TP.HCM: Cô gái cầu cứu bác sĩ sau khi tiêm filler "lưu động"
TP.HCM: Ban hành kế hoạch thời gian năm học 2023-2024 Thành phố Hồ Chí Minh: Trao giải giáo viên mầm non dạy giỏi cấp thành phố TP.HCM đặt mục tiêu thu hàng trăm tỷ đồng từ du lịch đường thuỷ |
Bệnh nhân nữ (26 tuổi, ngụ quận Bình Tân) đến khoa Thẩm mỹ da - Bệnh viện Da Liễu TP.HCM khám trong tình trạng 2 bên ngực, đặc biệt là ngực phải bị sưng to, đỏ, có mủ.
Trước đó 3 tuần, bệnh nhân này có lên facebook và thấy một tài khoản ở Hà Nội quảng cáo dịch vụ tiêm filler tăng kích cỡ ngực vô cùng hấp dẫn nên đã liên hệ. Sau khi thỏa thuận giá cả, thời gian, nhân viên làm đẹp vào TP.HCM và thuê khách sạn để nâng ngực cho bệnh nhân này và vài người khách khác.
Cô gái đến cầu cứu bác sĩ sau khi tiêm filler "lưu động". Ảnh: BVCC |
Tại khách sạn, cô được tiêm 350cc filler, được quảng cáo là loại dùng cho "body Hàn Quốc" vào ngực, với giá 25 triệu đồng. Sau tiêm, hai bên ngực cô bị đỏ, đau. Khi liên hệ lại, bệnh nhân được phía tiêm trấn an đó là dấu hiệu bình thường sau tiêm.
Khoảng 1 tuần trước khi nhập viện, vùng ngực bên phải bệnh nhân sưng to, cương mủ, đỏ và đau nhức nhiều. Liên hệ với nhân viên tiêm filler, bệnh nhân được hướng dẫn uống và ngậm thuốc giảm đau, dùng nước ấm lăn ngực nhưng tình trạng không đỡ mà ngày càng tệ hơn.
Tại Bệnh viện Da Liễu TPHCM, các bác sĩ khám và ghi nhận vùng ngực phải bệnh nhân bị phù nề, có hồng ban và khối áp xe lớn, sờ nóng, ấn đau. Vùng ngực trái cũng có khối kích thước tương tự. Kết quả siêu âm cho thấy hình ảnh chất làm đầy rải rác trong mô mềm, có ổ áp xe lớn.
Vùng ngực phải bệnh nhân bị phù nề, có hồng ban và khối áp xe lớn. Ảnh: BVCC |
Bệnh nhân được chỉ định nhập viện điều trị. Sau vài ngày khối áp xe tự vỡ, chảy nhiều mủ và bung chất làm đầy ra ngoài, phải điều trị kháng sinh, kháng viêm. Do tình trạng quá nặng, các bác sĩ quyết định phẫu thuật bơm, rửa để lấy chất làm đầy và mủ.
"Mặc dù ê-kíp bác sĩ đã lấy ra nhiều mủ và chất làm đầy. Nhưng chất này đã hòa tan với mô nên phải xử lý nhiều lần. Hậu quả, trên ngực bệnh nhân sẽ có sẹo xấu, hình thể vú bị biến dạng, nguy cơ phát sinh ổ áp xe mới...", PGS. Phạm Hiếu Liêm, Trưởng đơn vị Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Da Liễu TP.HCM thông tin.
Cẩn trọng khi tiêm filler làm đẹp ThS.BS Thảo Hiền, Khoa Thẩm mỹ da, Bệnh viện Da liễu TP.HCM cho biết, filler là một chất làm đầy được sử dụng trong ngành thẩm mỹ, có tác dụng làm đầy các vùng trên cơ thể, giảm nhăn, trẻ hoá da. Tuy nhiên, hiện Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chỉ chấp thuận cho tiêm filler ở vùng mặt, cổ và tay. Tiêm chất làm đầy tăng kích thước vùng ngực tiềm ẩn nhiều nguy cơ, như tắc mạch do chèn ép mạch máu vì tiêm lượng quá nhiều, hậu quả gây thiếu máu cấp dẫn đến hoại tử vùng ngực; tắc mạch do tiêm chất làm đầy vào trong mạch máu, hậu quả gây hoại tử vùng ngực. Nguy hiểm nhất chính là chất làm đầy theo mạch máu chạy đến cơ quan lân cận như phổi, tim gây thuyên tắc mạch máu phổi và tim, dẫn đến tử vong... Bác sĩ Thảo Hiền khuyến cáo tiêm chất làm đầy là một kỹ thuật khó, bắt buộc người thực hiện phải là bác sĩ da liễu, thẩm mỹ, được đào tạo bài bản về kỹ thuật tiêm chất làm đầy… Đặc biệt, hiện FDA chưa cho phép tiêm chất làm đầy để tăng kích thước ngực, nên tuyệt đối không nghe những lời quảng cáo có cánh để tránh tai biến. Khi có nhu cầu tiêm filler làm đẹp, phải đến các bệnh viện, cơ sở thẩm mỹ được cấp phép tiêm filler, tuyệt đối không "tiêm filler lưu động" để tránh tai biến. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00
Quy định mới về tiêu chuẩn sức khoẻ, khám sức khỏe của người lái xe
Y tế 18/11/2024 14:30
Số ca mắc bệnh sởi tăng cao tại tỉnh Đồng Nai
Y tế 17/11/2024 19:03