Liên quan đến Trường Đại học Tôn Đức Thắng (TP. Hồ Chí Minh):

Tổng LĐLĐ Việt Nam khẳng định nay chưa thu khoản tiền nào của trường

(LĐTĐ) Tại cuộc gặp gỡ với báo chí chiều 10/6, lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam khẳng định: Không có chuyện Tổng LĐLĐ Việt Nam yêu cầu hoặc có bất cứ một văn bản nào đó yêu cầu Trường Đại học Tôn Đức Thắng phải trích 30% chênh lệch thu chi từ hoạt động sự nghiệp của nhà trường nộp về Tổng LĐLĐ Việt Nam như thông tin được phản ánh trên phương tiện thông tin thời gian gần đây.
tong ldld viet nam khang dinh khong co quy dinh trich nop 30 Trường Đại học Tôn Đức Thắng được hỗ trợ hàng nghìn tỉ đồng dưới nhiều hình thức
tong ldld viet nam khang dinh khong co quy dinh trich nop 30 Những kinh nghiệm hay về giải quyết quyền lợi người lao động khi doanh nghiệp bị phá sản
tong ldld viet nam khang dinh khong co quy dinh trich nop 30 Nhiều lao động phải làm thêm giờ, tăng ca vượt quy định

Trường ĐH Tôn Đức Thắng đã tự chủ thế nào?

Chia sẻ với báo chí, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu cho biết: Trong suốt những năm qua, đặc biệt hơn 10 năm, kể từ khi Trường Đại học (ĐH) Tôn Đức Thắng về với Tổng LĐLĐ Việt Nam, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã tạo điều kiện hết sức để trường phát triển.

tong ldld viet nam khang dinh khong co quy dinh trich nop 30
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam thông tin tới báo chí về Trường Đại học Tôn Đức Thắng.

Đảng đoàn, Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của Trường ĐH Tôn Đức Thắng theo đúng quan điểm của Đảng và pháp luật của Nhà nước trên cơ sở tôn trọng quyền tự chủ của đơn vị về thí điểm tự chủ đại học.

Chính nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo hết sức trách nhiệm, khoa học, bài bản và tạo điều kiện tối đa của các thế hệ lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam, sự đóng góp về tài chính của cán bộ, đoàn viên trên cả nước đã góp phần vào thành công của trường như ngày hôm nay.

Được biết, Trường ĐH Tôn Đức Thắng tiền thân là Trường ĐH Công nghệ dân lập Tôn Đức Thắng do LĐLĐ TP Hồ Chí Minh sáng lập, được thành lập theo Quyết định số 787/TTg ngày 24/9/1997 của Thủ tướng Chính phủ; sau đó chuyển thành trường bán công và đổi tên thành Trường ĐH bán công Tôn Đức Thắng trực thuộc UBND TP Hồ Chí Minh theo Quyết định số 18/2003/QĐ-TTg ngày 28/1/2003 của Thủ tướng Chính phủ; tiếp tục được chuyển thành trường ĐH công lập trực thuộc Tổng LĐLĐ Việt Nam theo Quyết định số 747/QĐ-TTg ngày 11/6/2008 của Thủ tướng Chính phủ.

Mục tiêu thành lập Trường trong giai đoạn đầu là thực hiện Chương trình 17 và Chỉ thị 13 của Thành ủy TP Hồ Chí Minh về đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề cho giai cấp công nhân Thành phố; phát triển nguồn nhân lực cho nhu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá; góp phần đào tạo nhân tài, nhân lực, thực hiện nghiên cứu để phục vụ hệ thống sản xuất, xã hội ở TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam.

Khi chuyển về trực thuộc Tổng LĐLĐ Việt Nam, mục tiêu của trường được bổ sung thêm là trực tiếp phục vụ việc phát triển nguồn nhân lực trong công nhân, người lao động để góp phần xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X. Ngay từ ban đầu, khi trường về trực thuộc Tổng LĐLĐ Việt Nam năm 2008, Trường đã nhận được sự quan tâm rất lớn từ UBND TP Hồ Chí Minh, Chính phủ về mặt bằng, kinh phí.

Cụ thể, Chính phủ cấp 61,7 tỉ đồng để trường xây các khối nhà cho sinh viên và cho vay gói kích cầu hơn 100 tỉ đồng; tổ chức Công đoàn cho vay không tính lãi trên 180 tỉ đồng…“Thử hỏi, nếu ĐH Tôn Đức Thắng là trường tư thục thì liệu có được Nhà nước cấp đất, cấp vốn, cho vay không phải chịu lãi hay không?” - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Phan Văn Anh nêu vấn đề.

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam khẳng định, dù qua nhiều lần thay đổi nhưng toàn bộ tài sản, cơ sở vật chất với giá trị đầu tư gần 3.000 tỉ đồng và trên 100 ha đất cùng bộ máy, nhân sự kể từ ngày đầu thành lập cho đến nay đều thuộc về tổ chức Công đoàn. Theo ông Phan Văn Anh - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, theo Điều 28 Luật Công đoàn về tài sản thì khi ĐH Tôn Đức Thắng chuyển giao về cho Tổng LĐLĐ Việt Nam năm 2008, tại Biên bản bàn giao của UBND TP Hồ Chí Minh ngày 23/9/2008 xác định đất và tài sản trên đất thuộc sở hữu của Tổng LĐLĐ Việt Nam, gồm: Cơ sở 1 tại địa chỉ 98 Ngô Tất Tố (phường 9, quận Bình Thạnh) có diện tích 2.800 m2; cơ sở 2 có diện tích 90.725 m2 tại phường Tân Phong (quận 7, TP Hồ Chí Minh). Về tài sản trên đất nguyên giá theo Biên bản bàn giao là hơn 80 tỉ đồng và giá trị còn lại là hơn 51 tỉ đồng.

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng cho biết, từ năm 2008 đến nay, Tổng LĐLĐ Việt Nam tiếp tục tạo điều kiện cho trường một số cơ sở nhà đất và tài sản trên đất, các khoản cấp, cho vay…

Cụ thể: Giao quyền quản lý và sử dụng cơ sở tại 22 Nguyễn Đình Chiểu, phường Vĩnh Phúc, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa với diện tích 29.189 m2 và tài sản trên đất. Tài sản này được xác định trị giá mấy trăm tỉ đồng. Tiếp đó là cơ sở tại khóm 6, phường 9, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau có diện tích 21.616 m2 trị giá khoảng 100 tỉ đồng.

Về vấn đề về tổ chức bộ máy, ông Phan Văn Anh cho biết: Khi mới thành lập, Trường ĐH Tôn Đức Thắng trực thuộc LĐLĐ TP Hồ Chí Minh thì Chủ tịch Hội đồng trường là Chủ tịch của LĐLĐ TP Hồ Chí Minh; từ khi về trực thuộc Tổng LĐLĐ Việt Nam thì Chủ tịch Hội đồng trường là Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam.

Chưa có bất cứ quyết định nào về việc thu tiền từ ĐH Tôn Đức Thắng

Trao đổi với phóng viên, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Phan Văn Anh khẳng định, việc một số cơ quan báo chí dẫn thông tin từ ĐH Tôn Đức Thắng nói rằng Tổng LĐLĐ Việt Nam có 3 văn bản buộc trường phải nộp 30% chênh lệch thu chi, Tổng LĐLĐ Việt Nam khẳng định điều này không đúng.

Theo Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Phan Văn Anh, năm 2016, khi Kiểm toán Nhà nước có văn bản gửi Tổng LĐLĐ Việt Nam về việc kiểm toán một số đơn vị trực thuộc Tổng LĐLĐ Việt Nam, trong đó có ĐH Tôn Đức Thắng, đích thân GS Lê Vinh Danh - Hiệu trưởng đã có văn bản gửi Kiểm toán Nhà nước Việt Nam - khẳng định: “Trường ĐH Tôn Đức Thắng là một trường công lập, tự chủ hoàn toàn về tài chính, không nhận ngân sách Nhà nước kể từ khi thành lập đến nay, do đó nhà trường không rõ Kiểm toán Nhà nước căn cứ trên cơ sở văn bản pháp lý nào, để tiến hành kiểm toán nhà trường.

Vì vậy, Trường ĐH Tôn Đức Thắng đề nghị Kiểm toán Nhà nước xem xét việc tiến hành kiểm toán đối với nhà trường”. Tương tự, khi đoàn kiểm tra của Tổng LĐLĐ Việt Nam có về trường kiểm tra quản lý tài chính, tài sản nhưng Ban Giám hiệu trường không đồng ý cho đoàn kiểm tra vào kiểm tra. Ban Giám hiệu cho rằng đối với trường thực hiện cơ chế tự chủ thì chỉ báo cáo Tổng LĐLĐ Việt Nam về kết quả hoạt động của nhà trường cũng như hoạt động tài chính.

Tuy nhiên, đoàn kiểm tra đã trích dẫn Luật Công đoàn, theo đó đơn vị chủ quản có quyền kiểm tra cấp dưới do đó trường trực thuộc Tổng LĐLĐ Việt Nam thì có thể kiểm tra; ngoài ra, theo quy chế của Trường cũng ghi rằng Tổng LĐLĐ Việt Nam có quyền kiểm tra kiểm soát tài chính tài sản của trường… Khi đoàn kiểm tra có những phân tích dẫn chứng cụ thể thì trường mới đồng ý cho đoàn kiểm tra của Tổng LĐLĐ Việt Nam vào kiểm tra.

“Sau quá trình làm việc, Đoàn kiểm tra có trích dẫn Quyết định số 1684/QĐ-TLĐ ngày 7/11/2006, Quyết định số 1712/QĐ-TLĐ ngày 24/10/2016 của Tổng LĐLĐ Việt Nam về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức, bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp của Công đoàn: “Đơn vị tự đảm bảo kinh phí hoạt động phải trích nộp cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp tối đa không quá 30% kết quả tài chính sau khi đã nộp thuế, mức nộp cụ thể do cơ quan quản lý cấp trên quyết định”.

Vì vậy, đoàn kiểm tra có kiến nghị về việc thực hiện các quyết định trên với Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam. Tuy nhiên, Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam chưa đồng ý vì cho rằng ngoài quy định của Tổng LĐLĐ Việt Nam, Trường còn thực hiện theo Quyết định 158 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ.

Do đó, có thể khẳng định, đến thời điểm này, Tổng LĐLĐ Việt Nam chưa có bất cứ quyết định nào về việc thu chênh lệch thu chi; chưa có bất cứ văn bản nào yêu cầu Trường Đại học Tôn Đức Thắng nộp một đồng nào về Tổng LĐLĐ Việt Nam.”, lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam khẳng định.

Lan Ngọc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

(LĐTĐ) Chương trình tổng duyệt cho Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 vừa diễn ra, hé lộ sân khấu hoành tráng gây choáng ngợp, gợi mở những điều bất ngờ hấp dẫn trong sự kiện đáng chờ đợi nhất tại vùng đất Cố đô Hoa Lư.
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

(LĐTĐ) Trong suốt chiều dài lịch sử ngàn năm văn hiến của đất Thăng Long, người Hà Nội đã kết tinh bản lĩnh, trí tuệ, sức sáng tạo, phẩm chất thanh lịch tinh tế. Đó chính là những giá trị văn hóa góp phần xây dựng nên một Hà Nội trở thành niềm tự hào của cả nước. Thành ủy Hà Nội cũng luôn nhận thức sâu sắc phát triển văn hóa là nội dung trọng tâm, xuyên suốt, vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài. Văn hóa trở thành trọng tâm trong chính sách phát triển của Hà Nội. Đây cũng chính là nguồn sức mạnh nội sinh, động lực tinh thần to lớn để phát triển Thủ đô trong thời gian tới.
Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City

Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City

(LĐTĐ) Trận đại chiến Man City vs Tottenham tại vòng 12 Premier League 2024/25 đã có kết thúc đầy bất ngờ khi đội chủ nhà để thua với tỷ số 0-4.
Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49

Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49

(LĐTĐ) Tỷ giá USD hôm nay 24/11, giá bán USD ở một số ngân hàng thương mại lớn, giao dịch chủ yếu ở mức 25.509 đồng/USD.

Tin khác

Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực

Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực

(LĐTĐ) Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp với Công đoàn cơ sở tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức (CB,CC,VC), người lao động (NLĐ) của cơ quan, đơn vị, đảm bảo dân chủ, thiết thực, đúng trình tự, nội dung, hình thức, thành phần quy định tại Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022.
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện

Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện

(LĐTĐ) Năm 2024, phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), hoạt động công đoàn của Cụm thi đua số 6 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đạt nhiều kết quả quan trọng, trong đó nổi bật là các đơn vị thành viên thuộc Cụm đều đã thực hiện tốt chức năng đại diện, chăm lo đời sống, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn

Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Đoàn khảo sát của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố làm trưởng đoàn, đã có buổi khảo sát kết quả phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn năm 2024 tại Cụm thi đua số 5.
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn

Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn

(LĐTĐ) Các cấp Công đoàn Thủ đô đã và đang tích cực triển khai công tác giám sát, phản biện xã hội, sau một thời gian triển khai, đã mang lại hiệu quả thiết thực.
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam

Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam

(LĐTĐ) Từ ngày 21 đến 23/11, tại Quốc Oai (Hà Nội), Công đoàn Viên chức Việt Nam phối hợp với Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị tập huấn cho gần 250 cán bộ công đoàn các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương.
Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh

Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh

(LĐTĐ) Sáng nay (21/11), Công đoàn Y tế Việt Nam đã tổ chức Chung kết Tuyên truyền kết quả triển khai phong trào “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” và giải pháp giai đoạn 2 "Thấu hiểu, tận tâm - Nâng tầm, đổi mới". Dự và chỉ đạo tại Cuộc thi có Thứ trường Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương.
Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên

Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên

(LĐTĐ) Ngày 21/11, Đoàn khảo sát của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố làm trưởng đoàn, đã có buổi khảo sát kết quả phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn năm 2024 tại Cụm thi đua số 4.
Tổng LĐLĐ Việt Nam tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn

Tổng LĐLĐ Việt Nam tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn

(LĐTĐ) Sáng nay (21/11), tại Học viện Viettel, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức khai mạc Tập huấn “Nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn”. Đến dự có đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Bí thư Đảng đoàn, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam.
Nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn

Nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn

(LĐTĐ) Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội đã và đang chú trọng đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn. Từ đó, góp phần thực hiện tốt công tác chăm lo đời sống, đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, người lao động trong ngành.
Tạo môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp

Tạo môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, cùng với việc chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, đẩy mạnh phong trào “lao động giỏi, lao động sáng tạo”, các cấp Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội còn chú trọng thực hiện tốt phong trào “Xanh - sạch - đẹp, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động” (ATVSLĐ). Những kết quả đạt được từ phong trào này không chỉ góp phần ổn định sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp mà còn có tác dụng tích cực trong việc nâng cao năng suất lao động, bảo đảm an toàn lao động.
Xem thêm
Phiên bản di động