TP.HCM: Tránh tình trạng đầu cơ, trục lợi trong việc thành lập văn phòng công chứng
Phát triển hoạt động công chứng theo định hướng xã hội hóa Trong 15 năm, doanh thu của tổ chức luật sư đạt hơn 21.000 tỷ đồng Vai trò luật sư tư vấn cho các dự án lớn của Chính phủ còn hạn chế |
Đây là một trong những nội dung đáng chú ý mà Ủy ban nhân dân (UBND) TP.HCM báo cáo Bộ Tư pháp về tác động của việc bãi bỏ quy hoạch tổng thế phát triển các tổ chức hành nghề công chứng tại Thành phố theo Quyết định số 2104/QĐ-TTg ngày 29/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ.
Tổng số tổ chức hành nghề công chứng hiện nay trên địa bàn TP.HCM là 117 tổ chức, trong đó có 7 phòng công chứng với 72 công chứng viên và 110 văn phòng công chứng với 370 công chứng viên. Ảnh: Minh họa. |
Báo cáo thực hiện quy hoạch nói trên, UBND TP.HCM cho biết, đến năm 2020 Thành phố có 110 tổ chức hành nghề công chứng. Việc phát triển tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn Thành phố được thực hiện theo đúng tiến độ, lộ trình, tránh tình trạng thành lập VPCC tràn lan, vượt quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt.
Các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn đã phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng, được phân bổ tương đối đều về địa lý, gắn kết với địa bàn dân cư, có trụ sở, trang thiết bị, phương tiện làm việc đảm bảo đáp ứng tốt cho công việc cũng như điều kiện phục vụ người dân.
Trong giai đoạn 2012-2018, TP.HCM đã cho phép thành lập 57 VPCC, tính đến ngày 31/12/2018, Thành phố có 86 tổ chức hành nghề công chứng, trong đó có 7 phòng công chứng với 64 công chứng viên và 79 VPCC với 343 công chứng viên.
"Quy hoạch tổng thế phát triển các tổ chức hành nghề công chứng đến năm 2020" trên phạm vi cả nước được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 2104/QĐ-TTg ngày 29/12/2012. Đến ngày 19/11/2020 Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị quyết 172/NQ-CP về chính sách phát triển nghề công chứng. TP.HCM là địa phương có hoạt động giao dịch sôi động, đặc biệt là các giao dịch dân sự, thương mại, kinh tế. Tính chất các hợp đồng, giao dịch ngày càng đa dạng và phức tạp. Việc bảo đảm an toàn pháp lý cho các hợp đồng, giao dịch trong xã hội, hạn chế phát sinh tranh chấp, góp phần đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội luôn được TP.HCM đặc biệt quan tâm. |
Sau khi bỏ quy hoạch phát triển các tổ chức hành nghề công chứng theo Quyết định số 2104 của Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở rà soát của Sở Tư pháp, UBND TP.HCM đã ban hành quyết định cho phép thành lập 10 VPCC. Đáng chú ý, UBND Thành phố đã xây dựng các tiêu đảm bảo việc phát triển tổ chức hành nghề công chứng phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu công chứng của từng địa bàn, phân bổ đồng đều tạo thành mạng lưới phục vụ nhu cầu của nhân dân, tránh các tổ chức hành nghề công chứng tập trung tại một khu vực, nhất là khu vực trung tâm.
Thành phố khuyến khích các tổ chức hành nghề công chứng thành lập tại các huyện ngoại thành, vùng ven, tại những địa bàn có số lượng tổ chức hành nghề công chứng thấp; các tổ chức hành nghề công chứng được thành lập có khoảng cách phù hợp.
Ngoài ra. Thành phố cũng quy định rõ các trường hợp không được tính điểm, không được xem xét cho phép tham gia thành lập VPCC nhằm hạn chế tình trạng đầu cơ, trực lợi trong việc thành lập VPCC, đảm bảo chất lượng của các VPCC được phép thành lập.
Trên cơ sở đó, tính đến ngày 1/3/2024, TP.HCM đã cho phép thành lập thêm 21 VPCC. Tổng số tổ chức hành nghề công chứng hiện nay trên địa bàn TP.HCM là 117 tổ chức, trong đó có 7 phòng công chứng với 72 công chứng viên và 110 VPCC với 370 công chứng viên.
Tuy nhiên, UBND TP.HCM cũng quan ngại về khả năng xảy ra như tập trung quá nhiều tổ chức hành nghề công chứng trên một khu vực, cạnh tranh không lành mạnh, các tổ chức được thành lập không đảm bảo chất lượng. Có thể phát sinh tình trạng các VPCC thành lập không căn cứ vào nhu cầu công chứng theo từng địa bàn cấp huyện, chuyển trụ sở từ ngoại thành vào trung tâm dẫn đến sự phân bổ không hợp lý mạng lưới tổ chức hành nghề công chứng.
Việc phát triển tổ chức hành nghề công chứng tại vùng sâu, vùng xa gặp khó khăn, ảnh hưởng đến việc cung cấp dịch vụ công chứng cho người dân, doanh nghiệp tại các địa bàn này. Trên cơ sở đó UBND TP.HCM kiến nghị Bộ Tư pháp nghiên cứu, có giải pháp, hướng dẫn các địa phương phòng ngừa, hạn chế tình trạng này.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá vàng hôm nay (11/1): Giá vàng thế giới tăng mạnh
Tỷ giá USD hôm nay (11/1): Đồng USD tiếp tục tăng mạnh
Quận Hai Bà Trưng: Cấp miễn phí 24.950 chữ ký số
Hà Nội: Phát hiện trên 13 tấn thực phẩm bán cho trẻ em không rõ nguồn gốc
40 năm chờ đợi cho một "Giấc mơ Sol"
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 11/1: Trời rét, ngày nắng, nhiệt độ thấp nhất 11 độ C
Quận Tây Hồ trao quà cho học sinh, người lao động, các gia đình có hoàn cảnh khó khăn
Tin khác
Hà Nội: Phát hiện trên 13 tấn thực phẩm bán cho trẻ em không rõ nguồn gốc
Tin nóng 11/01/2025 06:57
Tìm bị hại của Lê Phú Long - Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Hùng Phát Group
Tin nóng 10/01/2025 18:51
"Nữ quái" 7 lần bị khởi tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Tin nóng 10/01/2025 18:08
Hà Nội: Liên tiếp phát hiện hàng tấn thực phẩm bẩn chuẩn bị "tuồn" ra thị trường
Tin nóng 08/01/2025 18:46
Bộ Công an nói về thông tin “lãnh đạo ngân hàng ACB đánh bạc, chuyển tiền ra nước ngoài”
Tin nóng 08/01/2025 17:46
Hà Nội: Phạt hơn 14 tỷ đồng sau 1 tuần Nghị định 168/2024/NĐ-CP có hiệu lực
Tin nóng 08/01/2025 16:54
Khởi tố đối tượng đánh người tử vong sau va chạm giao thông ở Bình Dương
Tin nóng 08/01/2025 16:08
Công bố quyết định thanh tra dự án Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2
Tin nóng 08/01/2025 15:54
Tài xế xe cứu thương "đi bão" vi phạm nồng độ cồn kịch khung
Tin nóng 06/01/2025 15:27
Bắt khẩn cấp thanh niên "đi bão" có hành vi chống người thi hành công vụ
Tin nóng 05/01/2025 19:34