TP.HCM: Khoanh vùng xử lý ca mắc bệnh đậu mùa khỉ
Cứu được người mắc kẹt trong căn nhà 4 tầng bị sập tại TP.HCM TP.HCM: Cháy nhà 3 tầng khiến 1 người tử vong Tháo dỡ căn nhà 4 mặt tiền nằm giữa giao lộ TP.HCM suốt 10 năm |
Liên quan đến ca mắc đậu mùa khỉ mới được phát hiện ở Đồng Nai, ngày 26/9, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho biết, bệnh nhân tạm trú tại TP.HCM, từng đến khám tại Bệnh viện Da liễu TP.HCM nên ngành y tế Thành phố đã triển khai điều tra dịch tễ, khoanh vùng xử lý.
HCDC đã tiến hành điều tra tiền sử đi lại, lập danh sách gồm 8 người tiếp xúc gần với bệnh nhân. Trong 8 người này có 1 người là bạn của bệnh nhân hiện cư trú tại tỉnh Bình Dương. Người này hiện đã có kết quả xét nghiệm dương tính với đậu mùa khỉ. Như vậy, tính đến nay, Việt Nam đã ghi nhận 4 trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ.
Bàn tay của người bị bệnh đậu mùa khỉ. Ảnh: HCDC cung cấp. |
Những người tiếp xúc gần cư trú tại TP.HCM đã được hướng dẫn tự theo dõi sức khỏe tại nhà 21 ngày. Hướng dẫn vệ sinh khử khuẩn toàn bộ nhà trọ và các vật dụng cá nhân của bệnh nhân. Những người tiếp xúc gần này hiện ổn định, không có triệu chứng bất thường.
Trong 3 tuần trước khi khởi phát triệu chứng, bệnh nhân chỉ ở Việt Nam. Hiện tại, HCDC TP.HCM vẫn đang tiếp tục điều tra, theo dõi sức khoẻ của bệnh nhân và người tiếp xúc.
Trước đó, ngày 22/9, anh L.V.T. (25 tuổi, địa chỉ thường trú tại xã Xuân Trường, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, tạm trú ở TP.HCM) đến khám tại Bệnh viện Da liễu TP.HCM với các dấu hiệu nghi ngờ mắc đậu mùa khỉ. Bệnh viện đã lấy mẫu xét nghiệm gửi Viện Pasteur TP.HCM.
Một ngày sau đó, kết quả xét nghiệm tại Viện Pasteur TP.HCM cho kết quả bệnh nhân dương tính với vi rút đậu mùa khỉ. Bệnh nhân hiện đang cách ly điều trị. Sau khi phát hiện mắc bệnh, bệnh nhân cho biết thêm có tạm trú tại TP.HCM. Sau khi nhận thông tin trên, HCDC đã triển khai điều tra dịch tễ, khoanh vùng xử lý.
Chiều 25/9, Sở Y tế tỉnh Bình Dương cũng ghi nhận ca đậu mùa khỉ đầu tiên, liên quan ca bệnh tại Đồng Nai. Bệnh nhân là chị N.K.L. (22 tuổi, ở trọ tại khu phố Cổng Xanh, xã Tân Bình, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương), là bạn của bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ L.V.T.
BS.CKII Vũ Thị Phương Thảo, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Da liễu TP.HCM cho rằng, bệnh đậu mùa khỉ nhẹ hơn bệnh đậu mùa, ít truyền nhiễm hơn bệnh đậu mùa, thường tự khỏi, với triệu chứng kéo dài từ 2 đến 4 tuần. Tuy nhiên, bệnh có thể diễn tiến nặng và gây ra các biến chứng. Tỷ lệ tử vong của bệnh gần đây khoảng 3 - 6%.
Theo BS Thảo, dấu hiệu nhận biết bệnh đậu mùa khỉ là khi bệnh nhân có phát ban mụn nước, vị trí thường ở mặt, bàn tay chân, mắt, miệng, bộ phận sinh dục, kèm với các triệu chứng khác như sốt, đau cơ, sưng hạch, đau đầu, yếu sức. Bệnh đậu mùa khỉ lây truyền cho người do tiếp xúc gần với con vật bệnh hoặc người bệnh, hoặc do tiếp xúc với các vật thể nhiễm virus.
BS Thảo lưu ý, để bảo vệ bản thân khỏi bệnh đậu mùa khỉ bằng cách tránh tiếp xúc gần với người có triệu chứng, cần tránh tiếp xúc trực tiếp da với da, đối diện, hoặc miệng với da. Thường xuyên vệ sinh tay, các vật dụng, các bề mặt, chăn, ga gối đệm, khăn tắm và quần áo. Cần đeo khẩu trang nếu bạn bắt buộc phải tiếp xúc gần với người có triệu chứng và khi thay ga, gối giường, khăn và quần áo của người mắc bệnh đậu mùa khỉ
Các biện pháp phòng chống dịch bệnh đậu mùa khỉ 1. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi. Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng. 2. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay. 3. Người có triệu chứng phát ban cấp tính không rõ nguyên nhân kèm theo một hoặc nhiều triệu chứng nghi ngờ cần chủ động liên hệ với cơ sở y tế để được theo dõi, tư vấn kịp thời. Đồng thời, cần chủ động tự cách ly, tránh quan hệ tình dục. 4. Tránh tiếp xúc gần với người mắc bệnh đậu mùa khỉ, tránh tiếp xúc trực tiếp với những vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn và các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh. Trong trường hợp nơi ở/nơi làm việc có người mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh, cần thông báo cho cơ quan y tế để được tư vấn và xử trí kịp thời, không tự ý điều trị. 5. Người đến các quốc gia có lưu hành dịch bệnh đậu mùa khỉ (khu vực Trung và Tây Phi), cần tránh tiếp xúc với động vật có vú như: động vật gặm nhấm, thú có túi, động vật linh trưởng có thể chứa vi rút đậu mùa khỉ. Khi quay trở về Việt Nam cần chủ động khai báo với cơ quan y tế địa phương để được tư vấn. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00