Tri ân những “người lái đò” thầm lặng
Quận Long Biên: Gặp mặt thân mật Chủ tịch Công đoàn cơ sở là giáo viên | |
Vinh danh 183 nhà giáo tiêu biểu toàn quốc năm 2019 | |
Tri ân các nhà giáo nhân kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 |
Nền tảng quyết định chất lượng giáo dục
Người thầy - mọi thời đại đều xác định là một nghề cao quý, thiêng liêng. Bởi đối tượng lao động của người thầy chính là nhân cách, tâm hồn, thể chất con người. Phương pháp lao động của người thầy là nêu gương, cảm hoá học sinh bằng tư tưởng, tình cảm và vốn tri thức hiểu biết của mình… để tạo ra “sản phẩm” đặc biệt là những con người theo đúng nghĩa “có tâm, có tầm và có tài”.
Trao giải thưởng Nhà giáo Hà Nội tâm huyết sáng tạo lần thứ 3 |
Những năm qua, xác định rõ tầm quan trọng của giáo dục, trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước luôn chú trọng phát huy tiềm lực, trí tuệ, sức mạnh tinh thần của con người Việt Nam, quan tâm đến phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo (GD&ĐT), thực sự coi “giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Trong đó, “giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục; giáo viên phải có đủ đức, tài và được xã hội tôn vinh”.
Theo Phó Bí thư thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng, một dân tộc không thể đứng vững nếu không có nền tảng tri thức. Một xã hội khó có thể tồn tại và phát triển nếu không có những người thầy - những người “chở đạo”, “trồng người”, ươm mầm tri thức. Vì vậy, “tôn sư trọng đạo”, truyền thống hiếu học đã trở thành một trong những nét đẹp nhất của văn hóa Việt, là thước đo phẩm chất nhân bản của dân tộc, thước đo giá trị đạo đức của mỗi con người. Nét đẹp ấy được kết tinh, hun đúc từ trong lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc và vẫn tiếp tục được tiếp nối từ thế hệ này qua thế hệ khác.
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hàng năm trở thành ngày lễ quan trọng không chỉ với những người làm công tác giáo dục mà còn là dịp để các thế hệ học trò cũng như toàn xã hội tri ân các thế hệ thầy cô giáo. Trải qua mấy nghìn năm lịch sử, nhân cách và trí tuệ của các thế hệ nhà giáo đã kết tinh thành Đạo “làm thầy” rạng ngời trong dòng chảy văn hóa Việt Nam. Còn sáng mãi trong tâm thức dân tộc hình ảnh những nhà giáo mẫu mực như: Chu Văn An, Nguyễn Đình Chiểu và người thầy, người lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh. Lịch sử cũng in đậm dấu ấn của những nhà giáo Thủ đô làm theo lời Bác, trở thành những chiến sĩ không chỉ mặt trận giáo dục, văn hóa, tư tưởng mà còn trên chiến tuyến đầy hy sinh gian khổ vì độc lập tự do của Tổ quốc.
“Tiếp bước các thế hệ đi trước, trong xu thế hội nhập toàn cầu hiện nay, chính các thầy cô giáo là những người từng ngày nuôi dưỡng và phát triển văn hóa, lịch sử ngàn năm của Thủ đô, của dân tộc; khai trí, luyện đức, rèn tâm cho hàng triệu học sinh thân yêu. Chính các thầy cô giáo với sứ mệnh vẻ vang của mình đã góp phần đắc lực trong việc đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, để Thủ đô và đất nước phát triển nhanh, bền vững” - Phó Bí thư thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng khẳng định.
Nhiều hoạt động tri ân
Kỷ niệm 37 năm ngày Nhà giáo Việt Nam năm nay, ở Hà Nội, đã có nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực được tổ chức để tri ân các thầy cô giáo. Theo đó, nhằm chia sẻ khó khăn với các nhà giáo có hoàn cảnh khó khăn, mắc bệnh nan y, hiểm nghèo; Ban lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội và Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc quan tâm, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ giáo viên, nhân viên trong toàn Ngành, đặc biệt là các giáo viên có hoàn cảnh khó khăn. Ngành GD&ĐT Hà Nội đã trợ cấp cho 204 cán bộ giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt khó khăn với các mức hỗ trợ từ 1 triệu đến 3 triệu đồng với tổng sổ tiền hỗ trợ gần 550 triệu đồng.
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 là dịp để các thế hệ học trò cũng như toàn xã hội tri ân các thế hệ thầy cô giáo. (Ảnh minh họa) |
Đặc biệt, Ban lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội và Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội cũng tổ chức 3 đoàn trực tiếp tới thăm hỏi và tặng quà, động viên 3 nhà giáo mắc bệnh nan y, hiểm nghèo ở quận Hoàng Mai, huyện Thạch Thất và huyện Quốc Oai. Đây là hoạt động thường niên, thể hiện tinh thần “Tương thân, tương ái”, “Lá lành đùm lá rách” nhằm chia sẻ với các nhà giáo có hoàn cảnh khó khăn, động viên các đồng chí tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp xây dựng ngành GD&ĐT Thủ đô ngày càng vững mạnh.
Ngoài ra, nhằm tôn vinh các nhà giáo, thể hiện truyền thống “tôn sư trọng đạo” của tổ chức công đoàn và lực lượng công nhân viên chức lao động Thủ đô, vừa qua, Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội đã long trọng tổ chức gặp mặt 100 thầy giáo, cô giáo tiêu biểu đại diện cho các ngành học, cấp học; các nhà giáo làm công tác quản lý, là cán bộ công đoàn trên địa bàn.
Tại buổi gặp mặt, Phó Chủ tịch thường trực phụ trách Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội Đặng Thị Phương Hoa đã ghi nhận, biểu dương, chúc mừng thành quả từ những cố gắng nỗ lực của các thầy cô giáo tiêu biểu, đồng thời cho biết: Thời gian qua, Hà Nội đã đạt được những thành tựu quan trọng về kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội - an ninh quốc phòng, từng bước đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô, đất nước và hội nhập quốc tế. Những thành tựu đó có sự đóng góp to lớn của đội ngũ các thầy giáo, cô giáo thuộc các ngành học, cấp học ở Thủ đô.
“Bằng những bước đi cụ thể, dù ở cương vị nào, trong công tác chuyên môn, công tác quản lý hay công tác công đoàn, các thầy cô giáo trên địa bàn đã thể hiện trách nhiệm cao của mình đối với sự nghiệp xây dựng, phát triển của Thủ đô nói chung, của nhà trường và tổ chức công đoàn nói riêng trong giai đoạn hiện nay”. Phó Chủ tịch thường trực phụ trách Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội khẳng định.
Nhân kỷ niệm 37 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, ngày 17/11, 183 nhà giáo tiêu biểu đại diện cho gần 1,4 triệu nhà giáo trên toàn quốc đã được vinh danh là “Nhà giáo của năm 2019”. Đây đều là những tấm gương tiêu biểu năm 2019 vượt qua khó khăn, nêu cao tinh thần trách nhiệm, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, được bình chọn từ 63 tỉnh, thành phố trong cả nước và các trường cao đẳng, đại học trực thuộc Bộ GD&ĐT. |
Trước đó, ngày 11/11, Sở GD&ĐT Hà Nội đã long trọng tổ chức Lễ tuyên dương khen thưởng các điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực tiêu biểu năm 2019. Tại Lễ tuyên dương đã có 16 đơn vị và 6 nhà giáo được tặng Huân chương Lao động của Chủ tịch nước, 9 đơn vị được tặng Cờ thi đua của Chính phủ, 5 đơn vị và 11 nhà giáo được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, 5 đơn vị được tặng Bằng khen của Bộ GD&ĐT và 40 nhà giáo được trao giải thưởng “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo”. Nhiều quận/huyện/thị xã như: Ba Đình, Tây Hồ, Cầu Giấy, Hoàng Mai, Gia Lâm, Phúc Thọ… cũng đã tổ chức các Lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam và tuyên dương, khen thưởng điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực tiêu biểu năm 2019.
“Mỗi cán bộ, giáo viên cần phải học tập, phấn đấu thường xuyên để vượt qua chính mình trong mọi hoàn cảnh, để cống hiến hơn nữa cho phát triển của sự nghiệp GD&ĐT Thủ đô. Tôi hy vọng và mong muốn toàn thể đội ngũ nhà giáo hãy phát huy phẩm chất tốt đẹp, luôn nêu cao tấm gương đạo đức trong sáng của người thầy, cùng quyết tâm, thống nhất hành động để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tuy nặng nề nhưng không kém phần vinh quang, để xứng đáng với vinh dự, với sự nghiệp vẻ vang của mình” - Giám đốc Sở GD&ĐT Chử Xuân Dũng nhấn mạnh.
Đại văn hào Tagor đã nói: “Bồi dưỡng một người thầy thì sẽ được cả một thế hệ”. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng đã từng nói: “Nghề nhà giáo là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, sáng tạo nhất trong những nghề sáng tạo”. Nhân kỷ niệm 37 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, kính chúc các thầy cô giáo sức khỏe, hạnh phúc và thành công, tiếp tục hoàn thành xuất sắc sứ mệnh vẻ vang của mình, đó là sự nghiệp trồng người như lời di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu.
Phạm Thảo
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City
Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49
Arsenal 3-0 Nottingham: Chấm dứt chuỗi 4 trận không biết mùi chiến thắng
Giá xăng dầu hôm nay (24/11): Giá dầu thế giới tuần bật tăng gần 6%
Giá vàng hôm nay 24/11: Vàng nhẫn tiếp đà tăng, tiến sát mốc 87 triệu đồng/lượng
Tin khác
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Sự kiện 23/11/2024 21:36
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Sự kiện 23/11/2024 21:34
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Sự kiện 23/11/2024 15:24
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Sự kiện 22/11/2024 21:31
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Sự kiện 22/11/2024 15:25
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sự kiện 22/11/2024 14:19
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Sự kiện 22/11/2024 09:49
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược
Sự kiện 21/11/2024 16:55
Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà
Sự kiện 21/11/2024 14:14
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam
Sự kiện 20/11/2024 21:08