TP.HCM: Quyết tâm không để xảy ra ổ dịch sốt xuất huyết lớn, hạn chế số ca tử vong
TP.HCM chỉ đạo khẩn vụ học sinh xô xát tại Trường quốc tế ISHCMC-AA TP.HCM ghi nhận hơn 10.000 ca mắc sốt xuất huyết Trường Quốc tế TP.HCM lên tiếng về vụ phụ huynh tố con bị đánh tại trường |
Ngày 2/6, Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh) UBND TP.HCM tổ chức phiên họp về tình hình kinh tế - xã hội tháng 5, 5 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ tháng 6/2022.
Báo cáo tại cuộc họp, UBND TP.HCM cho biết, tình hình dịch Covid-19 được Thành phố tiếp tục kiểm soát tốt. Thành phố đã thực hiện chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi trên địa bàn hiệu quả, an toàn.
Lũy kế đến nay đã thực hiện hơn 20,75 triệu mũi (mũi 1 hơn 8,41 triệu mũi, mũi 2 hơn 7,4 triệu mũi, mũi bổ sung hơn 0,684 triệu mũi, mũi nhắc lại hơn 4,27 triệu mũi); đối với trẻ từ 12-17 tuổi đã tiêm được hơn 1,42 triệu mũi (bao gồm khoảng 0,736 triệu mũi 1 và 0,687 triệu mũi 2); đối với trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi đã tiêm được khoảng 0,28 triệu mũi 1.
Đáng chú ý, về tình hình dịch sốt xuất huyết (SXH), UBND TP.HCM cho biết, đã có chỉ đạo tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh SXH trong mùa mưa trên địa bàn.
Cụ thể, UBND TP.HCM chỉ đạo ngành y tế TP.HCM tiếp tục theo dõi sát sao tình hình diễn biến của dịch bệnh nói chung và SXH nói riêng để kịp thời có những biện pháp can thiệp phù hợp với mục tiêu hạn chế số ca chuyển nặng và tử vong cũng như không để xảy ra những ổ dịch lớn.
Đồng thời, tổ chức đoàn kiểm tra giám sát công tác phòng chống dịch bệnh SXH và tiêm chủng mở rộng tại quận Bình Tân và huyện Bình Chánh.
Giám đốc Sở Y tế Tăng Chí Thượng cho biết, biện pháp phòng chống sốt xuất huyết tiên quyết vẫn là phải diệt lăng quăng. Ảnh: TTBC |
Trong 5 tháng đầu năm 2022, TP.HCM ghi nhận 10.052 trường hợp mắc bệnh SXH, tăng 46,4% với cùng kỳ năm 2021 là 6.867 ca, trong đó số ca sốt xuất huyết nặng là 194 ca, tăng gần gấp 5 lần so với cùng kỳ năm 2021 (28 ca).
Từ ngày 20/5 đến 26/5, Thành phố ghi nhận 1.402 ca bệnh SXH, tăng 457 ca (48,4%) so với trung bình 4 tuần trước. Số ca SXH tăng ở cả các trường hợp nhập viện điều trị nội trú và khám ngoại trú. Trong tuần hiện chưa ghi nhận trường hợp tử vong do SXH. Như vậy từ đầu năm 2022 đến nay số ca tử vong do SXH trên địa bàn Thành phố là 7 trường hợp.
Số ca bệnh SXH tiếp tục tăng cao ở hầu hết các quận huyện, thành phố Thủ Đức (20/22 quận, huyện) trừ quận 12, Phú Nhuận. Những phường xã có số ca bệnh tăng cao so với trung bình 4 tuần trước là phường 7 (quận 8), xã Lê Minh Xuân, Vĩnh Lộc A (huyện Bình Chánh), phường Bình Hưng Hòa A (quận Bình Tân), xã Tân An Hội (huyện Củ Chi), phường Tây Thạnh (quận Tân Phú).
Hiện nay TP.HCM ghi nhận 121 ổ dịch SXH mới phát sinh ở 71 phường, xã thuộc 15/22 quận huyện, thành phố Thủ Đức, nâng tổng số ổ dịch lên 567 ổ dịch.
Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Tăng Chí Thượng cho biết, Sở đang liên tục chỉ đạo các quận huyện phải tăng cường công tác phòng chống SXH trong đó biện pháp phòng chống SXH tiên quyết vẫn là phải diệt lăng quăng.
Trước đó, ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, chỉ đạo lãnh đạo các quận huyện và thành phố Thủ Đức quán triệt tinh thần chống dịch quyết liệt, thực chất, tập trung.
Cụ thể UBND TP.HCM yêu cầu UBND các quận huyện, thành phố Thủ Đức chỉ đạo sâu sát hơn công tác phòng, chống SXH để giảm thiểu tối đa số ca mắc và số ca tử vong; đánh giá đúng, đủ, toàn diện những yếu tố nguy cơ đặc thù trên địa bàn; tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức của người dân về mức độ nguy hiểm của bệnh. Phát động chiến dịch toàn dân diệt lăng quăng, diệt muỗi ngay nơi mình làm việc và sinh sống; các cơ quan, ban ngành đoàn thể, trường học thực hiện tổng vệ sinh môi trường, không để tồn tại vật chứa có nguy cơ đọng nước.
Đồng thời thống kê chính xác các điểm nguy cơ, phân loại và đưa vào xử lý theo quy định; các điểm nguy cơ phải được phân công tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm giám sát, kiểm tra và xử lý theo quy định; kiện toàn ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh có phân công nhiệm vụ rõ ràng.
Thành lập Đoàn kiểm tra thường xuyên xử lý nghiêm đối với các cá nhân đơn vị, tổ chức, chủ các điểm nguy cơ cố tình không thực hiện các hướng dẫn trong phòng, chống dịch bệnh SXH theo Nghị định 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00
Quy định mới về tiêu chuẩn sức khoẻ, khám sức khỏe của người lái xe
Y tế 18/11/2024 14:30