TP.HCM: Tái diễn cảnh xếp hàng làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp

(LĐTĐ) Tại thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), càng về cuối năm càng gia tăng tình trạng doanh nghiệp cắt giảm lao động do kinh tế khó khăn. Chỉ tính trong 10 tháng đầu năm 2023, số người nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp (TCTN) tại TP.HCM tăng gần 10% so với cùng kỳ năm 2022. Ghi nhận của phóng viên Báo Lao động Thủ đô.
TP.HCM: Hơn 300 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trên Quốc lộ 1 Vụ nữ sinh lớp 12 bị phụ huynh đánh gây thương tích: Trường THPT Sài Gòn lên tiếng Kết nối thị trường việc làm giữa TP.HCM với các địa phương Đồng bằng sông Cửu Long

Khoảng 7h sáng ngày 24/11, hàng chục lao động có mặt trước chi nhánh Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) quận 12 để tìm kiếm việc làm mới và giải quyết thủ tục hưởng TCTN trong thời gian mất việc.

Chị Lê Thị Mỹ Trang (38 tuổi, ngụ quận 12) cho biết, chị bị mất việc cách đây không lâu do công ty hết đơn hàng. Với mức thu nhập từ khoảng 7 triệu đồng, chị không dành dụm được bao nhiêu mà còn phải gửi về cho con và trang trải chi phí sinh hoạt. Hiện tại chị Trang vừa bán hàng online vừa tìm việc làm mới.

Thế nhưng từ 3-4 tháng qua, chị Trang vẫn chưa tìm kiếm được việc làm phù hợp do tuổi khá cao. Do đó số tiền TCTN trong thời gian này có ý nghĩa rất quan trọng đối với chị. "Tết sắp đến rồi nhưng việc làm thì vẫn chưa có. Những năm trước dịch Covid-19, cứ đến cuối năm doanh nghiệp tuyển nhiều lắm, nhưng mấy năm nay chỉ thấy sa thải chứ không thấy tuyển thêm, hoặc có tuyển thêm thì công nhân lớn tuổi như tôi lại không đủ điều kiện", chị Trang chia sẻ.

TP.HCM: Tái diễn cảnh xếp hàng làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp
Ông Trần Văn Cử và anh Nguyễn Văn Tùng xem bảng hướng dẫn nhập thông tin.

Nhìn bảng chỉ dẫn nhập thông tin hưởng TCTN, ông Trần Văn Cử (55 tuổi, ngụ quận 12) cho biết, đây là lần đầu tiên ông đi nộp hồ sơ hưởng TCTN. Tuổi cao sức yếu, mắt cũng nhìn không còn tinh tường, ông Cử cẩn thận xem từng dòng chữ hướng dẫn để tránh trường hợp điền sai thông tin, lại mất công đến làm đi làm lại.

Ông Cử cho biết, bản thân trước đây từng làm bảo vệ cho một cửa hàng thời trang ở quận 12, nhưng sau đó chủ cửa hàng này đóng cửa do buôn bán thua lỗ nên ông rơi vào cảnh thất nghiệp. Mấy tháng qua ông cũng nhờ bạn bè, con cháu kiếm việc làm nhưng không nơi nào nhận. Do không muốn làm phiền con cháu, ông đã tự mình đi làm hồ sơ hưởng TCTN.

TP.HCM: Tái diễn cảnh xếp hàng làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp
Nhiều người dân đến chi nhánh BHTN quận 12 từ sáng sớm để làm hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Cũng xem bảng hướng dẫn nhập thông tin như ông Cử, anh Nguyễn Văn Tùng (31 tuổi, ngụ quận 12) cho biết, bản thân vừa bị mất việc cách đây 4 tháng, suốt thời gian qua đã cố gắng tìm việc làm nhưng không tìm được nơi phù hợp.

"Tôi làm công nhân cho xưởng gỗ nhưng do hết đơn hàng nên công ty cho nghỉ. Mấy tháng nay phải sống vào tiền tiết kiệm, đến bây giờ thì phải đi rút TCTN để chi trả phí sinh hoạt trong thời gian kiếm việc làm mới", anh Tùng chia sẻ.

Anh Tùng dự định, nếu hết tháng 11 này mà vẫn không tìm được việc làm, anh sẽ về quê (Gia Lai) để tìm việc làm tạm thời, vừa giảm chi phí khi ở TP.HCM vừa tiết kiệm được một khoản nhỏ tiền xe cộ khi về quê vào dịp cận Tết.

Theo Sở Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) TP.HCM, trong 10 tháng đầu năm 2023, các đơn vị đã tiếp nhận hơn 128.400 hồ sơ đề nghị hưởng TCTN (tăng 9,3%), ban hành quyết định hưởng TCTN cho hơn 125.700 người lao động (tăng 11,8%), 873 quyết định hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp cho người lao động thất nghiệp (tăng 40%), tiếp nhận hơn 491.000 lượt người lao động đến thông báo về tìm kiếm việc làm.

TP.HCM: Tái diễn cảnh xếp hàng làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp
Bên trong chi nhánh BHTN quận 12, cán bộ làm thủ tục phải dùng loa để lưu ý một số nội dung để người lao động không điền sai.

Trong khoảng thời gian này, TP.HCM cũng đã giải quyết việc làm cho 268.061/300.000 lượt người (đạt 89,35% kế hoạch năm), trong đó số chỗ việc làm mới là 119.374/140.000 chỗ (đạt 85,27% kế hoạch năm). So với cùng kỳ năm 2022, tỷ lệ giải quyết việc làm tăng 0,25%, tỷ lệ tạo việc làm mới tăng 0,29%. Thành phố cũng đã tổ chức 122 phiên, sàn giao dịch việc làm trực tuyến, tư vấn giới thiệu việc làm cho hơn 192.000 lượt người và có hơn 90.400 người nhận việc.

Theo đại diện Sở LĐTB&XH TP.HCM, số người nghỉ việc hưởng TCTN tăng so với cùng kỳ năm 2022 có nhiều nguyên nhân, trong đó kinh tế thế giới và trong nước gặp nhiều khó khăn, tác động đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp dẫn đến người sử dụng lao động không tiếp tục ký lại hợp đồng lao động sau khi hợp đồng hết hạn, hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng trước hạn.

Bên cạnh đó, người lao động nghỉ việc ở các tỉnh lân cận TP.HCM đến Trung tâm dịch vụ việc làm TP.HCM đăng ký hưởng TCTN cũng góp phần gia tăng số người nghỉ việc cần được giải quyết chính sách BHTN.

TP.HCM: Tái diễn cảnh xếp hàng làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp
Do hết ghế ngồi, nhiều người phải ra bãi xe để điền thông tin trong quá trình làm thủ tục hưởng TCTN.

Bà Huỳnh Lê Như Trang, Phó Giám đốc Sở LĐTB&XH TP.HCM cho biết: Để hỗ trợ người lao động mất việc, những tháng cuối năm ngành LĐTB&XH sẽ tăng cường kết nối việc làm qua công tác tổ chức 10 sàn giao dịch việc làm trong đó có 1 sàn giao dịch trực tuyến kết nối với 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long vừa diễn ra trong ngày 24/11.

Bên cạnh đó, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức có liên quan theo dõi, nắm bắt tình hình lao động, việc làm, quan hệ lao động trong các doanh nghiệp nhằm giải quyết kịp thời các vụ việc phát sinh và có biện pháp thích hợp để ngăn ngừa, giảm thiểu các tranh chấp lao động, không để đình công xảy ra kéo dài. Đồng thời tổ chức đào tạo bổ sung, đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp; triển khai các hình thức đào tạo trực tuyến, đào tạo từ xa.

"Thị trường lao động những tháng cuối năm còn nhiều khó khăn, nhưng để chuẩn bị cho nhu cầu sản xuất - kinh doanh dịp Tết, nhiều doanh nghiệp vẫn có nhu cầu tuyển dụng cao. Dự kiến nhu cầu nhân lực quý 4/2023 cần khoảng 75.500 - 81.500 chỗ làm việc, tập trung ở khu vực thương mại - dịch vụ (chiếm 70,13%), công nghiệp - xây dựng (29,69%) và khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản (0,18%)", bà Huỳnh Lê Như Trang cho biết thêm.

Minh Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

(LĐTĐ) Chiều 23/11, xảy ra vụ cháy tại ngôi nhà trên phố Trúc Bạch, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội. Khói bốc lên cao đến tầng 8 tòa nhà, tại đây đang có 7 người, trong đó có 1 phụ nữ đang mang bầu. Tổ cứu nạn đã nhanh chóng tiếp cận; chiến sĩ Cảnh sát ngay lập tức nhường mặt nạ dưỡng khí để thai phụ này hô hấp. Sau đó toàn bộ số người đã được hướng dẫn thoát nạn an toàn...
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Đoàn Thanh niên - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội tổ chức chương trình Tuyên dương người con hiếu thảo lần thứ II, năm 2024.
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

(LĐTĐ) Chiều 23/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), với 413/422 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 86,22% tổng số đại biểu Quốc hội).
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

(LĐTĐ) Quen bạn qua mạng xã hội, anh C bị Phạm Như Long hỏi mượn xe "đi có chút việc". Sau đó kẻ gian mang đi cầm cố lấy tiền trả nợ, nạp tiền chơi game và chi tiêu cá nhân...
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Chiều 23/11, thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội”, với 421/423 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 87,89 % tổng số đại biểu Quốc hội.
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư ban hành Quy chế về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Tin khác

Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

(LĐTĐ) Những ngày này Gen Z phải đối mặt với đủ combo gây căng thẳng từ chạy deadline, cày KPI, đến chi tiêu, mua sắm, săn sale mùa cuối năm.
Cơ hội việc làm hấp dẫn cho cộng đồng người khuyết tật

Cơ hội việc làm hấp dẫn cho cộng đồng người khuyết tật

(LĐTĐ) Sáng 21/11, tại Trung tâm Dịch vụ Việc làm Hà Nội (215 Trung Kính, Hà Nội), đã diễn ra Phiên giao dịch việc làm lần thứ hai năm 2024, kết hợp tuyển dụng lao động là người khuyết tật. Sự kiện do Trung tâm Dịch vụ Việc làm phối hợp với Hội Người khuyết tật thành phố Hà Nội tổ chức.
Ngày 21/11 diễn ra Phiên giao dịch việc làm tuyển dụng lao động là người khuyết tật

Ngày 21/11 diễn ra Phiên giao dịch việc làm tuyển dụng lao động là người khuyết tật

(LĐTĐ) Ngày 21/11/2024, tại Sàn giao dịch việc làm Hà Nội, sẽ diễn ra Phiên giao dịch việc làm lồng ghép, tuyển dụng lao động là người khuyết tật.
Hà Nội: Doanh nghiệp có xu hướng tăng tuyển dụng mùa cuối năm

Hà Nội: Doanh nghiệp có xu hướng tăng tuyển dụng mùa cuối năm

(LĐTĐ) Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội nhận định, thời điểm cuối năm, các doanh nghiệp tại Hà Nội có xu hướng tăng cường tuyển dụng lao động, nhằm phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh dịp cao điểm lễ Tết. Dự báo, một số ngành có nhu cầu tuyển dụng tăng cao như: Bán buôn, bán lẻ; công nghiệp chế biến, chế tạo; hoạt động kinh doanh bất động sản…
Thị trường lao động TP.HCM: Đến hẹn… lại thiếu!

Thị trường lao động TP.HCM: Đến hẹn… lại thiếu!

(LĐTĐ) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) từng là nơi thu hút đông đảo lực lượng lao động từ mọi miền Tổ quốc đổ về. Do tác động của đại dịch Covid-19, đến nay cộng đồng doanh nghiệp vẫn chưa lấy lại phong độ, song nguồn nhân lực xem ra ngày một “hụt hơi”. Đặc biệt, do nhu cầu dịch chuyển lao động từ TP.HCM về quê, nên đến cuối năm thị trường rộng lớn này đang thiếu hụt lượng lao động tương đối lớn.
Điểm danh 10 nhóm ngành nghề “hot” trong tương lai

Điểm danh 10 nhóm ngành nghề “hot” trong tương lai

(LĐTĐ) Căn cứ trên xu hướng phát triển, sự đầu tư và nhu cầu con người, các chuyên gia đã lựa chọn 10 nhóm ngành nghề được dự đoán có triển vọng trong tương lai.
Hà Nội vượt chỉ tiêu giải quyết việc làm năm 2024

Hà Nội vượt chỉ tiêu giải quyết việc làm năm 2024

(LĐTĐ) Nhờ triển khai đồng bộ các biện pháp, giải pháp thúc đẩy giải quyết việc làm, nên công tác giải quyết việc làm của thành phố Hà Nội ngày càng hiệu quả. Đến hết tháng 10/2024, Thành phố đã thực hiện vượt chỉ tiêu về giải quyết việc làm của năm 2024.
Công đoàn đồng hành cùng doanh nghiệp thúc đẩy phong trào sáng kiến cải tiến

Công đoàn đồng hành cùng doanh nghiệp thúc đẩy phong trào sáng kiến cải tiến

(LĐTĐ) Nhận thức rõ sức sáng tạo, tinh thần cống hiến của người lao động chính là động lực thúc đẩy sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, Ban lãnh đạo và Công đoàn Công ty TNHH Hanwha Aero Engines (Thạch Thất, Hà Nội) đã chú trọng đẩy mạnh phong trào sáng kiến cải tiến, kịp thời động viên, khen thưởng người lao động có đề xuất, ý tưởng cải tiến. Từ đó, thúc đẩy phong trào ngày càng phát triển với sự tham gia hưởng ứng của đông đảo người lao động trong Công ty.
Hà Nội: Phát huy vai trò của phụ nữ trong khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Hà Nội: Phát huy vai trò của phụ nữ trong khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

(LĐTĐ) Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế vượt trội để phát triển nhanh, bền vững vùng Đồng bằng sông Hồng thực sự là vùng động lực phát triển hàng đầu, có vai trò định hướng, dẫn dắt quá trình cơ cấu lại nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng của đất nước. Trong những năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội đã nỗ lực phát huy vai trò của phụ nữ trong việc nâng cao quyền năng kinh tế, khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng.
Cơ hội tiếp cận việc làm tốt, thu nhập hấp dẫn

Cơ hội tiếp cận việc làm tốt, thu nhập hấp dẫn

(LĐTĐ) Với gần 1.400 chỉ tiêu tuyển dụng, đa dạng lĩnh vực ngành nghề của các doanh nghiệp đăng ký tham gia, Hội chợ việc làm cho người lao động EPS và thực tập sinh IM Japan về nước đã tạo cơ hội việc làm cho người lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội nói chung và người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc và thực tập sinh đi thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản về nước nói riêng.
Xem thêm
Phiên bản di động