Triển khai các giải pháp để cơ cấu lại nền nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới
Tạo môi trường, động lực phát triển vì nền nông nghiệp hiện đại Chung sức xây dựng nền nông nghiệp thịnh vượng Để phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, ứng dụng công nghệ cao |
Thứ trưởng Thường trực Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Công Tuấn cho biết, bước sang giai đoạn mới, trước những thời cơ và thách thức mới, Đảng ta tiếp tục xác định: Nông nghiệp, nông thôn và việc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân là nhiệm vụ then chốt của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.
Tuy nhiên, trong thời gian tới, nông nghiệp, nông dân và nông thôn nước ta đang và sẽ phải đối mặt với 3 thách thức rất lớn: Đầu tiên là Việt Nam chủ yếu vẫn đang sản xuất ở quy mô hộ nhỏ lẻ. Đây là nút thắt, nếu càng hội nhập sâu rộng thì sản xuất ở quy mô nhỏ lẻ càng khó cạnh tranh. Ngoài ra, để phục vụ thị trường nội địa 100 triệu dân thì sản xuất nhỏ lẻ cũng rất khó kiểm soát về chất lượng, quy trình, giá thành…
Thách thức thứ hai là tác động của biến đổi khí hậu khi Việt Nam là một trong 5 nước chịu tổn thương lớn nhất của biến đổi khí hậu, xảy ra trên cả 7 vùng kinh tế xã hội trong đó những vùng trọng yếu về sản xuất nông nghiệp, nông thôn chịu tổn thương lớn nhất, đặc biệt là Đồng bằng sông Cửu Long, vùng ven biển và đồng bằng sông Hồng.
Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tập trung thực hiện 2 chương trình lớn là Cơ cấu lại nền nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, với các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm (Ảnh: Mạnh Quân) |
Thách thức thứ ba là chúng ta đang trong quá hội nhập sâu vào kinh tế thế giới. Việt Nam đang thực thi 14 hiệp định thương mại tự do (FTA) và có thêm 2 Nghị định với châu Âu và triển khai thực hiện tích cực Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương. Tuy hội nhập mang đến nhiều cơ hội nhưng cũng có rất nhiều thách thức với các quy định khắt khe của các quốc gia trên thế giới.
Để vượt qua thách thức, tiếp tục thực hiện thành công các mục tiêu đề ra về phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống của nông dân, toàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần tiếp tục tập trung thực hiện 2 chương trình lớn là Cơ cấu lại nền nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, với các nhiệm vụ, giải pháp.
Cụ thể, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách để huy động nguồn lực, tạo động lực mới cho phát triển nông nghiệp, nhất là tháo gỡ vướng mắc trong chính sách đất đai, đầu tư, phát triển công nghiệp và dịch vụ hỗ trợ; hỗ trợ thực hiện Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp một cách thực chất và hiệu quả hơn, trong đó ưu tiên điều chỉnh, xây dựng các chính sách nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp (hoàn thiện chính sách về đất đai, đầu tư, tín dụng, thương mại...).
Nâng cấp và hiện đại hóa kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn đáp ứng và phục vụ xây dựng, phát triển nền nông nghiệp hàng hóa hiện đại, thông minh, hội nhập quốc tế và thích ứng với biến đổi khí hậu. Đầu tư phát triển hạ tầng nông nghiệp theo chuỗi (bao gồm cả hạ tầng sản xuất nông nghiệp và hạ tầng chế biến, thương mại, dịch vụ nông nghiệp; kết nối giữa hạ tầng nông nghiệp với hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ để kết nối liên ngành, liên vùng).
Nâng cao trình độ nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ. Phát triển mạnh nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp 4.0 nhằm tạo đột phá về năng suất, chất lượng và quản trị ngành; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông sản. Phát triển thị trường công nghệ nông nghiệp trên cơ sở đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ. Thúc đẩy xã hội hóa hoạt động khoa học, công nghệ; phát triển thị trường khoa học công nghệ. Hoàn thiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn phục vụ quản lý ngành; hài hoà hoá tiêu chuẩn khu vực, quốc tế để thúc đẩy mở rộng thị trường xuất khẩu.
Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, hiệu quả; hoàn thiện quan hệ sản xuất phù hợp, đẩy mạnh hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, kết nối với hệ thống tiêu thụ toàn cầu. Phát triển doanh nghiệp nông nghiệp, phát triển các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị, kết nối với hệ thống tiêu thụ toàn cầu, trong đó doanh nghiệp giữ vai trò chủ đạo, nòng cốt, dẫn dắt.
Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo nguồn nhân lực của ngành, bao gồm nguồn nhân lực chất lượng cao. Đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp, nông thôn gắn với nhu cầu của thị trường, doanh nghiệp. Đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông thôn gắn với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
Phát triển mạnh công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến để nâng cao giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh của nông sản; khuyến khích phát triển công nghiệp chế biến sâu, chế biến tinh; chế biến công nghệ cao; phát triển công nghiệp phụ trợ. Hình thành các cụm công nghiệp dịch vụ, cung cấp dịch vụ kỹ thuật cho sản xuất; phát triển hệ thống logistic để nâng cao hiệu quả kinh tế, thương mại của hàng nông sản.
Phát triển thị trường tiêu thụ nông sản gắn với hội nhập quốc tế. Phát triển, tổ chức lại thị trường tiêu thụ nông sản (sản xuất phải bắt đầu từ thị trường), kết nối với mạng lưới tiêu thụ toàn cầu với mục tiêu chung là tiêu thụ kịp thời, hiệu quả nông sản cho nông dân; nâng cao vị thế và khả năng cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam, cả thị trường nội địa và quốc tế. Tận dụng tốt cơ hội của việc tham gia các hiệp định thương mại tự do để mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản.
Xây dựng nông nghiệp thịnh vượng, nông thôn văn minh. Xây dựng nông thôn mới phát triển toàn diện, bền vững gắn với đô thị hóa. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp, dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong nông thôn. Phát triển ngành nghề nông thôn; hỗ trợ bảo tồn và phát triển các làng nghề; gắn hoạt động kinh tế của các làng nghề với dịch vụ du lịch và bảo tồn, phát triển văn hóa truyền thống, bảo vệ môi trường.
Đẩy mạnh cải cách hành chính và năng lực quản lý nhà nước, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Tiếp tục rà soát, cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục kiểm tra chuyên ngành, tạo thuận lợi thu hút đầu tư tư nhân. Xây dựng nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp; thực hiện Chính phủ điện tử; thực hiện hiệu quả cơ chế một cửa, một cửa liên thông, một cửa quốc gia, một cửa ASEAN. Tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII. Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đủ phẩm chất, năng lực trong tình hình phát triển mới của ngành.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31