TP.HCM: Nắng nóng kéo dài, số ca mắc bệnh tay chân miệng tăng cao
Tuần qua, thời tiết nắng nóng kéo dài, TP.HCM ghi nhận 107 ca tay chân miệng, tăng 41% so với trung bình 4 tuần trước đó.
Bà Lê Hồng Nga, Phó Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM. (Ảnh: Thành Nhân) |
Đó là nội dung được bà Lê Hồng Nga, Phó Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), thông tin tại buổi họp báo về các vấn đề kinh tế - xã hội trên địa bàn TP.HCM, chiều 21/3.
Bà Nga cho biết, hàng năm, tháng 3 và 4 là khoảng thời gian ghi nhận sự gia tăng của các trường hợp bệnh tay chân miệng, thủy đậu, quai bị và có thể hình thành các chùm ca bệnh trong các trường học hoặc những khu vực tập trung nhiều trẻ em.
Theo hệ thống giám sát dịch tễ bệnh truyền nhiễm của TP.HCM, trong 11 tuần đầu năm, Thành phố đã có 1.495 ca tay chân miệng đến khám và nhập viện. Riêng tuần vừa qua (tuần 11), Thành phố ghi nhận 107 ca tay chân miệng, tăng 41% so với trung bình 4 tuần trước đó.
"Đối với bệnh sởi, từ sau đợt dịch sởi năm 2019 đến nay, TP.HCM không ghi nhận ca mắc. Với tỷ lệ bao phủ vắc xin sởi chưa đạt 95% do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và gián đoạn cung ứng vắc xin trong 2 năm 2022 và 2023, nguy cơ xuất hiện ca bệnh sởi tại Thành phố là rất lớn. Hiện một số tỉnh thành khác trong cả nước đã xuất hiện các ca bệnh sởi”, bà Nga cho hay.
Theo bà Nga, đối với bệnh thủy đậu, trong 11 tuần đầu năm, có 328 ca bệnh được báo cáo. Trong 4 tuần qua không ghi nhận ca mới. Từ sau đợt bùng phát đau mắt đỏ vào tháng 9/2023 đến nay, TP.HCM chỉ còn ca rải rác, không ghi nhận các chùm ca bệnh đau mắt đỏ trong trường học.
Trước tình hình dịch bệnh hiện nay, Phó Giám đốc HCDC khuyến cáo, người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho bản thân và người thân trong gia đình, đặc biệt là trẻ nhỏ và người chưa có miễn dịch. Thực hiện tiêm chủng theo lịch đối với tất các bệnh đã có vắc xin như sởi, quai bị, rubella, thủy đậu, bạch hầu, uốn ván, ho gà, cúm, phế cầu…
Bên cạnh đó, người dân cũng cần thường xuyên rửa tay bằng xà bông và giữ vệ sinh; nhất là trước và sau khi chăm sóc trẻ nhỏ hoặc người bệnh, sau khi tiếp xúc động vật.
"Trường hợp trẻ nhỏ có dấu hiệu nghi ngờ bị bệnh, phụ huynh cần đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, đồng thời thông báo ngay cho nhà trường được biết. Nếu trẻ được chẩn đoán là mắc các bệnh truyền nhiễm, cần cho trẻ nghỉ ở nhà đúng thời gian quy định; đồng thời hạn chế cho trẻ tiếp xúc với trẻ khác, thai phụ hoặc người chưa có miễn dịch để tránh lây lan bệnh”, bà Nga nhấn mạnh.
Hiện nay, một số tỉnh thành phố trên cả nước đang xuất hiện các ca bệnh dại. Vì vậy, Phó Giám đốc HCDC khuyến cáo, người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh dại. Người nuôi chó mèo cần thực hiện nghiêm việc khai báo với chính quyền địa phương, tiêm phòng bệnh dại cho chó, mèo theo quy định của cơ quan thú y. Bên cạnh đó, người dân cần thực hiện nuôi, nhốt, xích hoặc giữ chó trong khuôn viên gia đình, không thả rông, nhất là ở các khu đô thị, nơi đông dân cư. Lưu ý, khi cho chó ra đường phải có dây dẫn, rọ mõm đề phòng cắn người; đồng thời phải bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y, không gây ồn ào, mất vệ sinh ảnh hưởng xấu tới những người xung quanh. Trong trường hợp người bị chó, mèo cắn, cần xử lý y tế ban đầu ngay sau khi bị cắn và đến các cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị dự phòng kịp thời. Đặc biệt, không sử dụng thuốc Đông y (thuốc nam, thuốc bắc) hoặc các thuốc khác để tự điều trị bệnh. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Nhiều điểm sáng trong hoạt động Công đoàn quận Bắc Từ Liêm
Khi GenZ biến livestream bán hàng thành nghệ thuật giải trí
Nâng cao công tác phối hợp chăm lo tốt đời sống đoàn viên, người lao động
Tránh lợi ích nhóm, cục bộ trong xây dựng, ban hành quy chuẩn Việt Nam
Cựu Phó trưởng phòng Vietcombank Nghệ An lừa đảo hàng chục tỷ đồng
Doanh nghiệp nhỏ chạy nước rút ăn Tết
Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 53 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Tin khác
Tích cực tháo gỡ để Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2 đi vào hoạt động trong năm 2025
Y tế 08/01/2025 18:13
Người đàn ông phải cắt bỏ tinh hoàn vì tự ý sử dụng kháng sinh điều trị
Y tế 07/01/2025 21:05
Tạm dừng hoạt động cơ sở sản xuất bim bim Đức Vinh vì không đảm bảo an toàn thực phẩm
Y tế 07/01/2025 16:52
Vết thương của cầu thủ Xuân Son nghiêm trọng hơn so với ghi nhận ban đầu
Y tế 06/01/2025 20:46
BHYT sẽ chi trả 50% khi khám ngoại trú trái tuyến
Y tế 06/01/2025 19:03
Ngừng tim do dùng phải “hạt sang rởm” chữa viêm dạ dày
Y tế 06/01/2025 06:20
Bộ Y tế theo dõi sát tình hình dịch bệnh vi rút gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc
Y tế 05/01/2025 19:37
Không chủ quan trước những biến chứng nguy hiểm của cúm A
Y tế 04/01/2025 19:50
Hà Nội ghi nhận thêm 101 trường hợp mắc sởi
Y tế 04/01/2025 16:12
Bánh cốm Nguyên Ninh, bánh Jambon Thanh Hương bị tạm dừng hoạt động
Y tế 02/01/2025 19:25