TP.HCM đối mặt với nguy cơ "dịch chồng dịch", thiếu thuốc và nhân viên y tế
TP.HCM: Bắt 2 giám đốc liên quan đến sai phạm ở Saigon Co.op TP.HCM phát hiện 3 ca nhiễm biến chủng BA.4, BA.5 của Omicron TP.HCM: Thông tin mới về 3 ca nhiễm biến chủng mới Omicron BA.4 và BA.5 |
Nguy cơ "dịch chồng dịch"
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, số ca mắc mới trong tuần qua tăng 18% so với tuần trước, số tử vong mới trong tuần tăng 3% so với tuần trước, sự gia tăng số ca mắc và tử vong này tương ứng với các biến thể phụ BA.4 tăng từ 9% lên 12%, và BA.5 tăng từ 28% lên 43%.
Trong khi đó, Bộ Y tế đã công bố biến thể phụ BA.5 đã xuất hiện tại Việt Nam và ghi nhận số ca mắc mới bắt đầu có dấu hiệu tăng và số ca nặng cũng bắt đầu có dấu hiệu tăng nhẹ. Sau đó, vào ngày 4/7, Viện Pasteur TP.HCM đã công bố phát hiện 2 mẫu dương với biến thể phụ BA.4 và 1 mẫu dương với biến thể BA.5, tất cả các mẫu dương này đều từ nguồn giám sát ngẫu nhiên qua hệ thống giám sát của Trung tâm kiểm soát bệnh tật Thành phố.
TP.HCM đối mặt với nguy cơ dịch chồng dịch. Ảnh: Bệnh nhân điều trị Covid-19 tại Bệnh viện dã chiến đa tầng Tân Bình vào tháng 12/2021. |
Hệ thống giám sát dịch của ngành y tế Thành phố cũng cho thấy số ca mắc mới có xu hướng tăng nhẹ trong 3 tuần gần đây, có ngày có trên 50 ca mắc mới (trước đây số ca mắc mới đã giảm sâu dưới 30 ca mắc mới/ngày), mặc dù số ca nhập viện và số ca nặng chưa có dấu hiệu tăng rõ. Như vậy cho thấy, sau thời gian tạm "yên ắng", nguy cơ số ca mắc Covid-19 có thể bùng phát trở lại nếu có sự lơi là, chủ quan của người dân và cơ quan quản lý Nhà nước.
Trong khi đó, dịch bệnh sốt xuất huyết tại các tỉnh, thành phía nam và TP.HCM với type huyết thanh D1 như năm 2021 nhưng bắt đầu có sự gia tăng dần type huyết thanh D2. Đồng nghĩa với số ca mắc và ca nặng, tử vong tăng cao. Tại các tỉnh khu vực phía nam, số ca mắc tăng 23% so với cùng kỳ năm 2019 (năm có dịch lớn). Tại TP.HCM, số ca mắc đã là 21.993 ca, tăng 184% so với cùng kỳ, số tử vong 11 trường hợp, có cả người lớn, phụ nữ mang thai, trẻ em.
Trước tình hình này, Sở Y tế đã triển khai các giải pháp ngăn chặn nguy cơ dịch chồng dịch như đẩy nhanh hơn nữa tỷ lệ tiêm vắc xin Covid-19 mũi nhắc lại (mũi 3 và mũi 4); diệt muỗi, diệt lăng quăng phòng ngừa sốt xuất huyết; sẵn sàng kích hoạt hệ thống thu dung điều trị theo từng kịch bản diễn tiến của dịch Covid-19 và dịch sốt xuất huyết.
Nguy cơ thiếu thuốc, thiếu vật tư y tế
Theo Sở Y tế TP.HCM, thiếu các thuốc và vật tư y tế thuộc danh mục thuốc hiếm không phải là vấn đề mới phát sinh đối với các bệnh viện trên địa bàn Thành phố và cả nước. Tuy nhiên do tác động của đại dịch Covid-19, danh sách thuốc hiếm có nguy cơ bị kéo dài thêm, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng điều trị các bệnh lý chuyên khoa. Trong khi đó, một số thuốc thuộc danh mục thuốc hiếm nay ngừng sản xuất hoặc chưa được sản xuất trong nước; một vài loại thuốc bị gián đoạn cung ứng do xung đột giữa Nga và Ukraina; một số thuốc do trung tâm mua sắm tập trung quốc gia chậm đấu thầu hoặc đàm phán; một số thuốc mới phát sinh do triển khai kỹ thuật mới, hầu hết chưa có số đăng ký nên phải nhập khẩu; một số thuốc hết thời hạn của số đăng ký...
Ngoài ra một số bệnh viện và trung tâm y tế tuyến quận, huyện không đủ năng lực đấu thầu theo quy định, thiếu kinh nghiệm trong xử lý tình huống khi chưa chọn lựa được thuốc khi đấu thầu tập trung. Điều này dẫn tới việc ngành y tế TP.HCM nói riêng và ngành y tế nhiều địa phương trên cả nước đang đứng trước thách thức không nhỏ đó là phải có giải pháp chủ động và sớm khắc phục, không để tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế xảy ra.
Vì thế, theo đại diện Sở Y tế TP.HCM, việc triển khai giải pháp chủ động để ngăn chặn nguy cơ thiếu thuốc và vật tư y tế thuộc danh mục thuốc hiếm là trách nhiệm của mỗi bệnh viện, của ngành y tế cả nước.
Trước đó, trả lời báo chí liên quan đến tình trạng thiếu thuốc, thiết bị y tế đang diễn ra ở nhiều bệnh viện, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên đã giao Sở Y tế Thành phố tham mưu UBND TP.HCM sớm hình thành trung tâm mua sắm, trước mắt là mua sắm những dụng cụ, thuốc men đáp ứng nhu cầu cấp thiết của người dân hiện nay; tuyệt đối không để người dân tử vong do thiếu những thiết bị có thể mua được mà thiếu cơ chế nên không mua. |
Không chỉ đứng trước nguy cơ thiếu thuốc, thiếu vật tư y tế, hiện nay ngành y tế cả nước đang đứng trước hiện tượng một bộ phận nhân viên y tế nghỉ việc sau thời gian dài chống dịch Covid-19. Tại nước ta, cũng không ngoại lệ, theo Bộ Y tế tính đến nay đã có hơn 9.000 nhân viên y tế xin nghỉ việc vì nhiều lý do khác nhau.
Nguồn nhân lực y tế công lập đối mặt với nguy cơ thiếu hụt. |
Tại TP.HCM, năm 2021 đã có 1.154 nhân viên y tế nghỉ việc (trong đó có 274 bác sĩ, 610 điều dưỡng), 6 tháng đầu năm 2022 đã có 874 nhân viên y tế nghỉ việc (199 bác sĩ và 391 điều dưỡng). Tổng cộng sau thời điểm xuất hiện dịch Covid-19 đã có 2.028 nhân viên y tế nghỉ việc, trong đó có 473 bác sĩ và 1001 điều dưỡng (chiếm khoảng 5% tổng số nguồn nhân lực y tế của Thành phố).
Đứng trước nguy cơ thiếu hụt nguồn nhân lực y tế, TP.HCM hiện đang nghiên cứu, đề xuất triển khai thí điểm các cơ chế, chính sách nhằm củng cố và nhân rộng mạng lưới cộng tác viên sức khỏe cộng đồng. Thành phố cũng kiến nghị sớm có hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi để củng cố hoạt động tự chủ của các bệnh viện theo Nghị định 60/2021/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập. Về lâu dài, cần có những cơ chế, chính sách để thu hút và giữ chân nhân viên y tế công lập.
Phát biểu tại hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ TP.HCM chiều 5/7, Bí thư Thành uỷ TP.HCM Nguyễn Văn Nên cho biết: Ngay từ khi dịch Covid-19 chưa được kiểm soát, Thành phố đã tính việc khen thưởng cho lực lượng y tế tham gia phòng chống dịch, đặc biệt là tuyến đầu. Nhưng khi thực hiện, các cơ quan lại máy móc, cứng nhắc theo các thủ tục hành chính đơn thuần. "Tôi xin gửi lời xin lỗi tới lực lượng nhân viên y tế tham gia chống dịch chưa nhận được khen thưởng của TP.HCM", Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên nói thêm. Truớc đó, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Tăng Chí Thượng cho biết, UBND Thành phố đã giao đơn vị này khen thưởng 40.000 nhân viên y tế đến giúp thành phố chống dịch. Hiện danh sách đã hoàn thành nhưng sở thiếu kinh phí thực hiện. Số tiền khen thưởng dự tính khoảng 19 tỷ đồng.
|
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00