TP.HCM: Nhóm người nào có nguy cơ mắc các bệnh do nắng nóng?
Đây là thông tin cảnh báo đáng chú ý vừa được Trung tâm kiểm soát bệnh tật (HCDC) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phát đi trong ngày 29/2.
Theo HCDC TP.HCM, Thành phố và khu vực Nam Bộ đang bước vào giai đoạn nắng nóng gay gắt, kéo dài, do đó việc chú ý chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình để thích nghi với điều kiện nắng nóng là điều vô cùng quan trọng.
Các vấn đề sức khoẻ thường gặp trong mùa nắng nóng như: Say nắng, say nóng hay đột quỵ do nắng nóng. Nguyên nhân chủ yếu là do tiếp xúc nhiều giờ trong điều kiện nắng nóng, không nghỉ ngơi và bổ sung nước, hoặc do thay đổi nhiệt độ đột ngột.
Người lao động ngoài trời có nguy cơ mắc các bệnh do nắng nóng. |
HCDC TP.HCM cảnh báo, nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị ảnh hưởng do nắng nóng là: Người già, trẻ em, phụ nữ; những người lao động ngoài trời (công nhân, nông dân, vận động viên thể thao, bộ đội huấn luyện ngoài thao trường, nhân viên giao hàng); những người mắc các bệnh mãn tính về tim mạch, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hen phế quản, đái tháo đường, gan, ung thư...
Theo cảnh báo của HCDC, người dân cần uống đủ nước, nên uống thành nhiều lần trong ngày, không nên uống quá nhiều nước trong một lần. Hạn chế đi ra ngoài trời nắng trong những ngày nắng nóng, đặc biệt trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 16 giờ chiều. Nếu phải đi ra ngoài trời, cần che chắn (đeo khẩu trang, sử dụng áo chống nắng, áo khoác dài tay, găng tay, vớ chân...) có độ dày thích hợp, đặc biệt nên chọn những chất liệu vải thông thoáng, dễ thấm hút mồ hôi.
Cùng với đó, những người đang ở trong phòng điều hòa nhiệt độ thấp, không nên đi ra ngoài trời nắng đột ngột. Người dân cần tăng cường ăn các loại rau xanh và hoa quả, nên có món canh trong bữa ăn hằng ngày, rèn luyện thân thể, bố trí thời gian làm việc vào những lúc trời mát mẻ nhất trong ngày như vào sáng sớm hoặc chiều muộn.
Người dân cần hạn chế thời gian làm việc trong môi trường nhiệt độ cao, hạn chế tối đa diện tích tiếp xúc của ánh nắng lên cơ thể đặc biệt là vùng vai gáy. Sử dụng phương tiện bảo hộ cá nhân phù hợp khi làm việc ngoài trời nắng, có thể sử dụng thêm các loại kem chống nắng. Không sử dụng các loại đồ uống có cồn, có thể bổ sung thêm muối và khoáng chất như Oresol, ăn đầy đủ cá, thịt, trứng, rau, trái cây... để cung cấp đủ chất béo vitamin và khoáng chất.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38