TP.HCM lên kế hoạch tiêm vắc xin phòng bệnh sởi cho trẻ từ 1 đến 5 tuổi
Sở Y tế TP.HCM vừa trình Ủy ban nhân dân Thành phố kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin phòng bệnh sởi cho tất cả trẻ từ 1 đến 5 tuổi trên địa bàn Thành phố. Theo đó, dự kiến kinh phí để mua sắm vắc xin, tập huấn và các chi phí khác là hơn 4,3 tỷ đồng, sử dụng từ nguồn kinh phí sự nghiệp y tế năm 2024 của Sở Y tế.
Theo đó, Thành phố phấn đấu đạt tỷ lệ 95% trẻ từ 1 đến 5 tuổi được tiêm bổ sung 1 mũi vắc xin phòng bệnh sởi trong chiến dịch trên quy mô phường, xã, thị trấn. Phạm vi thực hiện ở 100% trạm y tế phường, xã, thị trấn thuộc 22 quận, huyện, thành phố Thủ Đức và các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có tổ chức tiêm chủng mở rộng. Đối tượng thực hiện là tất cả các trẻ sinh từ 1 đến 5 tuổi đang sinh sống tại TP.HCM không kể tiền sử đã được tiêm chủng vắc xin phòng bệnh sởi hoặc vắc xin phòng bệnh sởi, rubella trước đó, với số lượng ước tính hơn 517.000 trẻ (dựa trên Hệ thống thông tin tiêm chủng quốc gia).
TP.HCM đang lên kế hoạch tiêm bổ sung vắc xin phòng bệnh sởi cho trẻ từ 1-5 tuổi trên địa bàn Thành phố. |
Theo Sở Y tế TP.HCM: Tính đến ngày 9/6/2024, TP.HCM đã ghi nhận 16 trường hợp bệnh sởi tại 4 quận, huyện (quận 8, Bình Tân, huyện Hóc Môn, huyện Bình Chánh) và đã xác định có 3 ổ dịch tại quận Bình Tân, huyện Hóc Môn và Bình Chánh. Trong 16 trường hợp trên thì có 68,8% trẻ dưới 2 tuổi, 93,8% trẻ dưới 5 tuổi, 84,6% trẻ từ 9 tháng đến dưới 5 tuổi chưa được tiêm chủng đầy đủ. Điều này cho thấy ca bệnh sởi tập trung ở lứa tuổi dưới 5 tuổi và những trẻ chưa được tiêm chủng đầy đủ là đối tượng nguy cơ cao mắc bệnh.
Trong khi đó, từ tháng 5/2022 đến tháng 12/2022, Thành phố bị gián đoạn nguồn cung ứng vắc xin sởi, sởi - rubella từ Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, hệ quả là đã có nhiều trẻ không được tiêm vắc xin đúng lịch tiêm, làm giảm miễn dịch cộng đồng trong phòng bệnh sởi. Còn theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM, tỷ lệ bao phủ vắc xin sởi của trẻ em sinh từ năm 2019 - 2023 đều chưa đạt 95% và có khoảng từ 25 - 40% trẻ có mặt trên địa bàn nhưng chưa được quản lý trên Hệ thống thông tin tiêm chủng quốc gia và tỷ lệ tiêm thiếu các vắc xin có nơi lên đến 10 - 20% tùy mũi tiêm. Tỷ lệ trẻ từ 9 tháng đến dưới 5 tuổi cư trú trên địa bàn Thành phố có kháng thể phòng bệnh sởi chỉ đạt 86%. Vì thế nguy cơ dịch sởi sẽ bùng phát và lan rộng toàn Thành phố nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025
Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số
Sự ủng hộ, tham gia của người dân là yếu tố quyết định mọi thành công
Lãnh đạo LĐLĐ thành phố Hà Nội nắm bắt tình hình lao động trước Tết
Tập trung hỗ trợ nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng
Huyện Thanh Trì kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đất đai khu vực bãi sông, ngoài đê
Tin khác
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38
Duy trì mức sinh thay thế, nâng cao chất lượng dân số
Xã hội 13/12/2024 11:46
Hồi chuông cảnh báo tai nạn giao thông ở trẻ em
Y tế 12/12/2024 06:27
Sẽ nguy hiểm nếu tập thể thao quá sức
Y tế 10/12/2024 12:22
Sàng lọc trước sinh và sơ sinh “chìa khóa” nâng cao chất lượng dân số
Xã hội 10/12/2024 06:45