TP.HCM dự chi 100 tỷ đồng chăm lo cho người lao động trong "Tháng công nhân"

(LĐTĐ) Liên đoàn Lao động thành phố Hồ Chí Minh (LĐLĐ TP.HCM) vừa tổ chức hội nghị thông tin hoạt động "Tháng công nhân" lần thứ 14 và tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động.
Sở Y tế nói gì trước thực trạng hành nghề thẩm mỹ "chui" tại TP.HCM? TP.HCM: Đường thành sông sau trận mưa lớn kéo dài 30 phút Ngày Sách và Văn hóa đọc với nhiều trải nghiệm công nghệ thú vị

Tại hội nghị, ông Nguyễn Thành Đô, Trưởng ban Chính sách pháp luật LĐLĐ TP.HCM cho biết, trong "Tháng công nhân" năm nay, các cấp công đoàn sẽ thiết lập các điểm “Phúc lợi đoàn viên” tại trụ sở LĐLĐ quận, huyện hoặc các khu nhà trọ. Từ đó, công nhân và người lao động có thể mua sắm hàng hoá qua các chương trình phúc lợi đoàn viên thường xuyên, tiết kiệm chi phí sinh hoạt trong bối cảnh chờ tăng lương tối thiểu vùng.

TP.HCM dự chi 100 tỷ đồng chăm lo cho người lao động trong "Tháng công nhân"
Bà Trần Thị Diệu Thúy, Chủ tịch LĐLĐ TP.HCM, tặng quà cho công nhân khó khăn trong Tháng Công nhân lần thứ 13.

Ngoài ra, một trong những định hướng lớn trong "Tháng công nhân" năm nay chính là công tác chăm lo cho cán bộ, viên chức, người lao động hậu Covid-19, đặc biệt là lao động bị ảnh hưởng nặng, lao động nữ. Bên cạnh đó, LĐLĐ TP.HCM sẽ tổ chức "Ngày hội sức khoẻ người lao động" cũng tổ chức khám, tầm soát sức khỏe, phân loại, tư vấn hỗ trợ điều trị phục hồi sau nhiễm Covid-19 cho 500 nữ công nhân tại quận Bình Tân; phối hợp với hội đông y tổ chức thăm khám, tầm soát 10 đợt cho khoảng 10.000 người lao động.

Chương trình sẽ giảm chi phí thấp nhất cho người lao động, như gói khám bệnh 378.000 đồng có khám chuyên sâu, thử máu, chụp Xquang… Đối với những người lao động bị ảnh hưởng nặng được bố trí nghỉ dưỡng, tập luyện tại Nhà nghỉ Khách sạn Thanh Đa. LĐLĐ TP.HCM dự kiến, sẽ chi khoảng 100 tỉ đồng tổ chức các hoạt động chăm lo cho khoảng 200.000 công nhân, viên chức, người lao động trong "Tháng công nhân" năm nay.

Trong "Tháng công nhân" năm nay, các cấp công đoàn TP.HCM sẽ tổ chức nhiều hoạt động gồm: Thăm hỏi, tặng quà cho công nhân bị tai nạn lao động, trao "Mái ấm Công đoàn" cho đoàn viên công đoàn, người lao động có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19. Chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn cùng việc tổ chức chương trình "Ngày hội công nhân - Phiên chợ nghĩa tình"; Triển khai các hoạt động kết nối, giới thiệu, tạo cơ hội việc làm, học nghề, đảm bảo việc làm bền vững và thu nhập cho đoàn viên công đoàn, người lao động....

Đồng thời, LĐLĐ TP.HCM cũng đề nghị công đoàn các cấp tiến hành thương lượng, đối thoại với người sử dụng lao động về việc làm, tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi, phụ cấp độc hại và điều kiện về an toàn, vệ sinh lao động của người lao động; đề xuất, phối hợp tổ chức các hội thi tay nghề, hội thi thợ giỏi, các cuộc thi đề xuất sáng kiến, cải tiến kỹ thuật…cho đoàn viên, người lao động

Công đoàn các cấp cũng tổ chức các cuộc gặp mặt, đối thoại giữa người đứng đầu chính quyền, doanh nghiệp với cán bộ Công đoàn và công nhân viên chức, người lao động; hoạt động "Cảm ơn người lao động"; diễn đàn "Công nhân vì doanh nghiệp - Doanh nghiệp vì công nhân"…

Khi đợt dịch thứ 4 bùng phát, các cấp công đoàn TP.HCM có nhiều hoạt động hỗ trợ người lao động. Riêng dịp Tết vừa qua, đơn vị này chi hơn 700 tỷ đồng giúp đỡ công nhân khó khăn. Năm ngoái, đợt dịch thứ 4 bùng phát, LĐLĐ Thành phố đã chi hơn 400 tỷ đồng giúp hơn 420.000 lao động bị dịch tác động.

Minh Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/11: Đêm và sáng trời lạnh

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/11: Đêm và sáng trời lạnh

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/11, trời nhiều mây, đêm và sáng sớm trời lạnh, ngày nắng.
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

(LĐTĐ) Chiều 23/11, xảy ra vụ cháy tại ngôi nhà trên phố Trúc Bạch, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội. Khói bốc lên cao đến tầng 8 tòa nhà, tại đây đang có 7 người, trong đó có 1 phụ nữ đang mang bầu. Tổ cứu nạn đã nhanh chóng tiếp cận; chiến sĩ Cảnh sát ngay lập tức nhường mặt nạ dưỡng khí để thai phụ này hô hấp. Sau đó toàn bộ số người đã được hướng dẫn thoát nạn an toàn...
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Đoàn Thanh niên - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội tổ chức chương trình Tuyên dương người con hiếu thảo lần thứ II, năm 2024.
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

(LĐTĐ) Chiều 23/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), với 413/422 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 86,22% tổng số đại biểu Quốc hội).
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

(LĐTĐ) Quen bạn qua mạng xã hội, anh C bị Phạm Như Long hỏi mượn xe "đi có chút việc". Sau đó kẻ gian mang đi cầm cố lấy tiền trả nợ, nạp tiền chơi game và chi tiêu cá nhân...
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Chiều 23/11, thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội”, với 421/423 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 87,89 % tổng số đại biểu Quốc hội.
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.

Tin khác

Lấy an toàn lao động là tiêu chí hàng đầu

Lấy an toàn lao động là tiêu chí hàng đầu

(LĐTĐ) An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) có vai trò, ý nghĩa quan trọng không những đối với người lao động (NLĐ), doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến đời sống của từng gia đình, đến sự phát triển của xã hội. Thời gian qua, các cấp, ngành của thành phố Hà Nội đã nỗ lực thực hiện tốt công tác ATVSLĐ giúp hạn chế tối đa tai nạn lao động.
Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng: Người lao động được hưởng quyền lợi gì?

Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng: Người lao động được hưởng quyền lợi gì?

(LĐTĐ) Theo quy định của Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn có liên quan, có nhiều trường hợp dẫn đến việc chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) giữa người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động, đối với mỗi trường hợp chấm dứt HĐLĐ, NLĐ sẽ có những quyền lợi khác nhau.
Hà Nội: Báo cáo thưởng Tết Dương lịch, Tết Âm lịch 2025 trước ngày 6/1/2025

Hà Nội: Báo cáo thưởng Tết Dương lịch, Tết Âm lịch 2025 trước ngày 6/1/2025

(LĐTĐ) Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội yêu cầu báo cáo thưởng Tết Dương lịch, Tết Âm lịch 2025 trước 6/1/2025.
Thi đua thúc đẩy năng suất, việc làm tốt hơn cho người lao động

Thi đua thúc đẩy năng suất, việc làm tốt hơn cho người lao động

Với phương châm “Công đoàn đồng hành vì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, vì đời sống, việc làm của người lao động”, tổ chức Công đoàn Thủ đô đã triển khai hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) nhằm khích lệ tinh thần sáng tạo, cống hiến của người lao động. Bên cạnh đó, Công đoàn cũng phối hợp chặt chẽ với người sử dụng lao động để đảm bảo đời sống, việc làm, giúp người lao động yên tâm lao động sản xuất.
Xây dựng môi trường làm việc an toàn để người lao động gắn bó và cống hiến

Xây dựng môi trường làm việc an toàn để người lao động gắn bó và cống hiến

(LĐTĐ) Nhận thức rõ người lao động là tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp, vì vậy, Ban lãnh đạo Công ty TNHH Hanwha Aero Engines (đóng trên địa bàn huyện Thạch Thất, Hà Nội) đã chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn, quan tâm đảm bảo quyền lợi, chế độ phúc lợi để người lao động yên tâm lao động sản xuất, cống hiến cho sự phát triển của Công ty.
Tạo động lực để người lao động gắn bó và cống hiến

Tạo động lực để người lao động gắn bó và cống hiến

(LĐTĐ) Là một trong những doanh nghiệp có lịch sử lâu đời và uy tín trong lĩnh vực công ích, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội luôn thực hiện tốt các quy định về pháp luật lao động và đảm bảo đời sống, việc làm cho người lao động. Từ đó, tạo động lực để người lao động gắn bó và cống hiến cho sự phát triển chung của Công ty. Năm 2024, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội được Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội tôn vinh là doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động.
TP.HCM: Nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế gần 9.300 tỷ đồng

TP.HCM: Nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế gần 9.300 tỷ đồng

(LĐTĐ) Trong 9 tháng đầu năm 2024, số tiền chậm đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) là 9.288,82 tỷ đồng.
Người lao động có tự chốt sổ BHXH được không?

Người lao động có tự chốt sổ BHXH được không?

(LĐTĐ) Doanh nghiệp phải chốt sổ bảo hiểm xã hội (BHXH) cho người lao động (NLĐ) khi chấm dứt hợp đồng. NLĐ không tự chốt sổ BHXH được, trách nhiệm này thuộc về người sử dụng lao động.
Công đoàn với công tác an toàn vệ sinh lao động

Công đoàn với công tác an toàn vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đã có ý thức phối hợp với các cấp Công đoàn tại các địa phương tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ), phòng tránh tai nạn… cho người lao động. Qua đó, giúp người lao động yên tâm làm việc, cống hiến lâu dài, góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế và xã hội.
Danh sách 100 đơn vị sử dụng lao động chậm đóng tiền BHXH

Danh sách 100 đơn vị sử dụng lao động chậm đóng tiền BHXH

(LĐTĐ) Theo thống kê Bảo hiểm xã hội (BHXH) thành phố Hà Nội, trong tháng 8/2024 (số liệu tính đến hết 31/8/2024, lấy ngày 5/9/2024), trên địa bàn Thủ đô hiện còn nhiều doanh nghiệp, đơn vị chậm đóng tiền BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp của người lao động với thời gian kéo dài (từ 6 tháng đến 24 tháng), ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người tham gia.
Xem thêm
Phiên bản di động