TP.HCM: Đề xuất tiếp tục xây dựng cầu Tân Kỳ - Tân Qúy
Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa có báo cáo trình Hội đồng Nhân dân (HĐND) TP.HCM về việc đầu tư hoàn thiện cầu Tân Kỳ - Tân Quý (quận Bình Tân) bằng nguồn vốn công.
Theo Sở GTVT TP.HCM, cầu Tân Kỳ - Tân Quý sẽ được xây dựng bằng bê tông cốt thép thay thế cầu cũ với nhiều hạng mục như: Xây dựng cầu và đường vào cầu có chiều dài 224,802 m, rộng 16m, xây dựng phần đường đầu cầu có chiều dài 157,071 m, rộng 30 m, xây dựng đường gom 2 bến cầu có chiều dài 367,39 m, rộng 7 m, xây dựng 2 cầu tạm để đảm bảo giao thông….
Tổng mức đầu tư khoảng gần 492 tỷ đồng từ nguồn vốn đầu tư từ ngân sách. Thời gian sử dụng nguồn vốn dự kiến năm 2022 là 0,274 tỷ đồng, năm 2023 là 429,963 tỷ đồng, năm 2024 là 54,863 tỷ đồng và năm 2025 là 6,570 tỷ đồng. Thời gian thực hiện từ năm 2022-2025.
![]() |
Cầu Tân Kỳ Tân Quý đang được xây mới. |
Cầu Tân Kỳ - Tân Quý mới là công trình trọng điểm nhằm thay thế cầu cũ, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại trên các tuyến đường Mã Lò, Tân Kỳ - Tân Quý ra quốc lộ 1A. Dự án được đầu tư bằng hình thức BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao), khởi công từ quý 1/2018 (riêng hạng mục cầu tạm hoàn thành vào năm 2016).
Theo phụ lục hợp đồng BOT, nhà đầu tư sẽ thu phí tại trạm thu phí An Sương - An Lạc trên quốc lộ 1A để hoàn vốn cho dự án. Tuy nhiên, lúc dự án mới đạt 70%, nhà đầu tư phải tạm dừng thi công do vướng mặt bằng. Trước đó thực hiện theo kết luận của Kiểm toán Nhà nước và để đảm bảo hài hòa lợi ích của người dân và doanh nghiệp, Thành phố đã có quyết định tạm dừng dự án này theo hình thức BOT. Từ năm 2020, TP.HCM đã yêu cầu các sở ngành rà soát, nghiên cứu chuyển đổi hình thức đầu tư bằng nguồn vốn công. Đồng thời, các sở ngành tiến hành rà soát các chi phí hợp pháp đã thực hiện dự án để thanh toán cho nhà đầu tư theo quy định. Để sớm hoàn thành công trình dang dở, phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, Sở GTVT Thành phố kiến nghị HĐND TP.HCM xem xét quyết định chủ trương đầu tư dự án này.
Cũng theo Sở GTVT TP.HCM, do việc chuyển đổi hình thức đầu tư từ dự án đối tác công tư (PPP) sang hình thức đầu tư công là chưa có tiền lệ. Pháp luật về xây dựng, tài chính, đầu tư theo hình thức đối tác công tư hiện cũng chưa có quy định cụ thể về trình tự thủ tục và nội dung thực hiện. Do vậy, thời gian thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị dự án kéo dài, ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành công trình.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Tối ưu hóa hạ tầng để giảm ùn tắc giao thông

Nhận định Girona vs Betis: Ẩn chứa nhiều kịch bản bất ngờ

Tỷ giá USD hôm nay (21/4): Giá USD thị trường tự do tăng cao

Tổng Bí thư Tô Lâm dự chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”

Nhận định Tottenham vs Nottingham Forest: Khi kẻ rối ren gặp người khát vọng

Nhận định Parma vs Juventus: Chướng ngại không dễ vượt qua của “Bà đầm già”

Giá vàng hôm nay (21/4): Vàng trong nước không còn tăng sốc
Tin khác

Thủ tướng chỉ đạo chi trả lương hưu sớm dịp kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước
Tin mới 20/04/2025 21:55

Khi sáp nhập tỉnh, lập xã mới sẽ không bầu chủ tịch, phó chủ tịch mà chỉ định, bổ nhiệm
Tin mới 20/04/2025 19:10

Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM
Tin mới 19/04/2025 21:15

Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội
Infographic 19/04/2025 17:21

Quận Hoàng Mai dự kiến còn 7 phường
Tin mới 19/04/2025 10:17

Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ kinh doanh hiệu quả, bền vững tại Việt Nam
Tin mới 18/04/2025 20:03

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không có lý do gì gây phiền hà với người kinh doanh, tạo sinh kế cho dân
Tin mới 18/04/2025 17:52

Phát động hai đợt thi đua trong công tác GPMB trên địa bàn Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh
Tin mới 18/04/2025 15:02

Khẩn trương làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại Bình Dương
Tin mới 18/04/2025 14:12

Thi đua phải truyền cảm hứng cho cả nước bước vào kỷ nguyên mới
Tin mới 18/04/2025 06:47