TP.HCM: Yêu cầu không kiểm tra học sinh theo kiểu 'kêu bất chợt, hỏi bất chợt'

(LĐTĐ) Ông Hồ Tấn Minh, Chánh văn phòng Sở Giáo dục vào Đào tạo (GD&ĐT) thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cho biết, việc kiểm tra năng lực học sinh phải bằng nhiều hình thức như vấn đáp, bằng giấy, qua quá trình học tập, qua thái độ học tập, bằng sản phẩm thực hành chứ không chỉ riêng kiểm tra miệng.
TP.HCM kiện toàn nhân sự và đơn vị hành chính tại thành phố Thủ Đức TP.HCM: Phát hiện phòng khám giữ bệnh nhân "vẽ bệnh moi tiền" Đề nghị 3-4 năm tù đối với bị cáo Nguyễn Phương Hằng

Tại buổi họp báo chiều 21/9, ông Hồ Tấn Minh, Chánh văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM đã làm rõ phát ngôn của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo yêu cầu "giáo viên không kiểm tra bài đầu giờ kiểu kêu bất chợt, hỏi bất chợt".

Theo ông Minh, trong bài phát biểu trên, ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM, nói giáo viên không kiểm tra bài đầu giờ "đột xuất và bất chợt" chứ không nói dừng việc kiểm tra bài đầu giờ.

Theo ông Minh, việc kiểm tra, đánh giá học sinh phải tuân thủ theo quy định gồm kiểm tra thường xuyên và định kỳ có thể bằng nhiều hình thức như vấn đáp, kiểm tra bằng giấy, qua quá trình học tập, qua thái độ học tập, bằng sản phẩm thực hành… chứ không chỉ kiểm tra miệng. Giáo viên cần xác định rõ kế hoạch kiểm tra, kiểm tra phải đánh giá được năng lực chứ không phải kiểm tra chỉ để biết học sinh có thuộc chữ hay không rồi đánh giá được năng lực của học sinh.

TP.HCM: Yêu cầu không kiểm tra học sinh theo kiểu 'kêu bất chợt, hỏi bất chợt'
Ông Hồ Tấn Minh, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM phát biểu tại buổi họp báo.

"Giáo viên phải thay đổi tư duy trong tổ chức kiểm tra, đánh giá học sinh và phải xác định kiểm tra nhằm mục đích gì. Then chốt là nếu kiểm tra, đánh giá tốt thì quá trình đổi mới giáo dục thành công. Sở GD&ĐT TP.HCM sẽ có văn bản hướng dẫn cụ thể về việc kiểm tra, đánh giá học sinh", ông Minh cho biết.

Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM cũng cho rằng, kiểm tra đánh giá là hoạt động bình thường trong giáo dục; hình thức kiểm tra, nội dung kiểm tra, giáo viên phải thực hiện theo đúng thông tư hướng dẫn. Việc kiểm tra, đánh giá học sinh phải có quá trình chứ không phải kiểm tra bất chợt.

"Ví dụ như một số clip vui trên mạng xã hội, giáo viên cầm lô tô xào qua xào lại, học sinh bốc trúng số nào thì lên kiểm tra. Hay như hành vi cầm cây viết rà lên danh sách, tạo áp lực lớn cho người học. Chúng tôi phản đối cách làm trên bởi việc này khiến học sinh lúc nào cũng lo sợ, áp lực không biết hôm nay mình có trả bài hay không", ông Minh nói.

Do vậy, theo Sở GD&ĐT TP.HCM, kiểm tra đánh giá cần đa dạng về hình thức như vấn đáp, kiểm tra viết, kiểm tra thực hành, dự án, năng lực giải quyết vấn đề. Cách thức đánh giá cần đảm bảo tính khách quan, công bằng, chính xác. Sở sẽ tập huấn, hướng dẫn các giáo viên trong việc kiểm tra, đánh giá này.

Vì sao tiền máy lạnh, sửa chữa cơ sở vật chất năm nào cũng đóng?

Thông tin về vấn đề tiền máy lạnh, sửa chữa cơ sở vật chất trong phòng học năm học nào cũng triển khai, ông Hồ Tấn Minh cho biết, Thông tư số 16 của Bộ GD&ĐT quy định khuyến khích các nhà tài trợ đầu tư trang thiết bị, đồ dùng phục vụ dạy và học, thiết bị phục vụ nghiên cứu khoa học, cải tạo sửa chữa, xây dựng các hạng mục công trình phục vụ hoạt động giáo dục, hỗ trợ các hoạt động giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Qua các văn bản hướng dẫn của Sở GD&ĐT TP.HCM, phải đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, công khai, minh bạch, không ép buộc, không quy định mức tài trợ bình quân, không quy định mức tài trợ tối thiểu, không lợi dụng việc tài trợ cho giáo dục để ép buộc đóng góp và không xem huy động tài trợ là điều kiện cho việc cung cấp dịch vụ giáo dục, đào tạo.

Về việc lắp máy lạnh, mỗi năm các trường có nhu cầu trang bị máy lạnh chỉ mua hoặc sửa chữa máy lạnh theo hình thức cuốn chiếu, chỉ trang bị máy lạnh cho một số phòng học nhất định. Các năm học sau có thể tiếp tục mua thêm để trang bị cho các phòng học khác nên tiếp tục vận động. Trong quá trình máy hoạt động có thể bị hư hỏng nên cần kinh phí vận động để bảo trì, sửa chữa.

Về cơ sở vật chất, nhiều trường xây dựng trong thời gian gần đây hoặc đã xây dựng lâu năm trong quá trình sử dụng đều có sự xuống cấp, hư hỏng; vì vậy cần có nguồn kinh phí để cải tạo, sửa chữa trong khi nguồn kinh phí Nhà nước cấp còn hạn hẹp... nên cần thêm nguồn vận động tài trợ từ xã hội hóa.

Mỗi năm các trường chỉ làm một vài hạng mục, nên hàng năm có vận động tài trợ theo nhu cầu, có sự thỏa thuận với phụ huynh trong buổi họp phụ huynh đầu năm. Các đơn vị trường học cần tiếp tục thực hiện mở rộng các đối tượng vận động tài trợ trên địa bàn, không chỉ tập trung vào một đối tượng là phụ huynh học sinh và không tập trung vận động tài trợ vào đầu năm học.

Minh Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

(LĐTĐ) Amway Việt Nam tiếp tục phối hợp với báo Tiền Phong và Bệnh viện Quân y 175 tổ chức chương trình hiến máu Chủ nhật đỏ tại Amway Center Thành phố Hồ Chí Minh. Sự kiện thu hút gần 1.000 nhân viên, nhà phân phối và khách hàng của Amway tham gia, đóng góp hơn 400 đơn vị máu vào quỹ máu của bệnh viện, bệnh xá Đảo Trường Sa.
Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

(LĐTĐ) Tính đến 17h ngày 20/9, tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận tổng số tiền ủng hộ là 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân trong và ngoài nước.
Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

(LĐTĐ) Nhìn lại hơn 4.000 năm lịch sử, đặc biệt kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 khai sinh ra Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đến nay dân tộc ta đã giành được nhiều thành tựu: Giải phóng dân tộc; thống nhất đất nước; bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ; tạo môi trường hòa bình, hữu nghị, hợp tác, nâng tầm vị thế Việt Nam trên trường quốc tế; hội nhập toàn diện vào kinh tế toàn cầu và quy mô nền kinh tế ngày càng lớn; đời sống nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 20/9, tại Trường THPT Việt Đức, Báo Hànộimới đã tổ chức buổi Gặp mặt, giao lưu trực tuyến nhân chứng lịch sử với chủ đề "Hà Nội, 70 năm dựng xây và phát triển".
Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Hệ thống tiêm chủng VNVC chính thức ra mắt và triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn tại gần 200 trung tâm hiện đại trên toàn quốc.
“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

(LĐTĐ) Nằm trong khuôn khổ Triển lãm FBC ASEAN 2024, ngày 19/9 vừa qua, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E (Hà Nội), Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) cùng các đối tác đã tổ chức cuộc thi “Con quay Đại chiến VASI 2024”. Cuộc thi được đánh giá là một sân chơi sáng tạo, thúc đẩy những bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo Việt Nam.
LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp cùng LĐLĐ quận Hoàng Mai đã tới thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt do ảnh hưởng của cơn bão số 3 tại xã Xuân Sơn.

Tin khác

Thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn

Thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn

(LĐTĐ) Để bảo đảm duy trì việc học cho tất cả học sinh và hoàn thành chương trình năm học theo kế hoạch, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị các Sở GD&ĐT chỉ đạo các nhà trường thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn.
Ngành giáo dục chủ động ứng phó với bão số 4

Ngành giáo dục chủ động ứng phó với bão số 4

(LĐTĐ) Để chủ động ứng phó với bão số 4, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị Giám đốc Sở GD&ĐT một số tỉnh, thành phố theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão; trực ban 24/24 giờ; thường xuyên cập nhật thông tin từ các cơ quan chức năng, lực lượng cứu hộ và chính quyền địa phương để có phương án ứng phó kịp thời.
Gom yêu thương gửi học sinh vùng lũ

Gom yêu thương gửi học sinh vùng lũ

(LĐTĐ) Trước những thiệt hại nặng nề cả về người và tài sản mà nhiều địa phương đang gặp phải, nhiều trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội đã và đang triển khai các hoạt động quyên góp sách vở, đồ dùng học tập, quần áo... để gửi về vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
Thăm, tặng quà các trường học trên địa bàn Quốc Oai, Sơn Tây bị ngập lụt

Thăm, tặng quà các trường học trên địa bàn Quốc Oai, Sơn Tây bị ngập lụt

(LĐTĐ) Hàng trăm suất quà đã được Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội cùng Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội gửi tới học sinh một số trường học trên địa bàn thị xã Sơn Tây và huyện Quốc Oai bị ngập lụt do ảnh hưởng của bão số 3.
Xem xét hỗ trợ học phí cho học sinh tại vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ

Xem xét hỗ trợ học phí cho học sinh tại vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tiếp tục căn cứ mức độ thiệt hại của người dân, xem xét, quyết định hỗ trợ học phí, không thu học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông theo thẩm quyền và các quy định của pháp luật hiện hành để chia sẻ, hỗ trợ phụ huynh và học sinh, đặc biệt đối với học sinh vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ, thiên tai.
Đề nghị miễn, giảm học phí và hỗ trợ tài chính sinh viên bị thiệt hại sau cơn bão số 3

Đề nghị miễn, giảm học phí và hỗ trợ tài chính sinh viên bị thiệt hại sau cơn bão số 3

(LĐTĐ) Để tiếp tục hỗ trợ sinh viên bị ảnh hưởng bởi bão lũ sớm ổn định việc học tập, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị các cơ sở giáo dục đại học, các trường cao đẳng sư phạm quan tâm, ưu tiên bố trí nguồn lực thực hiện việc miễn, giảm học phí và có các chế độ hỗ trợ tài chính phù hợp với hoàn cảnh của từng sinh viên.
Ngành Giáo dục khẩn trương khắc phục hậu quả sau bão lũ

Ngành Giáo dục khẩn trương khắc phục hậu quả sau bão lũ

(LĐTĐ) Những ngày qua, ngành Giáo dục đã nhanh chóng triển khai nhiều biện pháp ứng phó và khắc phục nhằm ổn định lại hoạt động dạy - học tại các địa phương bị ảnh hưởng do bão, chỉ cho học sinh đến trường khi bảo đảm an toàn.
Yêu cầu nắm bắt kịp thời các vấn đề, không để xảy ra bạo lực học đường

Yêu cầu nắm bắt kịp thời các vấn đề, không để xảy ra bạo lực học đường

(LĐTĐ) Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội yêu cầu các trường phổ thông trên địa bàn Thành phố tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn trường học, nắm bắt kịp thời các vấn đề trong học sinh ngay từ đầu năm học để có biện pháp ngăn chặn, giáo dục, không để xảy ra bạo lực học đường.
153 trường học ở Hà Nội chưa thể đón học sinh trở lại học trực tiếp

153 trường học ở Hà Nội chưa thể đón học sinh trở lại học trực tiếp

(LĐTĐ) Tính đến 10h hôm nay (13/9), có 153 trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội chưa thể đón học sinh đến trường học trực tiếp.
Phát triển văn hóa đọc, thúc đẩy học tập suốt đời

Phát triển văn hóa đọc, thúc đẩy học tập suốt đời

(LĐTĐ) Với chủ đề “Phát triển văn hóa đọc thúc đẩy học tập suốt đời”, Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2024 được tổ chức từ ngày 1 đến ngày 7/10, trong đó Lễ khai mạc Tuần lễ được tổ chức vào ngày 1/10.
Xem thêm
Phiên bản di động