Tránh tình trạng lạm dụng việc phát triển kinh tế để thu hồi đất
ánHuyện Đông Anh đạt Giải Đặc biệt tuần 3 - Vòng sơ khảo Hội thi tìm hiểu Nghị quyết 15 Chính phủ họp chuyên đề pháp luật, thảo luận Dự án Luật Đất đai sửa đổi |
Tại phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 8 năm 2022 do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì, Chính phủ đã tập trung thảo luận về các nội dung mới, các nội dung còn vướng mắc trên thực tiễn trong dự án Luật Đất đai (sửa đổi).
Cụ thể, các đại biểu đã tập trung vào một số vấn đề như: Các trường hợp Nhà nước thu hồi đất; về mở rộng hạn mức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân; về mở rộng đối tượng được nhận chuyển nhượng đất lúa cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp...
Cùng với các ý kiến cụ thể vào từng nội dung của dự thảo Luật, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định Luật Đất đai là luật khó, nhạy cảm, phạm vi rộng, liên quan nhiều đối tượng, liên quan nhiều luật và trên thực tế, việc thực hiện đang gặp nhiều vướng mắc.
Thủ tướng yêu cầu bộ chủ trì soạn thảo Luật tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ và các chuyên gia, nhà khoa học, đối tượng mà Luật tác động để hoàn thiện, trình Quốc hội vào tháng 9/2022.
Trên tinh thần đó, Thủ tướng chỉ đạo: Luật Đất đai (sửa đổi) phải đảm bảo thể chế hóa Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII và Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; tháo gỡ khó khăn, giải phóng nguồn lực phục vụ phát triển; giảm thủ tục hành chính, tránh phiền hà cho nhân dân, doanh nghiệp, các tổ chức; đảm bảo kế thừa, phát triển Luật Đất đai cũ và các luật, quy định liên quan; đảm bảo tính hệ thống, liên thông, đồng bộ giữa Luật Đất đai (sửa đổi) với các luật liên quan.
Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 8 năm 2022 do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì (Ảnh: VGP/Nhật Bắc) |
Thủ tướng đề nghị nội dung Luật phải dễ hiểu, dễ thực hiện, dễ giám sát, kiểm tra; đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ vào quản lý đất đai, chống tham nhũng, tiêu cực; tiếp tục phân cấp phân quyền, phân bổ nguồn lực; chống cơ chế "xin - cho"; song phải có công cụ để tăng cường giám sát kiểm tra, kịp thời phát hiện những vấn đề phát sinh để uốn nắn.
Cho ý kiến cụ thể những nội dung được quan tâm, đối với các trường hợp Nhà nước thu hồi đất, Thủ tướng đề nghị cần cụ thể hóa trong Luật các tiêu chí, điều kiện, tránh tình trạng lạm dụng các trường hợp phát triển kinh tế để thu hồi đất, gây bức xúc trong nhân dân, nhất là thu hồi cho dự án nhà ở thương mại...
Về mở rộng đối tượng được nhận chuyển nhượng đất lúa cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp, Thủ tướng Chính phủ cho rằng việc mở rộng cho phép tổ chức kinh tế, hộ gia đình cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp được nhận chuyển nhượng đất trồng lúa là một nội dung lớn, nhạy cảm, cần đánh giá kỹ tác động đối với quy định này; cần quy định cơ chế, điều kiện chặt chẽ, bảo đảm người nông dân có đất để sản xuất, tránh hệ quả lâu dài cho xã hội.
Về thành lập Quỹ hỗ trợ cho người bị thu hồi đất thuộc đối tượng hạn chế khả năng lao động, Thủ tướng cho rằng có thể giao chức năng này cho địa phương để thực hiện chính sách hỗ trợ, nhằm giúp các đối tượng không còn sức lao động hoặc chưa đến tuổi lao động khi nhận được tiền bồi thường, hỗ trợ một lần mà không có điều kiện quản lý khoản tiền này hiệu quả, không có thu nhập thường xuyên để ổn định cuộc sống. Cân nhắc theo hướng chỉ quy định nguyên tắc, cơ chế hỗ trợ trong luật và giao Chính phủ quy định chi tiết về các chính sách hỗ trợ cụ thể để có cơ sở thực hiện linh hoạt.
Toàn cảnh phiên họp (Ảnh: VGP/Nhật Bắc) |
Đối với nội dung về trách nhiệm của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu, cụm công nghiệp phải dành một tỷ lệ diện tích đất để Nhà nước thực hiện các chính sách về đất đai, Thủ tướng thống nhất, việc quy định chủ đầu tư phải dành quỹ đất để ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho thuê đất đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các cơ sở di dời do ô nhiễm môi trường là cần thiết.
Tuy nhiên, cần giao quyền chủ động cho địa phương để xác định phương thức hỗ trợ đối tượng này phù hợp với thực tế của từng địa phương, đồng thời cần nghiên cứu quy định cụ thể về điều kiện, tiêu chí để các doanh nghiệp được tiếp cận quỹ đất này công khai, minh bạch, tránh cơ chế “xin - cho".
Đối với nội dung về cho phép chuyển nhượng, thế chấp “quyền thuê trong hợp đồng thuê đất trả tiền hàng năm” Thủ tướng chỉ rõ quy định này nhằm phát triển thị trường quyền sử dụng đất, tăng thu ngân sách nhà nước, thúc đẩy các nhà đầu tư lựa chọn hình thức trả tiền thuê đất hàng năm phù hợp với quan điểm của Nghị quyết số 18-NQ/TW. Tuy nhiên, cần quy định chặt chẽ các điều kiện để tránh trường hợp nhà đầu tư chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính đất đai với nhà nước mà lợi dụng chính sách này để thế chấp, chuyển nhượng thu lời.
Về cơ chế tự thỏa thuận nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đô thị, nhà ở thương mại, Thủ tướng cho biết đã được nêu trong Nghị quyết 18-NQ/TW. Tinh thần xuyên suốt của Nghị quyết 18-NQ/TW là chủ yếu thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất. Đây là vấn đề phức tạp, nên tiếp tục đánh giá thêm tác động về các nội dung liên quan đến chính sách này.
Ngoài ra, đối với trường hợp dự án khu đô thị, dự án nhà ở thương mại vừa thuộc đối tượng thu hồi đất, vừa thuộc đối tượng nhận chuyển nhượng thì cần có quy định cụ thể khi nào thực hiện thu hồi đất, khi nào thực hiện nhận chuyển nhượng.
Đối với nội dung về tiếp cận đất đai của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, Thủ tướng yêu cầu bổ sung thêm vào Luật hiện hành quy định về hạn chế và kiểm soát được việc tiếp cận các khu vực trọng yếu, nhạy cảm về quốc phòng, an ninh.
Đồng thời cần cân nhắc bổ sung quy định người nước ngoài thuộc đối tượng được phép sở hữu nhà ở theo pháp luật về nhà ở thì được quyền sử dụng đất ở để có căn cứ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất nhằm thống nhất với dự án Luật Nhà ở (sửa đổi) về đối tượng được sở hữu nhà ở là người nước ngoài.
Về giao dịch thông qua sàn giao dịch bất động sản, Thủ tướng chỉ đạo quy định phải tránh tạo thêm trung gian, phát sinh chi phí, tác động tiêu cực đến quyền tài sản hợp pháp của người dân, đồng thời cần đẩy nhanh việc chuyển đổi số đối với giao dịch bất động sản để công khai, minh bạch các giao dịch, phục vụ cho công tác quản lý nhà nước, tạo thuận lợi cho người dân trong giao dịch nhà, đất. Nội dung này cần quy định thống nhất với dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) và dự án Luật Nhà ở (sửa đổi)...
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tin khác
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Sự kiện 23/11/2024 21:36
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Sự kiện 23/11/2024 21:34
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Sự kiện 23/11/2024 15:24
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Sự kiện 22/11/2024 21:31
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Sự kiện 22/11/2024 15:25
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sự kiện 22/11/2024 14:19
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Sự kiện 22/11/2024 09:49
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược
Sự kiện 21/11/2024 16:55
Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà
Sự kiện 21/11/2024 14:14
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam
Sự kiện 20/11/2024 21:08