Tổng thu nhập của viên chức ngành Y tế cải thiện hơn ngành khác

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có công văn trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội Nguyễn Tạo (Đoàn Lâm Đồng) về chế độ chính sách với cán bộ y tế.
Ngăn chặn chậm, trốn đóng bảo hiểm xã hội Người lao động làm việc hai nơi, đóng BHXH, BHYT thế nào?

Viên chức ngành y được áp dụng các chế độ đặc thù

Trước đó, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Tạo, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng chất vấn Thủ tướng Chính phủ: Thực tế hiện nay cho thấy, chế độ chính sách dành cho cán bộ y tế chưa đáp ứng được nhu cầu cuộc sống để cán bộ y tế yên tâm công tác và cống hiến. Hầu hết tại khu vực công, cán bộ y tế đều đang hưởng lương theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP và các chế độ phụ cấp theo lương, mức này rất thấp không đảm bảo cuộc sống cho người cán bộ y tế.

Cụ thể, đối với bác sĩ vì thời gian đào tạo kéo dài hơn so với các ngành nghề khác (6 năm), sau ra trường phải thực hành 18 tháng mới đủ điều kiện hành nghề, trong quá trình hành nghề phải thường xuyên cập nhật kiến thức ngắn hạn và dài hạn với kinh phí khá cao,... Trong khi đó, mức lương khởi điểm của các chức danh chuyên môn có yêu cầu trình độ đại học đều được đánh đồng theo mức bậc 1, hệ số 2,34 x mức lương cơ sở là chưa thực sự phù hợp.

Đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các cơ quan chuyên môn nghiên cứu, sửa đổi Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, nhằm giải quyết vấn đề nêu trên.

Tổng thu nhập của viên chức ngành Y tế cải thiện hơn ngành khác
Ảnh minh họa.

Tại công văn trả lời, Thủ tướng cho biết hiện nay, cán bộ, công chức, viên chức nói chung và viên chức ngành y tế nói riêng đang được thực hiện chế độ tiền lương theo quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ. Theo đó, viên chức ngành y tế được được hưởng lương và phụ cấp như sau:

Các chế độ áp dụng chung đối với viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập, gồm:

Được xếp lương theo bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với viên chức (Bảng 3 ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP).

Được thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn (do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ và khi có thông báo nghỉ hưu) và được hưởng các chế độ phụ cấp theo vị trí công việc đảm nhiệm và theo địa bàn công tác, gồm: Phụ cấp chức vụ lãnh đạo; phụ cấp độc hại, nguy hiểm; phụ cấp trách nhiệm công việc; phụ cấp thâm niên vượt khung; phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác; phụ cấp khu vực; phụ cấp đặc biệt; phụ cấp thu hút và phụ cấp lưu động.

Được hưởng các chính sách khi công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (phụ cấp thu hút, phụ cấp công tác lâu năm quy định tại Nghị định số 76/2019/NĐ-CP ngày 08/10/2019 của Chính phủ.

Được thực hiện chế độ tự chủ về tài chính và trả lương tăng thêm theo Nghị định số 60/2021 /NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.

Ngoài các chế độ áp dụng chung đối với viên chức nêu trên, viên chức ngành y tế còn được áp dụng các chế độ đặc thù sau:

Được rút ngắn thời gian tập sự còn 9 tháng (quy định chung là 12 tháng) do đặc thù về thời gian đào tạo dài (6 năm đối với bác sĩ).

Được xếp lương cao hơn khi tuyển dụng lần đầu đối với bác sĩ nội trú (xếp bậc 2 hệ số lương 2,67 của chức danh bác sĩ).

Được hưởng các chế độ đặc thù, gồm: chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề y tế tại Nghị định số 56/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 và Nghị định số 05/2023/NĐ-CP ngày 15/2/2023 của Chính phủ; phụ cấp thường trực, phụ cấp chống dịch, phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật quy định tại Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg ngày 28/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ; chế độ đối với bác sĩ trong thời gian đi luân phiên quy định tại Quyết định số 14/2013/QĐ-TTg ngày 20/2/2013 của Thủ tướng Chính phủ; chế độ phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn bản tại Quyết định số 75/2009/QĐ-TTg ngày 11/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ.

Như vậy, tổng thu nhập của viên chức ngành y tế (bao gồm các chế độ áp dụng chung đối với viên chức và các chế độ đặc thù nêu trên) là có cải thiện hơn so với ngành, nghề khác, thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với ngành y tế.

Hoàn thiện các nội dung cụ thể của chế độ tiền lương mới

Về việc sửa đổi Nghị định số 204/2004/NĐ-CP, chế độ tiền lương hiện hành đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (trong đó có viên chức ngành y tế) thực hiện từ năm 2004 đến nay đã phát sinh nhiều hạn chế, bất cập và còn thấp so với mặt bằng thu nhập trên thị trường lao động và yêu cầu cuộc sống của người hưởng lương.

Để khắc phục những hạn chế, bất cập này, tại Hội nghị Trung ương 7 khóa XII của Đảng đã ban hành Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp, trong đó đã chỉ rõ quan điểm, mục tiêu, nội dung cải cách và nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, đồng thời chỉ đạo việc xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức vụ, chức danh và các chế độ phụ cấp... đối với cán bộ, công chức, viên chức (trong đó có viên chức ngành y tế) để làm cơ sở xây dựng Nghị định của Chính phủ thay thế Nghị định số 204/2004/NĐ-CP nêu trên.

Tuy nhiên, do tác động bất lợi của nhiều yếu tố ở trong nước và quốc tế đặc biệt là ảnh hưởng trực tiếp của dịch bệnh Covid-19 nên chưa đủ điều kiện để cải cách chính sách tiền lương.

Trong thời gian chưa thực hiện cải cách tiền lương, để bảo đảm phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội và khả năng ngân sách nhà nước, Chính phủ đã giao Bộ Nội vụ chủ động phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan xây dựng trình Chính phủ ban hành Nghị định số 24/2023/NĐ-CP ngày 14/5/2023 điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1.490.000 đồng/tháng lên mức 1.800.000 đồng/tháng (tăng thêm 20,8%) từ ngày 01/7/2023 đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; đồng thời, giao Bộ Nội vụ tiếp tục phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan khẩn trương nghiên cứu ý kiến của Đại biếu Quốc hội, của cử tri và của các Bộ, ngành, địa phương để hoàn thiện các nội dung cụ thể của chế độ tiền lương mới theo Nghị quyết số 27-NQ/TW (trong đó có ý kiến của Đại biểu về tiền lương của viên chức ngành y tế), trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

P.Ngân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nhận định Tottenham vs Nottingham Forest: Khi kẻ rối ren gặp người khát vọng

Nhận định Tottenham vs Nottingham Forest: Khi kẻ rối ren gặp người khát vọng

Nhận định bóng đá trận Tottenham vs Nottingham Forest trong khuôn khổ vòng 33 Ngoại hạng Anh sẽ diễn ra vào lúc 02h00 ngày 22/4. Trận đấu này nhiều khả năng sẽ có thế trận cởi mở, nhưng đội khách với khát khao và phong độ ổn định hơn có thể là những người nở nụ cười sau cùng.
Nhận định Parma vs Juventus: Chướng ngại không dễ vượt qua của “Bà đầm già”

Nhận định Parma vs Juventus: Chướng ngại không dễ vượt qua của “Bà đầm già”

Trận đấu giữa Parma vs Juventus diễn ra vào lúc 01h45 ngày 22/4 trong khuôn khổ vòng 33 Serie A 2024/25. Cuộc đối đầu diễn ra trong bối cảnh Juventus đang phải dàn trải lực lượng để chuẩn bị cho FIFA Club World Cup sắp tới, còn Parma lại ở thế chẳng còn gì để mất, cuộc so tài này hứa hẹn sẽ là một thử thách không hề dễ dàng cho đội khách.
Giá vàng hôm nay (21/4): Vàng trong nước không còn tăng sốc

Giá vàng hôm nay (21/4): Vàng trong nước không còn tăng sốc

Giá vàng hôm nay (21/4): Sau một tuần tăng giá mạnh liên tục rồi lao dốc tới 6 triệu đồng/lượng, giá vàng trong nước đã dần ổn định.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/4: Nắng nóng 37 độ, tối có mưa dông

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/4: Nắng nóng 37 độ, tối có mưa dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, ngày 21/4, khu vực Hà Nội ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông.
Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Thành phố Hà Nội đã và đang chú trọng triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho người lao động và đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, xây dựng môi trường làm việc an toàn, văn minh, thân thiện cho người lao động.
Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Quỹ Trợ vốn công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình (gọi tắt là Quỹ Trợ vốn) cho biết, để thực hiện hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, ngay từ đầu năm 2025, Quỹ đã chủ động, kịp thời xây dựng kế hoạch công tác tín dụng năm 2025; kế hoạch kiểm tra sau vay vốn đối với nguồn vốn Quỹ Trợ vốn và Quỹ quốc gia về việc làm năm 2025.
Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Mỗi khi hè đến nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của người dân trên cả nước bắt đầu tăng cao, đặc biệt là vào dịp nghỉ lễ Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5. Đây cũng là thời điểm những cạm bẫy du lịch được tội phạm lừa đảo giăng ra…

Tin khác

Thủ tướng chỉ đạo chi trả lương hưu sớm dịp kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Thủ tướng chỉ đạo chi trả lương hưu sớm dịp kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có công điện gửi Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc chi trả lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội tháng 5 năm 2025.
Khi sáp nhập tỉnh, lập xã mới sẽ không bầu chủ tịch, phó chủ tịch mà chỉ định, bổ nhiệm

Khi sáp nhập tỉnh, lập xã mới sẽ không bầu chủ tịch, phó chủ tịch mà chỉ định, bổ nhiệm

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị việc sửa Hiến pháp và các luật, nghị quyết liên quan sáp nhập tỉnh, xã sẽ không bầu chủ tịch, phó chủ tịch mà chỉ định.
Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Sau khi sắp xếp, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) từ 273 xã, phường sẽ còn 102 xã, phường, đảm bảo chỉ tiêu giảm từ 60 - 70% của Trung ương và phù hợp tiêu chí về diện tích xã, phường.
Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Thành phố Hà Nội hiện có 526 xã, phường, sau sắp xếp Hà Nội còn 126 xã, phường. Trong đó, 12 quận sau khi sắp xếp lại còn 47 phường; 17 huyện và thị xã Sơn Tây còn 79 xã.
Quận Hoàng Mai dự kiến còn 7 phường

Quận Hoàng Mai dự kiến còn 7 phường

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính quận Hoàng Mai còn 7 phường: Định Công, Hoàng Liệt, Tương Mai, Hoàng Mai, Yên Sở, Vĩnh Hưng, Lĩnh Nam.
Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ kinh doanh hiệu quả, bền vững tại Việt Nam

Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ kinh doanh hiệu quả, bền vững tại Việt Nam

Ngày 18/4, tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp ông Jeffrey Perlman, Tổng Giám đốc Quỹ Warburg Pincus, kiêm đồng Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh ASEAN - Hoa Kỳ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không có lý do gì gây phiền hà với người kinh doanh, tạo sinh kế cho dân

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không có lý do gì gây phiền hà với người kinh doanh, tạo sinh kế cho dân

Sáng 18/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật lần thứ 2 trong tháng 4/2025, thảo luận nhiều nội dung quan trọng chuẩn bị trình Quốc hội.
Phát động hai đợt thi đua trong công tác GPMB trên địa bàn Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh

Phát động hai đợt thi đua trong công tác GPMB trên địa bàn Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh

Ngày 17/4, tại trụ sở Quận ủy Tây Hồ, Hà Nội đã diễn ra Lễ ký kết Giao ước thi đua giữa các cơ quan báo chí của Hà Nội với đại diện các quận, huyện Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh về công tác tuyên truyền, vận động giải phóng mặt bằng (GPMB) các dự án trọng điểm trên địa bàn 3 quận, huyện.
Khẩn trương làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại Bình Dương

Khẩn trương làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại Bình Dương

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Công điện số 42/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về vụ tai nạn lao động nghiêm trọng xảy ra tại khu công nghiệp Đất Cuốc, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
Thi đua phải truyền cảm hứng cho cả nước bước vào kỷ nguyên mới

Thi đua phải truyền cảm hứng cho cả nước bước vào kỷ nguyên mới

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tiếp tục thúc đẩy mạnh hơn nữa các phong trào thi đua hiện có; nghiên cứu phát động thêm các phong trào phù hợp với các nhiệm vụ trọng tâm mà cả nước đang tập trung triển khai, đặc biệt là chuẩn bị phát động phong trào "Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số", tạo phong trào, khí thế thi đua sôi nổi trong cả nước thực hiện các nhiệm vụ chiến lược.
Xem thêm
Phiên bản di động