TP.HCM: Vẫn còn hơn 100 cơ sở không có khả năng khắc phục yêu cầu về đảm bảo PCCC

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa báo cáo Văn phòng Chính phủ, Bộ Công an, Thường trực Thành ủy, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố kết quả 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 23 ngày 7/12/2017 của HĐND Thành phố quy định về xử lý các cơ sở trên địa bàn không đảo bảo yêu cầu về PCCC được đưa vào sử dụng trước ngày Luật PCCC số 27/2001 có hiệu lực.
Công an TP.HCM khuyến cáo các giải pháp đảm bảo an toàn PCCC khi để trẻ em ở nhà một mình Công an TP.HCM khuyến cáo an toàn PCCC chung cư mini, nhà trọ Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội trao quà hỗ trợ nạn nhân vụ cháy tại quận Thanh Xuân

Theo UBND TP.HCM: Tổng số cơ sở đã tổ chức thực hiện các giải pháp theo yêu cầu của Nghị quyết số 23 là 401/1.174 cơ sở (chiếm 34,2%), còn lại 773 cơ sở chưa thực hiện các giải pháp theo yêu cầu của Nghị quyết này. Trong đó đáng chú ý có 107 cơ sở không có khả năng khắc phục các nội dung không đảm bảo yêu cầu về PCCC và 15 cơ sở không tổ chức thực hiện, không thực hiện đầy đủ, hoặc đã bị khiếu nại, khiếu kiện về điều kiện an toàn PCCC từ hai lần trở lên mà vẫn không khắc phục.

TP.HCM: Vẫn còn hơn 100 cơ sở không có khả năng khắc phục yêu cầu về đảm bảo PCCC
Hiện trường vụ cháy nhà ở quận Gò Vấp, TP.HCM khiến 2 trẻ em tử vong. Ảnh: CACC.

UBND TP.HCM đánh giá, quá trình triển khai Nghị quyết 23 đã xuất hiện nhiều tồn tại, vướng mắc. Đơn cử mặc dù UBND Thành phố đã yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND quận, huyện, thành phố Thủ Đức đẩy nhanh tiến độ triển khai các nhiệm vụ tại Nghị quyết số 23 nhưng đến nay mới có 401/1.174 cơ sở (chiếm 34,2%) tổ chức thực hiện.

Cấp ủy, chính quyền một số địa phương chưa thật sự quan tâm, chỉ đạo thực hiện quyết liệt các nội dung của Nghị quyết số 23, dẫn đến chậm trễ tiến độ, hiệu quả thực hiện chưa cao. Ngoài ra, Công an các địa phương chưa thực sự trách nhiệm, quyết liệt, sâu sát và thường xuyên trong nhiệm vụ khảo sát, đánh giá, phân loại, tổng hợp, theo dõi, hướng dẫn, tham mưu cho UBND các địa phương.

Công tác phối hợp giữa các đơn vị có liên quan chưa thực sự chặt chẽ, chỉ được thực hiện trong giai đoạn điều tra, khảo sát ban đầu; nhiều cơ sở thuộc diện điều chỉnh của Nghị quyết số 23 xây dựng không có giấy phép, sai phép, không phù hợp quy hoạch hoặc không bảo đảm yêu cầu về môi trường vẫn chưa được phối hợp giải quyết toàn diện, dứt điểm.

Tiến độ thực hiện thẩm duyệt, nghiệm thu về PCCC chậm, một số cơ sở thuộc sở hữu Nhà nước như trường học, bệnh viện, bảo tàng, trụ sở cơ quan, chợ, ký túc xá, chung cư... chưa thực hiện nghiêm các yêu cầu, giải pháp tại Nghị quyết số 23.

Đáng chú ý, đối tượng là nhà chung cư cũ thấp tầng tồn tại khá nhiều, hiện còn 192 chung cư, cư xá (chiếm tỷ lệ 25,1%) chưa thực hiện các giải pháp theo Nghị quyết số 23. Một số chung cư, cư xá nằm trong diện giải tỏa, xây mới theo kế hoạch của Thành phố nên thường không có Ban quản trị, Ban quản lý, kết cấu cơ sở hạ tầng xuống cấp, hầu như không được trang bị phương tiện, hệ thống PCCC hoặc có lắp đặt hệ thống cấp nước chữa cháy nhưng không được bảo trì, bảo dưỡng, xuống cấp hư hỏng, không còn tác dụng.

Trong khi đó, đối với các cơ sở thuộc sở hữu tư nhân, hiện nay còn 235 cơ sở (chiếm khoảng 28,38%) chưa thực hiện theo yêu cầu Nghị quyết số 23. Trong đó có nhiều cơ sở xây dựng không có giấy phép, sai phép, không phù hợp quy hoạch hoặc không đảm bảo về môi trường, có cơ sở thuộc diện di dời và có nguyện vọng di dời nhưng vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. Một số trường hợp muốn đáp ứng được các yêu cầu an toàn về PCCC thì buộc phải phá dỡ hoàn toàn (hoặc 1 phần) nhà xưởng, công trình, nhà kho... dẫn đến chủ doanh nghiệp hầu như không thực hiện được do kinh phí đầu tư xây dựng mới rất lớn, trong khi sản xuất, kinh doanh trong giai đoạn này hết sức khó khăn.

TP.HCM: Vẫn còn hơn 100 cơ sở không có khả năng khắc phục yêu cầu về đảm bảo PCCC
Vụ cháy chung cư mini ở quận Thanh Xuân, Hà Nội tiếp tục là hồi chuông cảnh báo về công tác đảm bảo an toàn PCCC. Ảnh: Minh Phương.

Để giải quyết các tồn tại, vướng mắc nêu trên, Thành phố xác định sẽ tiếp tục thực hiện nghiêm Nghị quyết số 23 trong đó có việc áp dụng các biện pháp, giải pháp nâng cấp điều kiện an toàn PCCC đối với cơ sở phải được ưu tiên trước tiên, sau đó mới yêu cầu chuyển đổi công năng, tự nguyện di dời, bắt buộc phải đi dời do không đảm bảo an toàn về PCCC.

Đối với 107 cơ sở không có khả năng khắc phục các nội dung không đảm bảo yêu cầu về PCCC, UBND TP.HCM giao UBND các quận, huyện, thành phố Thủ Đức khảo sát, đánh giá cụ thể các nội dung không đảm bảo; tuyên truyền, hướng dẫn cơ sở chuyển đổi công năng phù hợp, tự nguyện di dời, bắt buộc phải di dời theo quy định. Thời gian thực hiện đến hết quý II/2024.

Đối với những cơ sở xây dựng không có giấy phép, sai phép, không phù hợp quy hoạch, UBND Thành phố giao Công an Thành phố thực hiện các giải pháp đảm bảo an toàn về PCCC, hướng dẫn những cơ sở này tổ chức an toàn trong quá trình hoạt động. Đồng thời UBND các quận, huyện, thành phố Thủ Đức báo cáo UBND Thành phố để chỉ đạo các sở, ban, ngành liên quan phối hợp giải quyết dứt điểm những vấn đề liên quan đối với những cơ sở này. Thời gian thực hiện đến hết quý 2024.

Trong khi đó, đối với các đối tượng là nhà chung cư không có Ban quản trị, Ban quản lý, UBND Thành phố giao UBND các quân, huyện, thành phố Thủ Đức tham mưu việc bổ sung ngân sách Nhà nước kết hợp xã hội hóa từ người dân cư trú tại chung cư để tiến hành các giải pháp đảm bảo an toàn PCCC.

Tính đến tháng 4/2023 TP.HCM có khoảng 172.000 doanh nghiệp, khoảng 5.400 cơ sở hành chính sự nghiệp; 3 Khu chế xuất, 19 Khu công nghiệp, 1 Khu công nghệ cao, 22 Cụm công nghiệp và hơn 530.000 cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ lớn nhỏ, trong đó có khoảng 117.969 cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC và 9.446 cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ. Các cơ sở này chủ yếu không đủ điều kiện về khoảng cách an toàn PCCC, giải pháp ngăn cháy, lối thoát nạn, giao thông phục vụ chữa cháy...

Xuân Tình

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

(LĐTĐ) Chiều 23/11, xảy ra vụ cháy tại ngôi nhà trên phố Trúc Bạch, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội. Khói bốc lên cao đến tầng 8 tòa nhà, tại đây đang có 7 người, trong đó có 1 phụ nữ đang mang bầu. Tổ cứu nạn đã nhanh chóng tiếp cận; chiến sĩ Cảnh sát ngay lập tức nhường mặt nạ dưỡng khí để thai phụ này hô hấp. Sau đó toàn bộ số người đã được hướng dẫn thoát nạn an toàn...
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Đoàn Thanh niên - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội tổ chức chương trình Tuyên dương người con hiếu thảo lần thứ II, năm 2024.
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

(LĐTĐ) Chiều 23/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), với 413/422 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 86,22% tổng số đại biểu Quốc hội).
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

(LĐTĐ) Quen bạn qua mạng xã hội, anh C bị Phạm Như Long hỏi mượn xe "đi có chút việc". Sau đó kẻ gian mang đi cầm cố lấy tiền trả nợ, nạp tiền chơi game và chi tiêu cá nhân...
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Chiều 23/11, thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội”, với 421/423 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 87,89 % tổng số đại biểu Quốc hội.
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư ban hành Quy chế về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Tin khác

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

(LĐTĐ) Chiều 23/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), với 413/422 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 86,22% tổng số đại biểu Quốc hội).
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Chiều 23/11, thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội”, với 421/423 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 87,89 % tổng số đại biểu Quốc hội.
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật, tài sản số là tài sản vô hình, được thể hiện dưới dạng dữ liệu số, được tạo ra, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác thực bởi công nghệ số trên môi trường điện tử và được pháp luật bảo hộ quyền tài sản.
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Vấn đề tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận.
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã nghe trinh bày Tờ trình, Báo cáo thẩm tra và thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), trong đó có quy định về tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia…
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Bộ Tư pháp đã tổ chức lễ phát động Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng ban Tổ chức chủ trì buổi lễ.
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

(LĐTĐ) Sáng 22/11 tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

(LĐTĐ) Chiều 21/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, với 426/430 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 88,94% tổng số đại biểu Quốc hội.
Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà

Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà

(LĐTĐ) “Người ta tính rằng một công chức nếu không ăn gì cả, vài trăm năm mới mua được nhà. Một câu hỏi cử tri đặt ra cho chúng tôi là tại sao không có một cơ chế thí điểm để tháo gỡ cho vướng mắc nhất hiện này đó là nhà ở xã hội?”, đại biểu Nguyễn Công Long đặt vấn đề.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam

(LĐTĐ) Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được nghiên cứu trong thời gian rất dài, tới 18 năm với sự tính toán kỹ lưỡng, thận trọng, tham khảo kinh nghiệm quốc tế. Dự báo nhu cầu vận tải, tiềm lực vị thế quốc gia cho thấy năm 2027 là thời điểm thích hợp triển khai dự án. Để bảo đảm triển khai thành công dự án mang tầm chiến lược quốc gia, Chính phủ đã đề xuất đầu tư dự án theo hình thức đầu tư công.
Xem thêm
Phiên bản di động