Trẻ 5 đến dưới 12 tuổi mắc Covid-19 sẽ tiêm vắc xin sau 3 tháng khỏi bệnh

(LĐTĐ) Hiện Bộ Y tế đã tiếp nhận lô vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi đầu tiên, dự kiến tuần tới sẽ triển khai tiêm diện rộng trên toàn quốc. Theo các chuyên gia y tế, đối với trẻ trong độ tuổi này đã mắc Covid-19, sẽ trì hoãn việc tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 sau 3 tháng khỏi bệnh.
Có hay không nguy cơ mắc COVID-19 hai lần trong một tháng? Triệu chứng và mức độ nghiêm trọng của Omicron ở người lớn đã tiêm vaccine như thế nào? Tổ chức khảo sát việc tiêm vaccine phòng Ccovid-19 cho trẻ từ 5 tuổi

Sáng 13/4, tại buổi cung cấp thông tin về tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ 5 đến dưới 12 tuổi, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Dương Thị Hồng, Trưởng văn phòng Tiêm chủng mở rộng Quốc gia cho biết: “Hiện Bộ Y tế đã đã tiếp nhận lô vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ 5 đến dưới 12 tuổi đầu tiên do Úc viện trợ. Lô vắc xin này đang được kiểm định chất lượng. Sau khi kiểm định cùng với công tác chuẩn bị tại các địa phương, dự kiến tuần tới sẽ triển khai tiêm cho trẻ trên diện rộng”.

Trẻ 5 đến dưới 12 tuổi mắc Covid-19 sẽ tiêm vắc xin sau 3 tháng khỏi bệnh
Bộ Y tế cung cấp thông tin về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ 5 đến dưới 12 tuổi.

Việc tiêm sẽ tiến hành trước tiên đối với học sinh lớp 6, sau đó hạ thấp dần độ tuổi. Các địa phương triển khai cuốn chiếu theo trường, địa bàn, căn cứ vào tình hình dịch và số lượng vắc xin được cung ứng.

Khi trẻ thực sự khỏe mạnh thì cha mẹ hãy đưa con đi tiêm chủng. Khi các cháu có biểu hiện nghi ngờ mắc Covid-19, hoặc mệt mỏi... thì tránh đưa trẻ đến điểm tiêm. Các phụ huynh hãy chia sẻ đầy đủ thông tin, tình trạng sức khoẻ của trẻ với nhân viên y tế trước khi tiêm để đảm bảo an toàn cho trẻ.

“Các phụ huynh cần lắng nghe nhân viên y tế tư vấn cụ thể về vắc xin, về tiêm chủng đối với trẻ, tuân thủ việc để trẻ ở lại theo dõi ít nhất 30 phút sau khi tiêm, báo lại tình trạng sức khoẻ của con em mình cho nhân viên y tế. Sau tiêm theo dõi chặt trẻ trong 3 ngày đầu, theo dõi các triệu chứng bất thường như: Phát ban, li bì, sốt... Nếu các biểu hiện thông thường này ngày càng tăng lên cần đứa trẻ đi khám" - Phó Giáo sư Dương Thị Hồng khuyến cáo.

Trưởng văn phòng Tiêm chủng mở rộng Quốc gia cũng thông tin, có hai loại vắc xin phòng Covid-19 tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi là vắc xin Pfizer và Moderna. Khoảng cách giữa hai mũi tiêm là 4 tuần. Bộ Y tế yêu cầu chỉ tiêm 2 mũi duy nhất cùng loại vắc xin, không tiêm trộn với bất kỳ vắc xin mRNA nào. Riêng đối với liều tiêm thì vắc xin Pfizer có liều tiêm 02ml, tiêm bắp; vắc xin Moderna tiêm bằng 1/2 liều cơ bản của người lớn (tương đương 0,25ml), giống như tiêm vắc xin cho người lớn liều nhắc lại, tiêm bắp.

Các phản ứng thường gặp nhất ở nhóm tuổi tứ 5-11 tuổi là sưng tại vị trí tiêm trên 80%, kiệt sức trên 50%, đau đầu trên 30%, tấy đỏ tại vị trí tiêm trên 20%, đau cơ và ớn lạnh trên 10%. Một số phản ứng thường gặp: Buồn nôn, tấy đỏ tại vị trí tiêm. Phản ứng ít gặp: Nổi hạch, phản ứng quá mẫn (phát ban, ngứa, mề đay, phù, mạch), giảm cảm giác thèm ăn, mất ngủ, ngủ li bì, tăng tiết mồ hôi, đổ mồ hôi đêm, đau chi, suy nhược, khó chịu, ngứa tại vị trí tiêm.

Phản ứng nặng: Rất hiếm gặp tỷ lệ 1/10.000 viêm cơ tim, viêm màng tim. Tuy nhiên, luôn phải có tinh thần cảnh giác để tránh xảy ra sự đáng tiếc khi xảy ra phản ứng.

Liên quan đến vấn đề này, Giáo sư, Tiến sĩ Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, hiện nay trên cả nước có 11,8 triệu trẻ em từ 5 - dưới 12 tuổi thuộc đối tượng tiêm vắc xin phòng Covid-19, ước tính đến nay có khoảng 8,2 triệu trẻ trong số này chưa mắc Covid-19. Việc tiêm đủ 2 mũi cho trẻ đủ điều kiện sẽ cố gắng tiến hành đến cuối quý II/2022.

“Ước tính có khoảng 3,6 triệu trẻ ở nước ta đã mắc Covid-19. Việc tiêm chủng cho đối tượng này được thực hiện sau 3 tháng khỏi Covid-19. Với khoảng 3,6 triệu trẻ đã mắc thì khoảng 3 tháng sau khi mắc Covid-19 sẽ tiến hành tiêm, tức là khoảng tháng 7- 8/2022 sẽ tiêm cho trẻ” - Giáo sư Phan Trọng Lân cho hay.

Theo Tiến sĩ Lê Kiến Ngãi, Trưởng Khoa Dự phòng và Kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện nhi Trung ương cho hay, để đảm bản an toàn tiêm chủng cho trẻ Bộ Y tế đã có văn bản hướng dẫn rất bài bản và kịp thời. Trong đó, có hướng dẫn sàng lọc trẻ được tiêm tại trường và bệnh viện. Cha mẹ lưu ý mốc thời gian rất quan trọng cần phải theo dõi trẻ sau tiêm chủng là 30 phút, 24 giờ sau tiêm, 3 ngày đầu sau tiêm, 7 ngày sau tiêm và 28 ngày sau tiêm. Trong đó, cần phải lưu ý các phụ huynh trong 3 ngày đầu tránh cho trẻ vận động mạnh để tránh nhầm lẫn với các phản ứng sau tiêm.
Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

(LĐTĐ) Amway Việt Nam tiếp tục phối hợp với báo Tiền Phong và Bệnh viện Quân y 175 tổ chức chương trình hiến máu Chủ nhật đỏ tại Amway Center Thành phố Hồ Chí Minh. Sự kiện thu hút gần 1.000 nhân viên, nhà phân phối và khách hàng của Amway tham gia, đóng góp hơn 400 đơn vị máu vào quỹ máu của bệnh viện, bệnh xá Đảo Trường Sa.
Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

(LĐTĐ) Tính đến 17h ngày 20/9, tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận tổng số tiền ủng hộ là 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân trong và ngoài nước.
Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

(LĐTĐ) Nhìn lại hơn 4.000 năm lịch sử, đặc biệt kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 khai sinh ra Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đến nay dân tộc ta đã giành được nhiều thành tựu: Giải phóng dân tộc; thống nhất đất nước; bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ; tạo môi trường hòa bình, hữu nghị, hợp tác, nâng tầm vị thế Việt Nam trên trường quốc tế; hội nhập toàn diện vào kinh tế toàn cầu và quy mô nền kinh tế ngày càng lớn; đời sống nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 20/9, tại Trường THPT Việt Đức, Báo Hànộimới đã tổ chức buổi Gặp mặt, giao lưu trực tuyến nhân chứng lịch sử với chủ đề "Hà Nội, 70 năm dựng xây và phát triển".
Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Hệ thống tiêm chủng VNVC chính thức ra mắt và triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn tại gần 200 trung tâm hiện đại trên toàn quốc.
“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

(LĐTĐ) Nằm trong khuôn khổ Triển lãm FBC ASEAN 2024, ngày 19/9 vừa qua, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E (Hà Nội), Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) cùng các đối tác đã tổ chức cuộc thi “Con quay Đại chiến VASI 2024”. Cuộc thi được đánh giá là một sân chơi sáng tạo, thúc đẩy những bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo Việt Nam.
LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp cùng LĐLĐ quận Hoàng Mai đã tới thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt do ảnh hưởng của cơn bão số 3 tại xã Xuân Sơn.

Tin khác

Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Hệ thống tiêm chủng VNVC chính thức ra mắt và triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn tại gần 200 trung tâm hiện đại trên toàn quốc.
Chủ động triển khai công tác y tế ứng phó bão số 4

Chủ động triển khai công tác y tế ứng phó bão số 4

(LĐTĐ) Bộ Y tế yêu cầu tổ chức trực chuyên môn, trực cấp cứu 24/24; sẵn sàng thu dung cấp cứu cho nạn nhân do mưa, lũ gây ra; không để gián đoạn trong công tác cấp cứu, điều trị cho người dân...
Tiếp nhận 2.077 đơn vị máu trong ngày hội Trung thu cho em 2024

Tiếp nhận 2.077 đơn vị máu trong ngày hội Trung thu cho em 2024

(LĐTĐ) Trong 3 ngày liên tiếp từ 12-14/9, ngày hội hiến máu Trung thu cho em 2024 đã tiếp nhận 2.077 đơn vị máu từ người dân Thủ đô.
VNVC tiêm miễn phí gần 200 trẻ trong ngày đầu chiến dịch tăng cường vắc xin sởi

VNVC tiêm miễn phí gần 200 trẻ trong ngày đầu chiến dịch tăng cường vắc xin sởi

(LĐTĐ) Chỉ trong ngày đầu triển khai chiến dịch tiêm vắc xin sởi tăng cường của Thành phố Hồ Chí Minh, 39 Trung tâm tiêm chủng VNVC đã tiêm miễn phí cho gần 200 trẻ từ 1-10 tuổi, bên cạnh đó là gần 1.000 mũi vắc xin dịch vụ có thành phần chống sởi.
Gia tăng bệnh nhân mắc vi khuẩn whitmore nhập viện

Gia tăng bệnh nhân mắc vi khuẩn whitmore nhập viện

(LĐTĐ) Bệnh whitmore có diễn biến và triệu chứng lâm sàng đa dạng, cần chẩn đoán phân biệt với nhiều bệnh. Khi được chẩn đoán và điều trị không đúng, bệnh whitmore có tỷ lệ tử vong cao, có thể lên tới 40%.
Không thu viện phí các khoản không được BHYT thanh toán với nạn nhân bị bão lũ

Không thu viện phí các khoản không được BHYT thanh toán với nạn nhân bị bão lũ

(LĐTĐ) Bộ Y tế vừa có công văn đề nghị các cơ sở y tế không thu viện phí các khoản không được bảo hiểm y tế (BHYT) thanh toán đối với nạn nhân bị thương do bão lũ gây ra.
Không chủ quan với bệnh da liễu mùa mưa, bão

Không chủ quan với bệnh da liễu mùa mưa, bão

(LĐTĐ) Trong và sau mưa lũ, rất nhiều vi sinh vật, rác, chất thải… theo dòng nước tràn nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh. Bởi vậy, khi mưa lũ rút, người dân đối mặt với nhiều nguy cơ bệnh tật, bao gồm các bệnh đường hô hấp, truyền nhiễm, tiêu hóa... đặc biệt là các bệnh về da liễu.
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên thăm, động viên người dân vùng lũ Yên Bái

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên thăm, động viên người dân vùng lũ Yên Bái

(LĐTĐ) Vừa qua, đồng chí Đỗ Xuân Tuyên, Thứ trưởng Bộ Y tế làm trưởng đoàn công tác đã đến xã Việt Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái trao quà cho người dân nơi đây.
Phẫu thuật vi phẫu cứu sống bệnh nhân bị ung thư lưỡi

Phẫu thuật vi phẫu cứu sống bệnh nhân bị ung thư lưỡi

(LĐTĐ) Đau lưỡi lâu ngày và tự uống thuốc không đỡ, bệnh nhân đi khám và được phát hiện ung thư bờ lưỡi nguy hiểm. Để điều trị, phương pháp tối ưu là cắt bỏ toàn bộ vị trí khối u và các vùng có liên quan, sau đó tạo hình lưỡi bằng vạt vi phẫu.
Đảm bảo an toàn đối với thực phẩm hỗ trợ người dân vùng bão, lũ

Đảm bảo an toàn đối với thực phẩm hỗ trợ người dân vùng bão, lũ

(LĐTĐ) Vừa qua, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đưa ra khuyến cáo người dân về việc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với hàng cứu trợ người dân vùng bão lũ.
Xem thêm
Phiên bản di động