng cường vai trò của Công đoàn Việt Nam trong bối cảnh có nhiều tổ chức đại diện người lao động.
Cụ thể: Sửa đổi, bổ sung Điều 23 bảo đảm về tổ chức, cán bộ theo hướng: Cơ quan có thẩm quyền quyết định số lượng cán bộ Công đoàn là cán bộ, công chức, viên chức theo đề xuất của Tổng LĐLĐ Việt Nam.
Sửa đổi, bổ sung quy định làm rõ đối tượng cán bộ Công đoàn chuyên trách, theo đó, bổ sung sửa đổi làm rõ việc tuyển dụng, định danh và chính sách tiền lương cho cán bộ Công đoàn chuyên trách tại doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập.
Quy định cụ thể hơn hệ thống tổ chức của Công đoàn Việt Nam tại Điều 7.
Sửa đổi Điều 14 theo hướng tách bạch quyền giám sát của Công đoàn Việt Nam thành một quyền riêng mang tính độc lập, chủ động của Công đoàn theo hướng: “Tham gia, phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra; thực hiện quyền giám sát”.
Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu cho biết, đây là lần sửa đổi toàn diện Luật Công đoàn. |
Chính sách 2: Hoàn thiện cơ chế tài chính công đoàn trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng và sự ra đời của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp ngoài hệ thống Công đoàn Việt Nam.
Cụ thể: Sửa đổi, bổ sung quy định về phân phối kinh phí công đoàn; sửa đổi, bổ sung quy định đảm bảo công khai, minh bạch trong công tác quản lý, sử dụng tài sản, tài chính công đoàn. Bổ sung quy định về miễn, giảm kinh phí công đoàn.
Chính sách 3: Hoàn thiện các quy định của pháp luật công đoàn để phù hợp với Hiến pháp và hệ thống pháp luật, nhất là Bộ luật Lao động 2019.
Cụ thể: Sửa đổi Điều 1 (Công đoàn); bổ sung quyền gia nhập Công đoàn Việt Nam của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp; sửa đổi, bổ sung Điều 9 (những hành vi bị nghiêm cấm) theo hướng quy định chi tiết hơn các hành vi phân biệt đối xử chống công đoàn;
Sửa đổi, bổ sung Điều 10 Luật Công đoàn; sửa đổi, bổ sung Điều 17 về quyền và trách nhiệm của Công đoàn cấp trên đối với người lao động ở cơ quan, tổ chức, đơn vị doanh nghiệp chưa có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở; sửa đổi Điều 24 về bảo đảm điều kiện hoạt động công đoàn;
Ngoài ra, sẽ sửa đổi, bổ sung các Điều 4, Điều 30 để đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất giữa các điều trong Luật cũng như với hệ thống pháp luật, nhất là với Bộ luật Lao động 2019.
Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu cho biết, đây là lần sửa đổi toàn diện Luật Công đoàn thực hiện theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn để về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”; Nghị quyết số 02-NQ/TW của Bộ Chính trị về đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới; Đề án định hướng chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh năm 2023, 2024.
Việc sửa đổi Luật Công đoàn cũng xuất phát từ yêu cầu cấp thiết, đó là: Khắc phục một số hạn chế, bất cập của Luật Công đoàn, đáp ứng hoạt động của tổ chức Công đoàn trong thời kỳ mới; thể chế hóa Hiến pháp năm 2013, các chủ trương, nghị quyết của Đảng và bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật; yêu cầu từ hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là việc nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.
Được biết, theo kế hoạch đề ra của Tổng LĐLĐ Việt Nam, trước 1/3/2023, Tổng LĐLĐ Việt Nam sẽ gGửi hồ sơ đề nghị xây dựng Luật đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội để xem xét đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024; đồng thời, gửi đến Ủy ban Xã hội, các Ủy ban của Quốc hội để thẩm tra.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tin khác
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực
Hoạt động 23/11/2024 18:16
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện
Hoạt động 22/11/2024 15:21
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 13:01
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 06:06
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam
Hoạt động 21/11/2024 16:45
Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Hoạt động 21/11/2024 15:49
Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên
Hoạt động 21/11/2024 14:15
Nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Tạo môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Cụm thi đua số 1 thực hiện tốt công tác thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể
Hoạt động 20/11/2024 18:50