TPHCM: Phát hiện ca bệnh đậu mùa khỉ thứ 5
Theo đó, chiều 2/10, nam bệnh nhân 22 tuổi đến khám tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM với các dấu hiệu nghi ngờ mắc đậu mùa khỉ. Bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm. Kết quả dương tính với virus đậu mùa khỉ. Nam bệnh nhân có địa chỉ tạm trú tại phường 2, quận Tân Bình, hiện đang được cách ly điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM.
Đại diện Trung tâm Y tế quận Tân Bình cho biết, sau khi nhận được thông tin ca bệnh, Trung tâm Y tế quận đã khẩn trương tiến hành điều tra dịch tễ, lập danh sách người tiếp xúc gần với bệnh nhân trong vòng 21 ngày trước khi khởi bệnh.
![]() |
TPHCM phát hiện ca bệnh đậu mùa khỉ thứ 5. Ảnh minh họa. |
Bệnh nhân được hướng dẫn chủ động thông báo cho những người đã tiếp xúc gần tự theo dõi sức khỏe tại nhà 21 ngày, cảnh báo khi có triệu chứng nghi ngờ, báo ngay cho trạm y tế phường tại nơi cư trú và đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn. Người ở chung với bệnh nhân cũng đã được hướng dẫn vệ sinh khử khuẩn toàn bộ căn nhà, phòng và các vật dụng cá nhân của bệnh nhân.
Những người tiếp xúc với bệnh nhân cũng có sức khỏe bình thường, chưa ghi nhận dấu hiệu mắc bệnh. Trung tâm Y tế quận Tân Bình sẽ tiếp tục theo dõi tình trạng của bệnh nhân và những người tiếp xúc.
Như vậy, tính đến nay cả nước đã có 6 ca đậu mùa khỉ, riêng ở TP.HCM có 5 ca và là ca nội địa thứ 4. Giải trình tự gene vi rút lấy từ bệnh nhân thứ ba ghi nhận chủng vi rút mang kiểu gene khác với hai trường hợp đầu tiên mắc bệnh nhập cảnh từ Dubai vào Việt Nam tháng 10 năm ngoái.
Theo kết quả giải mã gene ca đậu mùa khỉ nội địa đầu tiên được phát hiện tại TP.HCM (bệnh nhân có địa chỉ nhà ở Đồng Nai, ở trọ tại TP.HCM), tác nhân gây bệnh là virus đậu mùa khỉ thuộc kiểu gene C1 của Clade IIb.
Như vậy, kiểu gen này giống với các chủng vi rút đậu mùa khỉ mới được phát hiện gần đây tại các quốc gia như Nhật Bản, Bồ Đào Nha và Hàn Quốc. Với kết quả giải mã gene này, có thể kết luận đây là chủng vi rút đậu mùa khỉ khác với chủng vi rút kiểu gene A.2.1 được phát hiện ở 2 ca nhập cảnh vào Việt Nam vào tháng 10/2022 từ Dubai trước đây.
Sở Y tế TP.HCM cho biết, kết quả giải mã gene cho thấy sự đa dạng về di truyền của vi rút đậu mùa khỉ. Việc tiến hành phân tích thêm bộ gen các ca bệnh mới sẽ giúp tìm hiểu về nguồn gốc, sự lưu hành của vi rút gây bệnh, giúp cung cấp những thông tin bổ ích và kịp thời cho chương trình phòng chống dịch bệnh đậu mùa khỉ.
BS.CKII Vũ Thị Phương Thảo, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Da liễu TP.HCM cho rằng, bệnh đậu mùa khỉ nhẹ hơn bệnh đậu mùa, ít truyền nhiễm hơn bệnh đậu mùa, thường tự khỏi, với triệu chứng kéo dài từ 2 đến 4 tuần. Tuy nhiên, bệnh có thể diễn tiến nặng và gây ra các biến chứng. Tỷ lệ tử vong của bệnh gần đây khoảng 3 - 6%.
Theo BS Thảo, dấu hiệu nhận biết bệnh đậu mùa khỉ là khi bệnh nhân có phát ban mụn nước, vị trí thường ở mặt, bàn tay chân, mắt, miệng, bộ phận sinh dục, kèm với các triệu chứng khác như sốt, đau cơ, sưng hạch, đau đầu, yếu sức. Bệnh đậu mùa khỉ lây truyền cho người do tiếp xúc gần với con vật bệnh hoặc người bệnh, hoặc do tiếp xúc với các vật thể nhiễm vi rút.
BS Thảo lưu ý, để bảo vệ bản thân khỏi bệnh đậu mùa khỉ bằng cách tránh tiếp xúc gần với người có triệu chứng, cần tránh tiếp xúc trực tiếp da với da, đối diện, hoặc miệng với da. Thường xuyên vệ sinh tay, các vật dụng, các bề mặt, chăn, ga gối đệm, khăn tắm và quần áo. Cần đeo khẩu trang nếu bạn bắt buộc phải tiếp xúc gần với người có triệu chứng và khi thay ga, gối giường, khăn và quần áo của người mắc bệnh đậu mùa khỉ.
Các biện pháp phòng chống dịch bệnh đậu mùa khỉ Để chủ động phòng chống dịch bệnh đậu mùa khỉ, HCDC TP.HCM khuyến cáo người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh, như che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi. Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay. Người có triệu chứng phát ban cấp tính không rõ nguyên nhân kèm theo 1 hoặc nhiều triệu chứng nghi ngờ cần chủ động liên hệ với cơ sở y tế để được theo dõi, tư vấn kịp thời. Đồng thời, cần chủ động tự cách ly, tránh quan hệ tình dục; tránh tiếp xúc gần với người mắc bệnh đậu mùa khỉ, tránh tiếp xúc trực tiếp với những vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn và các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh. Trong trường hợp nơi ở, nơi làm việc có người mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh, cần thông báo cho cơ quan y tế để được tư vấn và xử trí kịp thời, không tự ý điều trị. Người đến các quốc gia có lưu hành dịch bệnh đậu mùa khỉ (khu vực Trung và Tây Phi), cần tránh tiếp xúc với động vật có vú (chết hoặc sống) như: Động vật gặm nhấm, thú có túi, động vật linh trưởng có thể chứa vi rút đậu mùa khỉ. Khi quay trở về Việt Nam cần chủ động khai báo với cơ quan y tế địa phương để được tư vấn. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Nỗ lực, sáng tạo thực hiện tốt công tác phát triển đoàn viên

Thăm hỏi, hỗ trợ gia đình công nhân môi trường bị xe máy đâm tử vong

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt lão thành cách mạng, người có công

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội tập huấn an toàn vệ sinh lao động năm 2025

Căng thẳng, kịch tính ở “chặng đua” cuối

U17 Uzbekistan vô địch châu Á theo cách không tưởng: 9 người đánh bại chủ nhà Saudi Arabia

Phát huy truyền thống phong trào “Chiếc gậy Trường Sơn” trong kỷ nguyên mới
Tin khác

Tiếp lửa hành trình “tìm con” cho các cặp vợ chồng hiếm muộn
Y tế 21/04/2025 14:36

Danh sách 16 loại thuốc giả chưa được cấp đăng ký lưu hành
Y tế 21/04/2025 14:21

Ghi nhận thêm 2 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi
Y tế 20/04/2025 11:01

Gia tăng ca ngộ độc nấm, bác sĩ cảnh báo không ăn nấm mọc hoang dại
Y tế 20/04/2025 11:01

Lan tỏa tri thức y khoa bằng công nghệ số
Y tế 19/04/2025 19:03

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo "nóng" về quản lý, kiểm soát giết mổ động vật
Y tế 18/04/2025 14:11

Vingroup hợp tác với Cleveland Clinic xây dựng Bệnh viện Vinmec Cần Giờ theo chuẩn Quốc tế
Y tế 18/04/2025 13:22

Bộ Y tế: Thuốc giả không xâm nhập được vào bệnh viện công lập
Y tế 18/04/2025 06:36

Hoàn thành xây dựng cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai vào 15/7, Bệnh viện Việt Đức vào 15/9
Y tế 18/04/2025 06:34

Thuốc giả hậu quả thật
Y tế 17/04/2025 20:51