TP.HCM xếp hạng thứ 2 toàn quốc về chuyển đổi số

(LĐTĐ) Bộ Thông tin và Truyền thông vừa công bố kết quả xếp hạng chỉ số chuyển đổi số DTI năm 2022, trong đó, thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) tiếp tục vươn lên xếp hạng thứ 2 toàn quốc.
Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số vì lợi ích người dân và doanh nghiệp Hà Nội: Tích cực xây dựng chính quyền số, công dân số Để chuyển đổi số là nhu cầu cấp thiết, vấn đề “sống còn”

Đây là năm thứ 3 liên tiếp TP.HCM được đánh giá triển khai hiệu quả chương trình Chuyển đổi số và giữ vị trí cao về chỉ số Thể chế số (xếp thứ 1), Hạ tầng số (xếp thứ 1), Hoạt động chính quyền số (thứ 2), Hoạt động kinh tế số (thứ 4) trên toàn quốc.

Về chỉ số phát triển hạ tầng số, thành phố đã triển khai thành công tập trung hạ tầng công nghệ thông tin các cơ quan nhà nước trên nền tảng điện toán đám mây tại Trung tâm dữ liệu Thành phố và đảm bảo an toàn thông tin, hạ tầng mạng trong các cơ quan Đảng, Nhà nước năm 2022.

Chất lượng mạng viễn thông, internet và cáp quang băng thông rộng trên địa bàn thành phố được nâng cao và phủ khắp đến từng nhà người dân, 100% phường xã, thị trấn không có vùng lõm sóng. Thành phố là một trong những địa phương đầu tiên thực hiện liên thông thành công hệ thống xác thực, định danh điện tử người dân và cơ sở dữ liệu dân cư của Bộ Công An, Cổng Dịch vụ công Quốc gia và cơ sở dữ liệu thủ tục hành chính của Văn phòng Chính phủ, các cơ sở dữ liệu Quốc gia về tư pháp, bảo hiểm xã hội, thông tin và truyền thông… do các bộ, ngành triển khai.

Hơn 1.000 đơn vị các sở ban ngành, quận huyện, phường xã thị trấn, TP. Thủ đức và các tổng công ty, bệnh viện, trung tâm y tế, trường học đã được triển khai thực hiện kết nối với nền tảng này, giúp tạo luồng liên thông tự động đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số trong hoạt động quản lý nhà nước và cung cấp dịch vụ công cho người dân.

TP.HCM xếp hạng thứ 2 toàn quốc về chuyển đổi số
Cổng thông tin chuyển đổi số TP.HCM.

Cổng dữ liệu của thành phố đã thực hiện chia sẻ dữ liệu cho các sở, ban, ngành, quận, huyện khai thác và sử dụng, bao gồm: Thông tin doanh nghiệp; Hộ kinh doanh cá thể; Thông tin giao dịch đảm bảo; Thông tin đăng ký quyền sử dụng nhà ở, đất ở; Cơ sở khám chữa bệnh; Chứng chỉ hành nghề y; Cơ sở giáo dục; Dịch vụ giáo dục; Dự án đầu tư nước ngoài; Dự án đầu tư công; Thông tin giá thị trường của một số mặt hàng thiết yếu; Dữ liệu hộ tịch và lý lịch tư pháp… Kho dữ liệu dùng chung của thành phố đã phục vụ hiệu quả nhiệm vụ trọng tâm thuộc Chương trình chuyển đổi số của TP.HCM, kết hợp xây dựng ứng dụng khai thác, phục vụ cho chính quyền, người dân và doanh nghiệp.

Về hoạt động Chính quyền số, thành phố đã triển khai thiết lập quy trình xử lý các thủ tục hành chính, văn bản của tất cả cơ quan nhà nước bao gồm các sở ban ngành, TP. Thủ Đức, quận huyện, phường xã thị trấn trên môi trường số. Công tác này đã đưa vào vận hành 1.542 dịch vụ công trực tuyến đạt tỷ lệ 97,7% trên tổng số các trung tâm hành chính tại thành phố. Trong số đó có 400 "dịch vụ công đã được rà soát, tái cấu trúc quy trình và được Chủ tịch UBND Thành phố công bố đạt dịch vụ công trực tuyến mức toàn trình". Việc đơn giản hóa quy trình đem lại hiệu quả tích cực trong quá trình thụ lý hồ sơ, giảm bớt thời gian xử lý, và đơn giản hóa giấy tờ, thủ tục cho người dân.

Riêng về kinh tế số, thành phố cũng đã tổ đã tổ chức nhiều sự kiện, hoạt động nhằm lắng nghe và triển khai các chính sách thúc đẩy, nâng cao phát triển kinh tế số của thành phố như: Diễn đàn kinh tế TP.HCM năm 2022 với chủ đề “Kinh tế số: Động lực tăng trưởng và phát triển TP.HCM trong tương lai”; Hội nghị gặp mặt giữa lãnh đạo thành phố với doanh nghiệp, chuyên gia ngành công nghiệp công nghệ thông tin - truyền thông… Năm 2022, tỷ lệ đóng góp của kinh tế số cho GRDP của thành phố ước đạt 18,66 (năm 2021 là 15,38%).

Năm 2023, TP.HCM xác định Chủ đề về chuyển đổi số và xây dựng đô thị thông minh là dữ liệu số với mục tiêu trọng tâm như: Người dân, doanh nghiệp chỉ cung cấp thông tin một lần cho cơ quan nhà nước khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến; Doanh nghiệp được khai thác dữ liệu, dữ liệu mở do cơ quan nhà nước cung cấp để phục vụ sản xuất, kinh doanh; Cơ quan nhà nước sử dụng dữ liệu từ các hệ thống thông tin theo thời gian thực để hỗ trợ ra quyết định, giảm thiểu hoạt động báo cáo thủ công giữa các cấp.

Hồng Ngọc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Central Retail chung tay bình ổn thị trường cao điểm Tết qua “Lễ hội thịt heo”

Central Retail chung tay bình ổn thị trường cao điểm Tết qua “Lễ hội thịt heo”

(LĐTĐ) Thịt heo tươi được xem là mặt hàng nhu yếu phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền của các gia đình Việt. Đặc biệt, những ngày cận Tết Nguyên đán 2025, khi nhu cầu tiêu thụ thịt heo của người dân đang tăng lên, thì vấn đề bình ổn giá, bình ổn thị trường thịt heo luôn là vấn đề được người tiêu dùng và doanh nghiệp quan tâm.
Tại sao năm 2025 là năm Ất Tỵ lại được gọi là năm rắn hai đầu?

Tại sao năm 2025 là năm Ất Tỵ lại được gọi là năm rắn hai đầu?

(LĐTĐ) Năm 2025 được gọi là năm Rắn hai đầu vì Người xưa quan niệm, “một năm bắt đầu từ tiết Lập xuân”, việc 2 lần đón tiết Lập xuân trong cùng một năm giống như năm Ất Tỵ có 2 mùa xuân, hay năm nay rắn có 2 đầu.
Công nhân lao động Thủ đô nô nức mua sắm tại “Chợ Tết Công đoàn”

Công nhân lao động Thủ đô nô nức mua sắm tại “Chợ Tết Công đoàn”

(LĐTĐ) Trong 2 ngày 11 - 12/1, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội tổ chức chương trình “Chợ Tết Công đoàn” năm 2025 để phục vụ nhu cầu mua sắm Tết của công nhân lao động.
Bảng lương của giáo viên năm 2025

Bảng lương của giáo viên năm 2025

(LĐTĐ) Năm 2025 chưa tăng tiền lương cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang tức là chưa tăng tiền lương giáo viên trong năm 2025. Bảng lương giáo viên 2025 vẫn giữ nguyên như năm 2024.
Chuyển đổi năng lượng xanh mở ra tương lai tươi sáng cho Việt Nam

Chuyển đổi năng lượng xanh mở ra tương lai tươi sáng cho Việt Nam

(LĐTĐ) Việt Nam đang đạt được nhiều tiến bộ trong việc hướng đến mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và quá trình chuyển dịch năng lượng hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích kinh tế - xã hội dài hạn cho người dân trong tương lai.
Bất động sản An Gia bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phạt hành chính hơn 300 triệu đồng

Bất động sản An Gia bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phạt hành chính hơn 300 triệu đồng

(LĐTĐ) Một doanh nghiệp bất động sản là CTCP Đầu tư và Phát triển Bất động sản An Gia vừa bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định xử phạt hành chính số tiền phạt lên tới 325 triệu đồng do vi phạm: thay đổi phương án sử dụng vốn, số tiền thu được từ đợt chào bán chứng khoán ra công chúng nhưng không thông qua Đại hội đồng cổ đông.
HNX chấp thuận hơn 9,3 triệu cổ phiếu KTT và TKG lên sàn UPCoM ngày 13/1

HNX chấp thuận hơn 9,3 triệu cổ phiếu KTT và TKG lên sàn UPCoM ngày 13/1

(LĐTĐ) Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa cho biết, đã chấp thuận đưa gần 3 triệu cổ phiếu KTT của CTCP Tập đoàn Đầu tư KTT và hơn 6,3 triệu cổ phiếu TKG của CTCP Sản xuất và Thương mại Tùng Khánh vào giao dịch trên thị trường UPCoM tại HNX với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên lần lượt là 2.300 đồng/cổ phiếu KTT và 2.400 đồng/cổ phiếu TKG.

Tin khác

Việt Nam sẽ có chính sách thúc đẩy phát triển và quản lý dựa trên rủi ro đối với AI

Việt Nam sẽ có chính sách thúc đẩy phát triển và quản lý dựa trên rủi ro đối với AI

(LĐTĐ) Thời gian qua, Việt Nam đã ghi nhận những bước tiến thực chất qua các doanh nghiệp công nghệ số lớn đầu tư mạnh mẽ cho lĩnh vực AI như Viettel, VNPT, Mobifone, FPT, CMC, VinAI... Nhiều doanh nghiệp đã đạt được các thành tựu nghiên cứu ứng dụng nổi bật, góp phần xây dựng nền tảng cho một hệ sinh thái AI phát triển, giúp Việt Nam tiến gần hơn đến mục tiêu trở thành trung tâm công nghệ của khu vực.
Ngành khoa học và công nghệ đóng góp thiết thực vào sự phát triển kinh tế - xã hội

Ngành khoa học và công nghệ đóng góp thiết thực vào sự phát triển kinh tế - xã hội

(LĐTĐ) Những kết quả đạt được trong năm 2024 đã khẳng định rõ hơn vai trò của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững của Việt Nam.
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

(LĐTĐ) Năm 2024, ngành khoa học và công nghệ Việt Nam có nhiều sự kiện, dự án và sáng kiến đột phá góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững và đổi mới sáng tạo.
Khoa học và công nghệ phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0

Khoa học và công nghệ phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0

(LĐTĐ) Ngày 12/12, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Lễ công bố và Hội thảo khoa học thuộc Chương trình Khoa học và Công nghệ Net Zero.
Nhiều sáng kiến đẩy nhanh tiến độ cài đặt và kích hoạt iHanoi

Nhiều sáng kiến đẩy nhanh tiến độ cài đặt và kích hoạt iHanoi

(LĐTĐ) Thời gian qua, các địa phương trên địa bàn quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) đã có nhiều sáng kiến, huy động lực lượng đến từng nhà, hướng dẫn nhân dân cài đặt và kích hoạt ứng dụng iHanoi.
Hà Nội tăng cường chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh

Hà Nội tăng cường chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh

(LĐTĐ) Mục tiêu của Hà Nội là phát triển Thủ đô hài hòa, theo hướng “Văn hiến - Văn minh - Xanh - Thông minh - Hiện đại” vững bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc; xây dựng nền tảng chính quyền số minh bạch, hiệu quả; xây dựng nền tảng hạ tầng thông tin đô thị thông minh.
Phát triển công nghiệp bán dẫn, động lực mới cho Việt Nam và Hà Nội

Phát triển công nghiệp bán dẫn, động lực mới cho Việt Nam và Hà Nội

(LĐTĐ) Trong bối cảnh xu hướng của chuỗi giá trị bán dẫn đang dần chuyển dịch sang các nước Đông Nam Á, Việt Nam được đánh giá là có đầy đủ điều kiện và yếu tố cần thiết để phát triển công nghiệp bán dẫn từ hệ thống chính trị ổn định, vị trí địa lý thuận lợi, nguồn nguyên liệu phong phú, nguồn nhân lực trong lĩnh vực kỹ thuật công nghệ dồi dào.
Thành phố thông minh, quản trị, điều hành linh hoạt dựa trên dữ liệu

Thành phố thông minh, quản trị, điều hành linh hoạt dựa trên dữ liệu

(LĐTĐ) Chiều 2/12, hội thảo “Thành phố thông minh: Quản trị, Điều hành linh hoạt dựa trên dữ liệu” đã diễn ra trong khuôn khổ Hội nghị Thành phố Thông minh Việt Nam - châu Á 2024.
Tiếp tục xây dựng và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo quốc gia

Tiếp tục xây dựng và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo quốc gia

(LĐTĐ) Bộ Khoa học Công nghệ cam kết sẽ tiếp tục sứ mệnh xây dựng và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo của quốc gia. Tiếp tục phối hợp cùng các bộ, ngành, địa phương, hoàn thiện hành lang pháp lý nhằm hỗ trợ thuận lợi nhất cho hoạt động của doanh nghiệp, hoạt động khởi nghiệp sáng tạo.
Khởi nghiệp sáng tạo có thể tạo ra những thay đổi đột phá

Khởi nghiệp sáng tạo có thể tạo ra những thay đổi đột phá

(LĐTĐ) Những năm qua, Việt Nam luôn đặc biệt quan tâm đến khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, coi đây là một trong những quốc sách hàng đầu để phát triển nhanh và bền vững. Trong đó, khởi nghiệp sáng tạo là một trong những động lực tăng trưởng mới, tạo ra lực lượng sản xuất mới cho phát triển trong kỷ nguyên mới.
Xem thêm
Phiên bản di động